Những sáng tạo về cốt truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện cổ tích việt nam hiện đại (Trang 38 - 49)

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TRÊN PHƯƠNG DIỆN CỐT TRUYỆN VÀ NGÔN NGỮ

2.1.2. Những sáng tạo về cốt truyện

2.1.2.1. Sáng tạo ở các thành phần cơ bản của cốt truyện

Với hình thức lưu truyền bằng miệng, truyện cổ tích dân gian thường có cốt truyện đơn giản, ngắn gọn. Cho nên, dân gian thường xây dựng cốt truyện theo kiểu tuyến tính theo hành động. Đối với truyện cổ tích Việt Nam hiện đại, ngoài kiểu cốt truyện đơn giản các tác giả còn xây dựng nhiều kiểu cốt truyện phức tạp. Cùng là kiểu cốt truyện tuyến tính nhưng các nhà văn hiện đại đã thêm vào nhiều lớp truyện và phát triển dung lượng mang lại cho truyện cổ tích hiện đại một phong thái mới.

Trong truyện Tìm mẹ, Nguyễn Huy Tưởng tổ chức cốt truyện theo một chuỗi sự kiện trước sau: từ việc gia đình của hai em Nhà, Gạo bị chúa làng ức

hiếp, bố bị giết, hai em và mẹ phải đi trốn lên tận núi cao, ba mẹ con thất lạc, hai đứa trẻ đi tìm mẹ, người mẹ đi tìm con, cuối cùng đoàn tụ. Toàn bộ câu chuyện là một chuỗi sự việc theo thời gian, sự việc này nối tiếp sự việc khác. Quan hệ nhân quả được duy trì đến cuối tác phẩm, tên chúa làng độc ác biến thành hổ, bị kẹt vào hang đá và chết. Ba mẹ con được đoàn tụ và hạnh phúc sau khi trải qua một chặng đường đầy khó khăn, thử thách. Mặc dù, cốt truyện diễn ra theo trật tự tuyến tính, nhưng tác giả đã tạo nên sức hấp dẫn bằng cách đưa ra nhiều lớp truyện, cụ thể: lớp truyện gia đình hai em bị chúa làng ức hiếp; lớp ba mẹ con trốn chạy; lớp hai em đối đầu với hổ; lớp hai em đi tìm mẹ. Dung lượng tác phẩm đạt độ lớn, có tới 28 trang. Điều này làm cho truyện cổ tích gần gũi với văn xuôi hiện đại hơn.

Truyện Cô gái thêu tài và chàng trai dệt giỏi của Phạm Hổ là một tác phẩm có cốt truyện phức tạp với nhiều lớp truyện lần lượt diễn ra: lớp truyện kể về sự tài năng của cô gái và chàng trai, lớp truyện chàng trai vượt qua thử thách để cưới được cô gái, hai người sống với nhau hạnh phúc, cô gái bị bắt về cung với tên vua già, chàng trai ở nhà nhớ thương vợ, chàng và chim én giết tên vua, họ về sống hạnh phúc bên nhau.

Như vậy, cũng là kiểu cốt truyện hành động – tuyến tính được sử dụng nhiều trong văn học dân gian, nhưng các tác giả truyện cổ tích hiện đại đã đưa vào tác phẩm nhiều lớp truyện mới, tạo nên sức hấp dẫn mới với người đọc thời hiện đại.

Việc sáng tạo về cốt truyện trong truyện cổ tích Việt Nam hiện đại không chỉ thể hiện qua kiểu cốt truyện tuyến tính mà còn biểu hiện qua việc xây dựng cốt truyện phi tuyến tính. Đây là kiểu cốt truyện có sự đảo lộn ít nhiều trật tự một vài lớp truyện theo hướng cái diễn ra sau kể trước và ngược lại.

Truyện Tham thì thâm của Nguyễn Văn Nghiêm có ba lớp nội dung: nhà vua và Bà Ba Lá gặp nhau, Bà Ba Lá kể chuyện vì sao bị mù, và nhà vua

an ủi, giúp đỡ Bà Ba Lá. Theo diễn biến của nội dung, việc Bà Ba Lá bị mù xảy ra trước, nhà vua và Bà Ba Lá gặp nhau xảy ra sau… Tuy vậy, tác giả Nguyễn Văn Nghiêm lại bắt đầu câu chuyện bằng việc kể về cuộc gặp gỡ của nhà vua với người ăn mày mù có hành động ăn xin kì khôi.

Từ tình huống gặp gỡ đặc biệt đó, tác giả đưa người đọc trở về với quá khứ của nhân vật Bà Ba Lá. Đấy là một quá khứ đầy tham lam của nhân vật. Chính sự tham lam đó là nguyên nhân bị mù mắt, phải sống đời ăn xin nhiều khổ nhục. Rõ ràng, cốt truyện không được kể theo kiểu tuyến tính thông thường, mà có sự đảo lộn trật tự, từ hiện tại trở về quá khứ, rồi quay ngược lại hiện tại. Điều này là một sự sáng tạo đáng chú ý của truyện cổ tích hiện đại so với dân gian.

Việc xây dựng cốt truyện phiêu lưu là một đặc điểm mới của thể loại truyện cổ tích Việt Nam hiện đại.

Nói về truyện phiêu lưu, Châu Minh Hùng trong Hệ thống thể loại trong văn học thiếu nhi đã định nghĩa: “Thể loại truyện kể lại những cuộc phiêu lưu của nhân vật nào đó đến những miền xa, xứ lạ chứng kiến và đối mặt với bao nhiêu cái li kì chưa từng thấy gọi chung là truyện phiêu lưu – du kí” [35, tr.123]. Nhà văn Văn Hồng cũng có nhìn nhận tương tự về đặc điểm chung của truyện phiêu lưu là “các nhân vật luôn thay đổi môi trường sống, thường xuyên phải đối phó với những cảnh ngộ bất ngờ, những tình huống hiểm nghèo, đòi hỏi phải bình tĩnh, thông minh, dũng cảm…”[25, tr.40].

Chúng tôi hiểu rằng, cốt truyện phiêu lưu là kiểu cốt truyện bao gồm nhiều hành động nối tiếp diễn ra. Nhân vật di chuyển từ nơi này đến nơi khác, từ chỗ quen thuộc đến vùng miền xa lạ. Nhân vật luôn được đặt trong những hoàn cảnh khắc nghiệt với những hành động gay cấn.

Cốt truyện phiêu lưu vốn rất phổ biến ở văn học phương Tây. Với đặc điểm cá nhân được khai phóng, nhu cầu khám phá thế giới cao, các nhà văn

đã tạo ra nhiều tác phẩm lớn có giá trị như Robinson Crusoe của Daniel Defoe, Đôn Kihôtê của Miguel De Cervanties Saavedra, Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn của Mark Twain… thu hút sự chú ý, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc toàn thế giới. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, cốt truyện phiêu lưu xuất hiện khá nhiều trong truyện đồng thoại như Dế Mèn phiêu lưu ký (Tô Hoài), Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công (Vũ Tú Nam), Ngàn dặm xa (Nguyễn Đình Chính), Cuộc phiêu lưu của Kiến Nhóc

(Quân Thiên Kim), Cuộc phiêu lưu của Ỉn Hồng (Đào Thu Hà)... Ở truyện cổ tích Việt Nam hiện đại, chúng tôi thấy kiểu cốt truyện này xuất hiện ở tác phẩm Bi Bi và Mặt Đen của Phạm Việt Long.

Từ những đặc điểm của kiểu cốt truyện phiêu lưu được nêu ở trên, chúng tôi thấy rằng, những truyện được viết theo kiểu này luôn tạo nên sự thu hút mạnh mẽ với bạn đọc mọi thời đại. Đến với những tác phẩm có kiểu cốt truyện này, bạn đọc như nhập thân, như đang trải nghiệm cùng với nhân vật giống như nhận xét của nhà văn Văn Hồng: “Đặc điểm đó rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi thiếu niên, một lứa tuổi thích cái mới, cái lạ, ham hiểu biết, ham hành động, giàu ước mơ, giàu lí tưởng tượng” [25, tr.40].

Vì thế, khi sử dụng kiểu cốt truyện này trong bộ truyện cổ tích của mình, Phạm Việt Long đã thể nghiệm thành công nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện cổ tích mới. Đồng thời tạo nên một bước đi mới cho thể loại truyện cổ tích hiện đại.

Bi Bi và Mặt Đen của Phạm Việt Long là bộ truyện kể về cuộc sống đương đại, theo phong cách cổ tích, kết hợp các yếu tố thật và ảo, với hai nhân vật chính là Bi Bi và Mặt Đen với nhiều câu chuyện riêng biệt.

Trọn bộ truyện cổ tích mới gồm 5 cuốn, ở mỗi cuốn tác giả kể về hành trình của Bi Bi và Mặt Đen với nhiều sự kiện ở nhiều nơi khác nhau. Đặc biệt ở mỗi chặng trên hành trình đó của hai nhân vật chính, tác giả muốn gửi gắm

đến cho các bạn nhỏ nhiều thông điệp về cuộc sống.

Bỏ bỉm, cuốn này gồm 50 truyện, kể về những hoạt động của nhân vật Bi Bi từ khi ra đời tới khi đã tự đòi bỏ bỉm, bé gái dù bị sinh non, thiếu cân, nhưng đã có sức vươn lên mạnh mẽ và dần dần trưởng thành. Nhiều câu chuyện thú vị qua hoạt động của bé Bi Bi, từ đóng bỉm, bỏ bỉm, tới ăn uống, đi trường mầm non, xem phim… những sự kiện trong cuốn truyện này Phạm Việt Long không chỉ giúp các bạn nhỏ giải trí mà lại học được những bài học bổ ích về kỹ năng sống.

Mặt Đen tia chớp gồm 52 truyện, ở phần này có sự xuất hiện của nhân vật Mặt Đen là một chú bé nhà quê mới ra thành thị, nhanh nhẹn, hóm hỉnh và có nhiều đức tính tốt. Bi Bi có chú em kết nghĩa cùng tham gia nhiều hoạt động bổ ích, như vui tết Trung thu, dạo chơi công viên, nuôi chó, xem phim, chơi trò chơi... Qua các hoạt động bình thường đó, bạn đọc được chứng kiến những đức tính tốt của hai cháu nhỏ, như biết nhường nhịn, dũng cảm, khéo léo, thương người.

Chuồn chuồn cắn rốn gồm 46 truyện, kể về những ngày sống đầy thú vị của Bi Bi và Mặt Đen ở một vùng quê thanh bình. Phần này có thêm nhiều con vật tham gia câu chuyện, rất sinh động: con mực hiền lành, vụng về mà dũng cảm, con mèo nghịch ngợm mà giàu tình thương, con chuột tinh ranh, con trâu điên hung dữ, con dế biết trả ơn người bằng Ngọc dế...

Khám phá rừng thiêng gồm 48 truyện, kể về những khám phá kỳ thú của Bi Bi và Mặt đen trong những khu rừng đầy bí ẩn ở Hà Giang. Các em được biết đến những điều mà ở thành phố không thể có, như các loại tiếng động của rừng, lấy tổ ong, săn bắn, những loài hoa ăn thịt, loài đại bàng hung dữ, lòi rắn lanh lợi và ác độc…

Thám hiểm vườn cổ tích, đây là tập truyện cuối cùng gồm 43 truyện, phần này hai nhân vật chính lạc vào vườn cổ tích, ở đó các cháu tham gia diễn

biến của các câu chuyện cổ tích, trở thành nhân vật mới trong truyện để lái câu chuyện theo hướng hiện đại và nhân văn. Nhờ sự tham gia của Bi Bi và Mặt Đen, nhiều nhân vật tiêu cực trong truyện cổ tích được cứu sống, hối cải, trở thành người tốt.

Như vậy, với năm bộ của tập truyện này, Phạm Việt Long đã để cho bạn đọc theo chân hai nhân vật chính đi từ nơi này đến nơi khác, từ một miền quê thanh bình gần gũi, đến rừng thiêng – nơi tụ hội nhiều nguy hiểm thử thách. Đặc biệt, nhân vật được đưa vào nhiều không gian khác nhau khi được đặt trong những câu chuyện cổ tích vừa gần gũi quen thuộc, vừa mới lạ.

2.1.2.2. Sáng tạo ở các yếu tố ngoài cốt truyện

Sự sáng tạo của các nhà văn không chỉ thể hiện ở các thành phần cơ bản của cốt truyện mà còn thể hiện ở các yếu tố ngoài cốt truyện. Đây là nơi chứa đựng không ít sáng tạo của các nhà văn.

Trữ tình ngoại đề vốn là một trong những yếu tố ngoài cốt truyện, đồng thời là phương tiện quan trọng giúp tác giả soi sáng thêm nội dung tư tưởng của tác phẩm. Tuy nhiên, trữ tình ngoại đề không phải là kiểu kể chuyện lan man mà là chủ ý của nhà văn nhằm bổ sung, nói rõ thêm một vấn đề nào đó thuộc thẩm mỹ của tác giả gửi gắm qua hình tượng nhân vật.

Trữ tình ngoại đề xuất hiện khá nhiều trong truyện cổ tích hiện đại. Đó là những đoạn có khi nằm ở đầu truyện, có khi nằm ở phần kết thúc, nói chuyện tâm tình, chia sẻ của nhà văn, như một cách để nhà văn tâm tình với người đọc của mình, một mặt thể hiện cảm hứng tư tưởng, một mặt giúp các em định hướng tâm hồn, nhân cách trong cuộc sống.

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy có 35 đoạn trữ tình ngoại đề, trong đó có 9 đoạn thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn và 26 đoạn là sự trao đổi của tác giả về những bài học đạo đức với các em.

thuật của nhà văn là Khái Hưng. Mở đầu truyện Vợ cóc, Khái Hưng viết như sau: “Truyện sau đây và còn nhiều truyện khác nữa tôi sẽ viết riêng cho các em nhỏ. Nói tôi thuật lại thì đúng hơn, vì tôi chỉ chép những lời người ta kể cho tôi nghe nhiều lần khi tôi còn bé, chép theo một lối văn có lẽ không được ngây thơ mộc mạc như ý tôi muốn”.

Phạm Hổ cũng là một tác giả sử dụng nhiều và thành công trong việc đưa những đoạn trữ tình ngoại đề vào tác phẩm. Nhưng những đoạn trữ tình của ông chủ yếu là trao đổi về những bài học đạo đức với các em. Trong truyện Những bàn tay nhiều ngón, đoạn kết chính là lời của tác giả nói thêm với các em:

“Vì sao mà những bàn tay chuối đến nay không phải chỉ có năm ngón, năm quả mà có khi đến hàng chục, hàng hai chục thì điều ấy rất dễ hiểu: thấy các em ưa thích ăn chuối, nên các bàn tay chuối tự động sinh thêm ngón, thêm quả cho các em vui lòng. Và đó cũng là một cách cây muốn tỏ ra mình rất hiểu bụng người đã tạo nên cây. Đó là lòng yêu con, yêu trẻ của Tiêu Ly, người con út của Thần Cây”.

Có thể coi đây là lời tỏ bày quan điểm của tác giả về ngọn nguồn của mọi sáng tạo trong thế giới. Mọi công trình được khám phá, phát minh, sáng tạo chỉ thật sự có giá trị, có ý nghĩa khi nó xuất phát từ tình yêu đối với con người, nhất là với trẻ em. Và hoàn toàn có thể nói, ngay cả việc nhà văn viết ra câu chuyện này cho thiếu nhi cũng là để các em thấy được tình thương nồng hậu của người viết đối với chúng.

Trong truyện ngắn Khóm dứa lá không gai, sau khi kể về quá trình hình thành nên loài hoa Ngọc Trai, Phạm Hổ đã viết thêm những dòng suy nghĩ vượt qua biên giới của cốt truyện như sau:

Ngọc Trai. Còn người dân thường, nhất là dân ở biển thì gọi là hoa Hến. Dù hến hay ngọc trai thì đó vẫn là sinh vật, là báu vật của biển xanh sóng vỗ trùng trùng, đêm ngày không ngớt sinh sôi ra tôm cá và những con trai biển. Những con trai biển này vỏ bên trong như một chân trời đang lúc rạng đông, và nhiều con bị thương tích còn có thể cho chúng ta những viên…”.

Đằng sau những câu chuyện hấp dẫn, Phạm Hổ đã đem đến những thông điệp cụ thể về cách nhìn đời, cách gọi tên giá trị của vạn vật trong thế giới hiện đại hôm nay. Những lời bình luận ngoại đề của Phạm Hổ phần nào sẽ khơi gợi sự hiểu biết cần thiết về Chân - Thiện - Mĩ trong thế giới thẩm mĩ cho thiếu nhi.

Bên cạnh trữ tình ngoại đề, miêu tả thiên nhiên là một yếu tố luôn được các nhà văn quan tâm trong tác phẩm của mình. Cả thể loại trữ tình và tự sự, các tác giả thường chú trọng đến thiên nhiên, lấy cảnh tình, mượn thiên nhiên để nói con người…

Ở truyện cổ tích hiện đại, việc miêu tả thiên nhiên không nhiều, chỉ có 13 đoạn trong 200 tác phẩm. Tuy nhiên, một số tác giả sử dụng miêu tả thiên nhiên để khắc họa chi tiết và làm nổi bật tính cách nhân vật thành công.

Thiên nhiên được miêu tả có lúc hiền hòa, tươi đẹp nhưng cũng có lúc dữ dằn, hung tợn buộc con người phải đấu tranh chống lại. Thiên nhiên được các nhà văn miêu tả là môi trường sống, đồng thời là môi trường thử thách bản lĩnh con người. Trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên con người bằng ý chí và nghị lực của mình đã chinh phục và làm chủ được thiên nhiên.

Trong truyện Chú bé nhặt bông gạo, Ngô Quân Miện có một đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp:

Mùa xuân, cây gạo quen hồ nở hoa đỏ một góc trời, nhìn xa như một mâm xôi gấc lớn, những đàn chim sáo mỏ vàng, mỏ ngà về

hót ríu ran… Mùa hè, những quả gạo già tách nở, những túm bông gạo gió tung khắp bầu trời, đưa những hạt gạo tròn nhỏ bay đi. Những chùm bông gạo rơi xuống đất như những bông hoa trắng trên nền cỏ xanh.

Tác giả dùng yếu tố thiên nhiên: mùa xuân cây gạo nở hoa, mùa hè những quả gạo tách nở thành những chùm bông bay trong gió, không chỉ để miêu tả khung cảnh sống của hai bà cháu dù khó khăn nhưng luôn vui vẻ giữa thiên nhiên tươi đẹp, hài hòa. Mà, thiên nhiên ấy còn là điều kiện,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện cổ tích việt nam hiện đại (Trang 38 - 49)