Các giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp cơ sở ở huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ mặt trận tổ quốc cấp cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 59 - 78)

HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp cơ sở ở huyện

và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp cơ sở ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Thứ nhất, thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt để nâng cao nhận thức về công tác BD LLCT và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở

Mục đích chính là làm cho đội ngũ cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở nhận thức sâu sắc về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác BD LLCT và nghiệp vụ là thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước về công tác cán bộ. Tạo sự chuyển biến tích cực trong đội ngũ cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các trung tâm chính trị cấp huyện trong công tác BD LLCT và nghiệp vụ, đảm bảo chất lượng không ngừng được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ Việt Nam cấp cơ sở huyện Tây Sơn.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII; về việc cần thiết phải đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị ở cơ sở để xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao trình độ LLCT và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở.

Quán triệt đầy đủ, kịp thời, phù hợp các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, văn bản chỉ đạo của Nhà nước về vai trò, mục đích, ý nghĩa của công tác BD LLCT và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nói chung và cho cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở nói riêng là không ngừng nâng cao toàn diện trình độ, năng lực hoạt động của cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác BD LLCT và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở tại trung tâm bồi dưỡng chính trị, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng trong tình hình hiện nay.

Về tổ chức thực hiện

Nhà nước về công tác BD LLCT và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở.

Trung tâm bồi dưỡng chính trị phối hợp với MTTQ Việt Nam, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, và các cơ quan liên quan tổ chức cho cán bộ, công chức làm công tác mặt trận các cấp quán triệt các văn bản của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác BD LLCT và nghiệp vụ, cụ thể như: Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới; Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, BD LLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý. Các quy định của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị và học tập lý luận chính trị đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị của nước ta. Các quy định về tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức, viên chức như Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức nhà nước. Quy định số 208-QĐ/TW ngày 09/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về chức năng, nhiệm vụ của trung tâm chính trị. Trung tâm chính trị là đơn vị trực tiếp tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực thuộc Huyện ủy nói chung và cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở nói riêng. Các quy định của Ban Chấp hành Trung ương về vai trò của MTTQ Việt Nam huyện là tham mưu cho cấp ủy cùng cấp mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ trong công tác mặt trận; là đơn vị trực tiếp quản lý, khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, phối hợp chỉ đạo công tác bồi dưỡng và kiểm tra công tác BD LLCT và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở.

Công tác BD LLCT và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phải được tổ chức thực hiện phù hợp với trình độ cán bộ, với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, từng địa phương và theo yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở nói riêng; đồng thời phù hợp điều kiện cụ thể của địa phương cũng như trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Công tác học tập, quán triệt có thể tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau như các hội nghị có báo cáo viên của cấp ủy, các chuyên gia trong

ngành, lĩnh vực công tác theo chuyên môn; các cuộc hội thảo để nâng cao hơn về nhận thức, kỹ năng, kỹ xảo nghiệp vụ để học tập, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn… Cũng có thể tổ chức dưới các hình thức khác như hoạt động trong cơ quan, đơn vị, hoạt động ngoại khóa tùy theo chuyên đề của chương trình bồi dưỡng để nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức về tầm quan trọng của việc BD LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở; góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của MTTQ Việt Nam cấp cơ sở.

Xây dựng quy chế phối hợp, chương trình hành động chung nhằm tăng cường vai trò quản lý của cấp ủy Đảng, của các cơ quan liên quan đối với các trung tâm bồi dưỡng chính trị trong công tác BD LLCT và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở.

Triển khai chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, của các cơ quan quản lý nhà nước về công tác đào tạo, LLCT và nghiệp vụ để chuẩn hóa cán bộ. Thường trực Huyện ủy chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc, các cơ quan ban, ngành trong huyện phải cung cấp đầy đủ, kịp thời triển khai các tài liệu học tập, các văn bản của chỉ đạo Trung ương, tỉnh ủy về công tác cán bộ, BD LLCT và chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trong tỉnh. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, các Nghị quyết của Trung ương 4 khóa XI, XII, về công tác xây dựng Đảng; Trung ương 6, 7 Khóa XII về sắp xếp, tinh gọn, kiện toàn, xây dựng củng cố đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở vô cùng quan trọng đối với sự ổn định chính trị, an ninh xã hội của các địa phương. Thực tế khẳng định rằng: vai trò lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của cấp ủy địa phương là yếu tố quyết định kết quả hoạt động của MTTQ Việt Nam các cấp ở địa phương. Vì vậy, vấn đề BD LLCT và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị địa phương mà MTTQ Việt Nam giữ vai trò nòng cốt.

Triển khai các văn bản quy định, hướng dẫn của Trung ương MTTQ Việt Nam, MTTQ cấp tỉnh về hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá cán

bộ của ngành; các tài liệu hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ hoạt động ở cơ sở mà cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở cần có và không ngừng nâng cao cũng như các tài liệu liên quan của các bộ, ngành có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ Đảng, Nhà nước được quy định.

Các tài liệu, văn bản chỉ đạo phải được hiện thực hóa, cụ thể hóa kịp thời, đầy đủ trong nội dung, chương trình từng lớp, từng khóa bồi dưỡng nhằm trang bị cho học viên những kiến thức mới nhất đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tài liệu bồi dưỡng có thể cung cấp cho cán bộ, công chức bằng nhiều hình thức như: sao lục văn bản, gửi file, biên soạn dưới dạng bài giảng, hỏi đáp,…

Các trung tâm bồi dưỡng chính trị phải kịp thời triển khai một cách phù hợp, hiệu quả theo chỉ đạo của Ban Thường vụ cấp ủy địa phương các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về BD LLCT và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, giúp họ hiểu sâu sắc hơn về nhiệm vụ BD LLCT và nghiệp vụ là một yêu cầu cần thiết trong công tác cán bộ của nước ta hiện nay. Đồng thời, để cho đội ngũ giảng viên của trung tâm bồi dưỡng chính trị xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác BD LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở theo yêu cầu của Đảng, bổ sung những phẩm chất chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở huyện Tây Sơn.

Đối với giảng viên, phải nhận thức đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của cá nhân mình và ý thức được vấn đề bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao nhận thức chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ là nhiệm vụ phải làm thường xuyên với thái độ nghiêm túc, tích cực, tự giác. Có như vậy mới tiếp cận nhanh chóng những thành tựu mới của khoa học, công nghệ mới, có khả năng giải quyết tốt các nhiệm vụ thực tiễn đặt ra. Đồng thời, giúp cán bộ quản lý nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ giảng viên, là nhân tố quyết định chất lượng của công tác BD LLCT và nghiệp vụ.

Quán triệt sâu sắc về trách nhiệm của cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở về mục đích, yêu cầu của công tác bồi dưỡng. MTTQ Việt Nam cấp cơ sở phối hợp với cấp ủy địa phương, lãnh đạo chính quyền, đoàn thể phải tạo được sự thống nhất trong đội ngũ cán bộ, quản lý, công chức của mình về ý thức, tinh thần trách nhiệm trên cơ sở tổ chức các hoạt động bồi dưỡng cán bộ thường xuyên phù hợp với từng điều kiện cụ thể vì mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động trong thực tiễn. Trong công tác BD LLCT và nghiệp vụ, phải coi vấn đề tự nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng và tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đánh giá các danh hiệu thi đua của cán bộ, công chức và tập thể cơ quan, đơn vị.

Xây dựng được các phong trào học tập BD LLCT và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong từng cơ quan, đơn vị và trong toàn huyện Tây Sơn nhằm khích lệ, động viên cán bộ học tập, bồi dưỡng, khuyến khích tinh thần học tập, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, giúp đỡ nhau thực hiện tốt mục tiêu bồi dưỡng hàng năm. Tạo điều kiện về vật chất và thời gian để cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở yên tâm tham gia các đợt bồi dưỡng theo các chương trình, các lớp tại trung tâm chính trị huyện với tinh thần cầu thị, ham học hỏi cao nhất. Mặt khác, giúp cho cán bộ MTTQ Việt Nam cấo cơ sở trên địa phương nhận thức được việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ là việc làm thường xuyên trong suốt quá trình công tác của mình. Các cơ quan, đơn vị của MTTQ Việt Nam cấp cơ sở cần quan tâm tiến hành các nội dung theo chỉ đạo của Ban Thường vụ cấp ủy, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.

Cấp ủy các xã, thị trấn cần xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chính sách cán bộ nói chung và cho đội ngũ cán bộ MTTQ Việt Nam cáp cơ sở nói riêng phù hợp điều kiện cụ thể và tính đặc thù nghề nghiệp để người học thấy rõ vai trò, chức trách, nhiệm vụ trong thực thi nhiệm vụ tại địa phương. Quan tâm hoàn thiện quy chế tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá đội ngũ cán bộ nhằm thu hút người có năng lực, đạo đức làm công tác MTTQ Việt Nam ở cơ sở.

Hơn nữa, cần chú trọng tuyên truyên nâng cao nhận thức về trách nhiệm và tinh thần học tập LLCT và chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác MTTQ Việt Nam nói riêng. Công tác BD LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác MTTQ Việt Nam cấp cơ sở cần được các cấp uỷ Đảng quan tâm và phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục; kịp thời trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản giúp cho cán bộ cơ sở đủ điều kiện, đáp ứng với yêu cầu phát triển của địa phương, cơ quan, đơn vị trong hoàn cảnh nước ta chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng. Đồng thời, cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm bồi dưỡng chính trị để đáp ứng hoạt động bồi dưỡng cán bộ của địa phương.

Các cấp ủy địa phương theo chức năng, nhiệm vụ cần kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác BD LLCT và nghiệp vụ tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị sát thực, phù hợp, thuận lợi từng thời điểm cụ thể; đồng thời chỉ đạo sự phối hợp công tác giữa trung tâm bồi dưỡng chính trị với cơ quan MTTQ Việt Nam huyện, các ban, ngành liên quan trong tỉnh, cấp huyện để đảm bảo công tác BD LLCT và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở đạt kết quả tốt. Cấp ủy, chính quyền các cấp cần thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở; gắn với công tác bồi dưỡng cán bộ, đảm bảo tính kế thừa, phát triển và nâng cao chất lượng cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lãnh đạo các trung tâm bồi dưỡng chính trị phải thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ tiêu, kế hoạch bồi dưỡng được giao; kịp thời thông tin, báo cáo tình hình hoạt động với Ban Tuyên giáo cấp tỉnh, cấp huyện để xin ý kiến chỉ đạo, định hướng tổ chức các chương trình bồi dưỡng của trung tâm; giữ mối liên hệ thường xuyên với các địa phương, để thông tin, nắm tình hình học viên trong quá trình bồi dưỡng.

Thứ hai, tăng cường xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch bồi dưỡng theo yêu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác mặt trận cấp cơ sở

Mục đích là xây dựng kế hoạch bồi dưỡng làm cơ sở để Ban thường vụ cấp ủy và lãnh đạo địa phương tổ chức công tác BD LLCT và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, đúng quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; để tổ chức thực hiện một cách khoa học, hợp lý và đạt chất lượng, hiệu quả cao. Đảm bảo để công tác bồi dưỡng cán bộ của trung tâm bồi dưỡng chính trị được chủ động, thống nhất, liên tục, đảm bảo sự hài hòa, cân đối về nội dung chương trình trọng tâm cần tiến hành bồi dưỡng trong từng thời gian cụ thể. Mặt khác còn đảm bảo tính pháp lý, linh hoạt trong hoạt động bồi dưỡng cán bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành ở địa phương đối với hoạt động bồi dưỡng cán bộ của trung tâm bồi dưỡng chính trị. Đồng thời làm cơ sở để các trung tâm bồi dưỡng chính trị khảo sát nhu cầu về nội dung, loại hình, trình độ, phương pháp bồi dưỡng; từ đó dự báo được yêu cầu, xu hướng bồi dưỡng của cán bộ làm công tác mặt trận cấp cơ sở huyện Tây Sơn trong hiện tại và tương lai, đảm bảo tính khả thi của chương trình, kế hoạch BD LLCT và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác mặt trận cấp cơ sở huyện Tây Sơn.

Trên cơ sở quy hoạch đội ngũ cán bộ của MTTQ Việt Nam cấp cơ sở xác định số lượng cán bộ, công chức cần BD LLCT và nghiệp vụ theo định kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ mặt trận tổ quốc cấp cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 59 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)