NAM CẤP CƠ SỞ Ở HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1 Khái quát về huyện Tây Sơn
2.2.3. Tình hình hoạt động của Mặt trận Tổ quốc cơ sở huyện Tây Sơn
MTTQ Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên, thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia bồi dưỡng chính trị và nghiệp vụ, nhà nước… MTTQ Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc xã trên địa bàn huyện Tây Sơn là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân ở địa phương, là nơi tập hợp động viên, tổ chức nhân dân, phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính
trị, tinh thần trong nhân dân. Hoạt động dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền và tuân theo Hiến pháp, pháp luật Nhà nước, MTTQ Việt Nam có tính độc lập trong việc tập hợp quần chúng, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng, nâng cao giác ngộ XHCN, khơi dậy tinh thần tự giác, tính tích cực, chủ động sáng tạo của quần chúng trong thực hiện những nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Mặt trận Tổ quốc xã trên địa bàn huyện Tây Sơn là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho hoạt động lãnh đạo của cấp ủy và quản lý của chính quyền.
Trong những điều kiện nhất định các tổ chức xã hội, tổ chức quần chúng có thể đóng vai trò tích cực giải quyết các mối quan hệ xã hội. Thực tiễn cho thấy, vai trò to lớn của MTTQ Việt Nam đối với việc giải quyết các mối quan hệ xã hội. Trong giải quyết các mối quan hệ xã hội, chính quyền huyện, xã, thị trấn thường sử dụng quyền lực pháp luật và các công cụ cưỡng chế điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của công dân. Còn MTTQ Việt Nam, các tổ chức xã hội dựa vào điều lệ, các nghị quyết, tôn chỉ, mục đích của mình để điều chỉnh mối quan hệ xã hội, quan hệ nội bộ và các thành viên, thông qua các hoạt động tuyên truyền vận động, giáo dục, thuyết phục, giúp đỡ động viên tinh thần, ủng hộ về vật chất đối với các thành viên. Đặc biệt đối với các hoạt động từ thiện, uống nước nhớ nguồn, giải quyết các tranh chấp dân sự, các tệ nạn xã hội, các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
Đối với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, MTTQ thực hiện công tác giáo dục vận động quần chúng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bằng các hình thức hoạt động tham gia thành lập các cơ quan nhà nước ở địa phương và giám sát hoạt động của các cơ quan đó; giáo dục thành viên tự giác chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về quốc phòng - an ninh; tham gia vào những quyết định quan trọng của huyện,xã, thị trấn, góp ý bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Mặt trận Tổ quốc xã trên địa bàn huyện Tây Sơn là cầu nối giữa cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền với nhân dân, là nơi thông qua đó để nhân dân lao động đề đạt ý kiến với Đảng, Nhà nước thực hiện quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa, quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Trong việc thực hiện dân chủ, các tổ chức thành viên trong MTTQ có vai trò giáo dục đoàn viên, hội viên, thành viên của mình về CNXH, về Đảng, về Nhà nước, về pháp chế, pháp luật, về trách nhiệm và quyền hạn làm chủ, bồi dưỡng nâng cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức, năng lực của người làm chủ, tuyên truyền, thuyết phục nhân dân tự giác thi hành chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, đồng thời thu thập, phản ánh ý kiến của nhân dân, đề xuất với cấp ủy đảng và chính quyền những chủ trương, biện pháp giải quyết những vấn đề có mối quan hệ đến quyền hạn, nghĩa vụ của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Các tổ chức thành viên của MTTQ có vai trò to lớn trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của đoàn viên, hội viên; giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho đoàn viên, hội viên; tổ chức động viên đoàn viên, hội viên tham gia xây dựng các chính sách, pháp luật, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; xây dựng chính quyền và giám sát sự hoạt động của cơ quan nhà nước. Đặc điểm tổ chức và hoạt động của các tổ chức trong MTTQ Việt Nam có thể khác nhau, nhưng nhiệm vụ cơ bản, nội dung hoạt động của các tổ chức là phát huy mọi tiềm lực vật chất, tinh thần và trí tuệ của tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội, tập hợp trong khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy tinh thần, truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết mọi người dân tán thành công cuộc đổi mới, nhằm mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc và CNXH, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chăm lo công tác quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự trị an, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.