Các loại cốt truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện cổ tích việt nam hiện đại (Trang 34 - 38)

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TRÊN PHƯƠNG DIỆN CỐT TRUYỆN VÀ NGÔN NGỮ

2.1.1. Các loại cốt truyện

Để phân chia cốt truyện, người ta có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau như nội dung, kết cấu, nhân vật… Đối với truyện cổ tích Việt Nam hiện đại, chúng tôi xuất phát từ hai tiêu chí như sau: Thứ nhất, dựa vào nguồn gốc, có kiểu cốt truyện vay mượn và kiểu cốt truyện do nhà văn tự nghĩ ra. Thứ hai, dựa vào đặc điểm tổ chức, có kiểu cốt truyện tuyến tính, phi tuyến tính, hành động, phiêu lưu… Trong đó, kiểu cốt truyện được sử dụng phổ biến hơn cả là hành động - tuyến tính. Ở công trình này, chúng tôi dựa vào tiêu chí thứ nhất với kiểu cốt truyện vay mượn và sáng tạo để làm rõ đặc điểm của cốt truyện cổ tích Việt Nam hiện đại trong tương quan với truyện cổ tích dân gian.

2.1.1.1. Cốt truyện vay mượn

Gọi là cốt truyện vay mượn vì nó được vay mượn từ một cốt truyện dân gian có sẵn. Trên cơ sở đó, nhà văn sẽ xử lí lại theo cách riêng của mình. Việc sử dụng cốt truyện dân gian là khá phổ biến ở nhiều nền văn học, trong đó có văn học Việt Nam hiện đại.

Theo thống kê, kiểu cốt truyện vay mượn có số lượng ít, 15/200 truyện. Tuy nhiên, cốt truyện này được các nhà văn sáng tạo theo nhiều

hướng khác nhau như: trung thành gần như tối đa với cốt truyện dân gian, chỉ thêm bớt một vài lớp truyện, dựa vào kết thúc tạo ra kiểu truyện viết tiếp, hoặc dựa vào vài yếu tố rồi phóng tác.

Trước hết, chúng tôi nói đến nhóm cốt truyện có sự trung thành gần như tối đa. Ở nhóm này, biên độ dao động giữa truyện dân gian và truyện hiện đại không nhiều. Nhà văn có thể tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không làm thay đổi nội dung chính của câu chuyện. Sự sáng tạo đó thể hiện qua việc thêm thắt, phát triển các chi tiết, sự kiện, hình ảnh, nhân vật… nhằm tăng thêm sự sinh động, hấp dẫn cho câu chuyện.

Ở truyện Cây tre trăm đốt, Khái Hưng đã sử dụng lại cốt truyện Cây tre trăm đốt có sẵn trong dân gian. Truyện bắt đầu bằng việc ông trưởng giả hứa gả con gái cho anh cu Cậu và thách cưới bằng một cây tre trăm đốt. Anh cu Cậu lên rừng tìm cây tre trăm đốt. Khi mang về một trăm đốt tre, biết tin cô Rốt cưới chồng, anh căm tức. Nhân lúc ông trưởng giả và gia đình hai bên đến gần đoạn tre, anh cu Cậu hô “khắc nhập, khắc nhập, khắc nhập” tất cả bọn họ đều dính vào cây tre. Cô Rốt xin tha, anh cu Cậu lại hô “khắc xuất, khắc xuất, khắc xuất” hai họ lại rời ra. Sau đó, ông trưởng giả buộc phải gả cô Rốt cho anh cu Cậu. Tuy nhiên nhà văn đã thay đổi tên nhân vật, và đưa vào một vài chi tiết mới. Truyện Cây tre trăm đốt của dân gian. Tác giả chú ý đến một loạt sự kiện diễn ra mà không đề cập đến những diễn biến tâm lí của nhân vật chính. Đến khái Hưng, nhà văn đã tập trung miêu tả những cung bậc cảm xúc của kẻ đang yêu như anh Cu Cậu, từ thẩn thờ, ngơ ngác đến vui mừng, thích thú khi lấy được người mình thương…

Truyện Vợ Cóc (Khái Hưng)cũng lấy cốt truyện từ Người lấy Cóc của dân gian. Tác giả giữ nguyên cốt truyện với các tình huống, sự kiện tiêu biểu. Từ anh thư sinh gặp cô Cóc, lấy về làm vợ, cuối cùng cô trở thành một người phụ nữ xinh đẹp, giỏi giang, họ sống hạnh phúc bên nhau. Nhưng Khái Hưng

đã bỏ bớt một số chi tiết không cần thiết và đưa thêm vào nhiều chi tiết làm bộc lộ được bản chất nhân vật để phù hợp hơn vơi tâm lí của con người trong xã hội thời hiện đai. Cụ thể, khi hai người cưới nhau, cha của cô Cóc cho hai vợ chồng nén bạc để làm vốn nhưng anh Khóa không nhận. Chi tiết này cho thấy được tình yêu của anh Khóa dành cho cô Cóc là chân thành chứ không phải vì tiền bạc, càng không vì gia cảnh nhà cô Cóc. Hơn nữa, ở truyện dân gian, đến cuối tác phẩm khi anh thư sinh và vợ phải trải qua ba tình huống là nấu ăn, may vá, và dẫn vợ vào trường giới thiệu để cô Cóc hoàn thành nhiệm vụ làm vợ. Khi chuẩn bị vào tình huống thứ ba, cùng chồng vào trường để ra mắt cô mới chui vào bụi để trút bỏ lớp vỏ bên ngoài trở thành người phụ nữ xinh đẹp. Thì ở truyện Vợ cóc của Khái Hưng, tác giả đã bỏ bớt các tình huống thử thách ấy. Tác giả chỉ cho nhân vật Cóc hiện thành người bằng tình huống anh Khóa yêu cầu vợ Cóc làm một bữa tiệc để mời bạn về chơi, anh giả vờ đi đón bạn để rồi quay về nhà xé vụng lốp vỏ cóc bên ngoài của vợ, và hai vợ chồng sống hạnh phúc.

Nhìn chung, các tác giả sử dụng lại cốt truyện có sẵn trong dân gian nhưng luôn đưa vào những chi tiết mới, kích thích trí tò mò của người đọc.

Bên cạnh vay mượn hoàn toàn cốt truyện dân gian, các tác giả hiện đại vay mượn một phần cốt truyện dân gian, nước ngoài để tạo thành tác phẩm mới.

Khai thác theo hướng này, biên độ sáng tạo của nhà văn được mở rộng từ cách xây dựng đề tài, chủ đề đến phương thức xây dựng nhân vật, tình huống. Mặc dù nội dung tư tưởng vẫn mang hơi hướng vào truyện cổ dân gian nhưng nó đã được phả vào màu sắc mới với nhiều nội dung ý nghĩa khác gần với con người thời hiện đại.

Nhà văn có nhiều lựa chọn cho mình trong việc sáng tạo ra tác phẩm. Có nhà văn lựa chọn cho mình phương thức viết tiếp như Phạm Hổ với Lửa

vàng, lửa trắng Lửa vàng, lửa trắng, lửa nâu. Có nhà văn chọn một yếu tố đã có trong truyện dân gian để viết theo cách của mình. Tiêu biểu theo cách này có Nguyên Hương.

Nguyên Hương đã mượn những yếu tố truyện trong truyện cổ tích nước ngoài để sáng tạo nên những truyện cổ tích vừa quen thuộc vừa mới lạ. Chẳng hạn như truyện Công chúa ngủ trong vườn, tác giả mượn yếu tố từ truyện cổ tích Nàng công chúa ngủ trong rừng. Nàng công chúa xinh đẹp bị lời nguyền nên nàng chìm vào giấc ngủ và chỉ khi có hoàng tử xuất hiện, tặng nàng một nụ hôn thì công chúa mới tỉnh dậy. Truyện Khăn Xanh, Khăn Đỏ

cũng mượn tình huống từ truyện Cô bé quàng khăn đỏ, đó là tình huống cô bé phải vượt cả cánh rừng xa xôi, có chó sói hung ác để mang bánh cho bà ngoại. Cuối truyện, may mắn có bác thợ săn nên chó sói bị trừng phạt và cô bé thoát chết. Truyện Cha, mẹ, con và Cá Vàng mượn tình huống từ truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, mượn tình huống người đàn ông buông lưới và bắt được cá vàng. Cá Vàng đều tặng cho người đàn ông đó những điều ước.

Ngoài ra, Nguyên Hương còn mượn hình tượng nhân vật trong truyện nước ngoài để sử dụng trong nhiều tác phẩm. Trong truyện của mình, Nguyên Hương đã mượn nhân vật nàng Tiên Cá trong truyện cổ tích nước ngoài để đưa vào tác phẩm. Nhân vật nàng Tiên Cá có đặc điểm xinh đẹp như hoa và có phẩm chất chất đáng quý. Hơn nữa, ở những truyện cổ tích như Công chúa ngủ trong vườn, Khăn Xanh, Khăn Đỏ, Cha, mẹ con và Cá Vàng có sự xuất hiện của các nhân vật trong truyện cổ tích nước ngoài, đó là công chúa, hoàng hậu, hoàng tử (Nàng công chúa ngủ trong vườn), cô bé, bác thợ săn, chó sói (Khăn xanh, khăn đỏ), Cá Vàng, biển cả (Cha, mẹ, con và Cá Vàng). Tuy nhiên, bên cạnh những nhân vật xuất hiện trong truyện cổ tích nước ngoài, nhà văn đã sáng tạo thêm nhiều nhân vật mới để tạo tình huống truyện khác như: Chàng Linh, hai tên hoàng tử tham lam (Nàng công chúa ngủ trong

vườn), hai cô bé Khăn Xanh, Khăn Đỏ (Khăn Xanh, Khăn Đỏ), các nàng Tiên Cá xinh đẹp, nàng Tiên Cá Mập (Những nàng tiên cá), cha, mẹ, người con (Cha, mẹ, con và Cá Vàng).

2.1.1.2. Cốt truyện sáng tạo

Ngoài việc mượn lại cốt truyện đã có sẵn, phần lớn cốt truyện trong truyện cổ tích hiện đại là sáng tạo mới hoàn toàn. Chúng tôi thấy có 185/200 tác phẩm có kiểu cốt truyện này.

Tiêu biểu cho kiểu cốt truyện này, có thể kể đến: Chuyện hoa, chuyện quả (Phạm Hổ), Bi Bi và Mặt Đen (Phạm Việt Long), Chiếc túi hạnh phúc

(Nguyễn Trí Công), Chú bé nhặt bông gạo (Ngô Quân Miện), Nàng công chúa biển (Trần Hoài Dương), Chiếc vòng bạch ngọc (Thy Hạc) …

Đây là cách xây dựng cốt truyện chủ yếu của các nhà văn viết truyện cổ tích hiện đại. Phần lớn cốt truyện của các tác phẩm truyện cổ tích mới đều là do sáng tạo mới của các tác giả. Với hệ thống cốt truyện sáng tạo như thế càng khẳng định sự say mê sáng tác và mang lại thành công cho các tác giả theo đuổi truyện cổ tích hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện cổ tích việt nam hiện đại (Trang 34 - 38)