Các kiểu thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện cổ tích việt nam hiện đại (Trang 74 - 89)

NGHỆ THUẬT

3.2.1. Các kiểu thời gian

Thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích hiện đại bao gồm thời gian sự kiện, thời gian sinh hoạt, thời gian tâm trạng .

3.2.1.1. Thời gian sự kiện

Đây là kiểu thời gian được sử dụng nhiều ở truyện cổ tích dân gian. Dạng thời gian này chỉ quay theo chiều kim đồng hồ, không có quay ngược về quá khứ. Các biến cố, sự kiện được diễn tả một cách liên tục, nén chặt. Do đó, thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích chỉ được đo bằng các sự kiện hoặc đo bằng hành động của nhân vật. Vì vậy, thời gian sự kiện là một chuỗi liên tục các sự kiện trong quan hệ trước sau, nhân quả, cái này sinh ra cái kia, dẫn đến cái nọ, và cứ thế cho đến hết.

Vì thế, mở đầu các tác giả thường dẫn dắt bạn đọc vào thế giới cổ tích bằng các cụm từ quen thuộc như “Ngày xưa”, “Ngày xửa, ngày xưa”, “Xưa kia”… Tiếp theo các đoạn thời gian bắt đầu bằng “Một hôm”, “Ít lâu sau”, “Từ đó” “Cứ mỗi lần”... Thời gian kể trùng với thời gian diễn ra một sự kiện nào đó.

Trong Truyện Tấm Cám (Nguyễn Huy Tưởng), thời gian kể về cuộc đời nhân vật gắn với một chuỗi sự kiện. Khi một sự kiện kết thúc thì thời gian cũng hết. Mỗi một sự kiện được kể đều diễn ra trong khoảng thời gian “Một hôm”. Cụ thể, mở đầu câu chuyện tác giả giới thiệu “Ngày xưa, ở nước ta có một viên ngoại nhà ở ngay gần kinh thành… viên quan ngoại giàu có nhất vùng”. Tiếp theo là một chuỗi các sự kiện gắn với các mốc thời gian cụ thể. “ Năm Tấm lên ba thì bà viên ngoại mất, ông buồn bã… Ít lâu sau, không chịu được cảnh góa bụa, ông lấy người vợ kế… Một năm sau, bà kế sinh được một đứa con gái đặt tên là Cám… Cách đó ít lâu viện ngoại từ trần… Một hôm kêu hai đứa lại bảo…” cứ như thế cho đến hết truyện.

Trong truyện Nàng công chúa với chuỗi hạt bằng nước, Lan Phương xây dựng kiểu thời gian sự kiện với chuỗi các sự việc gắn với các mốc thời gian quan trọng. Mở đầu, Lan Phương giới thiệu: “Ngày xưa..”, “Một hôm nàng không đi chơi được. Nàng ngồi trong cung điện nhìn ra sân. Mưa rơi đổ

suống sân. Trên mặt sân ngập nước, nổi lên những bong bóng nước. Muốn có chuỗi hạt bằng bong bóng nước”. Chính sự kiện một hôm này của nàng công chúa đã làm cho vua ra lệnh triệu tập mọi người làm chuỗi hạt cho công chúa hài lòng. Và sự kiện tiếp theo, lại “Một hôm, có một anh nông dân trẻ đến kinh thành…”, chính anh thanh niên này làm cho cô công chúa thay đổi cả tính nết và biết nhìn nhận lại những lỗi sai của mình.

Thông thường, những sự kiện xảy ra trong đời sống hằng ngày có thể tác động đến nhân vật, gây ra các mối quan hệ nhân quả. Nhưng trong chuỗi sự kiện ấy, chỉ có một vài sự kiện chi phối đến nhân vật. Thể hiện rõ điều này phải kể đến truyện Thằng Quấy của Nguyễn Huy Tưởng. Câu chuyện có nhiều mốc thời gian. Trong đó, mốc thời gian gắn với sự kiện Quấy lừa giết được tên chúa làng là quan trọng nhất. Bởi đây là khoảng thời gian quyết định số phận của Quấy và dân làng, cũng là thời gian nói lên sự thông minh tuyệt vời của Quấy. Hoặc ở truyện Cô gái xấu xí của Lan Phương, có một chuỗi các mốc thời gian kèm theo các sự kiện, từ “Ngày xưa, có một cô gái xấu xí… Một hôm, cô về làng…mãi đến khi… ít lâu sau…”. Nhưng, cái thời gian “Một hôm” mới là thời gian gắn với sự kiện quan trọng. Bởi thời gian “Một hôm” ấy đã làm cho cô gái xuống núi, gặp gỡ và làm việc cho cậu chủ. Cũng chính sự kiện ấy mà cô gái gặp được bà tiên giúp trở nên xinh đẹp sau khi vượt qua sự thử thách về tấm lòng và phẩm chất.

Thời gian sự kiện trong truyện cổ tích Việt nam hiện đại, mỗi thời điểm trong chuyện tương ứng với mỗi thời gian trong truyện. Người kể không xáo trộn, không phân chia thời gian. Những sự kiện (tình tiết) này nối tiếp các sự kiện khác theo sự vận động nhân – quả. Khi sự kiện xong xuôi, không có cơ hội phát triển, không gây chờ đợi, thời gian dừng lại. Với người đọc kiểu thời gian này nhất là trẻ thơ dễ tiếp nhận, dễ nắm bắt cốt truyện và có thể dự đoán hành động tiếp theo của nhân vât, gần như không phải động não hay tư

duy nhiều, mọi thứ cứ đi theo một mạch thời gian ức là độ dài của sự kiện và khoảng cách giữa các sự kiện cũng như độ dài thời gian của việc cảm thụ sự kiện ấy.

Tuy nhiên, thời gian sự kiện trong truyện cổ tích hiện đại còn là thời gian của sự thách thức. Ở một số truyện, thời gian sự kiện được đặt ra để thách thức nhân vật phải hoàn thành nhiệm vụ. Chuyện nàng mây của Phạm Hổ thể hiện rõ điều đó. Thời gian mà cô chúa đưa ra cho nàng Mây là ba ngày. Trong ba ngày đó, nàng Mây phải tự mình làm cho rễ mấy gánh bèo trắng như mây. Tình huống thứ hai có mức độ khó hơn, cũng trong ba ngày nàng phải chắp hết các rễ bèo liền lại với nhau thành một sợi chỉ dài. Cuối cùng, nàng phải nhét hết cuộn chỉ to đó vào cái vỏ hồng vừa được công chúa ăn hết.

Ở truyện Cất nhà giữa hồ (Phạm Hổ), thời gian thử thách là thời gian chúa làng yêu cầu Mây phải xây một cái nhà giữa hồ cho hắn trong vòng ba ngày. Trong vòng ba ngày ấy, Mây đã lo lắng, đã suy nghĩ rất nhiều. Ngày thứ nhất, Mây chưa làm được gì, ngày thứ hai Mây cũng chưa làm được gì, nhưng ngày thứ ba được sự giúp đỡ từ cá sấu già Mây đã xây được nhà cho chúa làng bằng toàn những con tôm cua cá.

Tóm lại, thời gian sự kiện trong tác phẩm là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo, mang lại hiệu quả cao trong việc miêu tả sự vận động liên tục không ngừng của thời gian.

3.2.1.2. Thời gian sinh hoạt

Thời gian sinh hoạt là thời gian con người thực hiện các hoạt động sống như lao động, dạo chơi, nghỉ ngơi… kiểu thời gian này giúp người đọc hiểu được trạng thái sống và tồn tại của con người.

Đây là kiểu thời gian được nhiều tác giả truyện cổ tích hiện đại sử dụng, thường xuất hiện với những trạng từ chỉ thời gian như “hằng ngày”, “cả ngày”, “quanh năm, suốt tháng”, “Sáng nào”, “tối nào”… để chỉ công việc,

hoạt động sự sống của con người. Đó là việc lao động hằng của vợ chồng ông lão trong truyện Nàng công chúa biển của Trần Hoài Dương: “ Ông lão ra khơi từ sớm tinh mơ đến chạng vạng mới về. Còn bà lão cũng suốt ngày lọm cọm bên những ghềnh đá gõ hàu, bắt nghiêu”. Hoặc hoạt động của anh Khóa, cô Cóc trong truyện Vợ cóc của Khái Hưng: “Sáng nào anh Khóa cũng thức dậy sớm đi học… đường xa”; “Suốt ngày nàng nhảy lăng quăng ở ngoài sân, và ở xó nhà, xó bếp, luôn mồm sai bảo, cắt đặt người nhà”. Công việc của anh Ba trong Cái ấm đất (Khái Hưng) cũng được miêu tả như vậy: “Rồi sáng sáng, dậy thực sớm, dậy trước cả tiễng gà gáy thứ nhất, anh nấu nước rót vào cái ấm đất ra đi và cất tiếng rao lanh lảnh: - Nước vối nóng có ai uống không? Có ai uống nước vối nóng ngon không nào?”.

Đặc biệt, thời gian sinh hoạt không chỉ là thời gian làm việc mà còn là thời gian nghỉ ngơi, dạo chơi, thực hiện các hoạt động khác trong đời sống của các nhân vật. Như hoạt động dạo chơi của công chúa Li Nương: “Một buổi chiều êm đềm ấm áp, thoáng điểm mấy hạt mưa xuân. Công chúa Li Nương, con Đức Vua Hùng Vương thứ mười bốn, cùng mấy ả nữ tỳ theo hầu, dạo chơi ngắm cảnh trong vườn thượng uyển ở trên đồi cao” (Tiếng địch véo von – Khái Hưng). Hoạt động viếng mộ của ba anh em trong truyện Ai mua hành tôi (Khái Hưng): “Chiều hôm sau, ba anh em ra đồng viếng mộ…”.

Nếu như các mốc thời gian nhân vật lao động cho thấy hoạt động sống hằng ngày của nhân vật thì thời gian nghỉ ngơi, dạo chơi cho thấy một trạng thái khác của con người cũng như sự đa dạng phong phú về cuộc sống của con người.

3.2.1.3. Thời gian tâm trạng

Đây là kiểu thời gian được cảm nhận bằng tâm lí qua các biến đổi có ý nghĩa thẩm mĩ. Vì thời gian này được cảm nhận bằng tâm lí và mang ý nghĩa thẩm mĩ nên nó khác với thời gian khách quan đo bằng lịch sử và đồng hồ.

Ở truyện cổ tích hiện đại, các tác giả bước đầu chú ý đến kiểu thời gian này và thể hiện sự sáng tạo trong việc xây dựng thời gian nghệ thuật so với thời gian trong truyện cổ tích dân gian. Theo quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy ở truyện cổ tích dân gian, kiểu thời gian tâm lí chưa được chú ý tới, các tác giả tập trung chủ yếu qua thời gian sự kiện. Đến truyện cổ tích hiện đại, một số tác giả có xây dựng kiểu thời gian tâm lí để miêu tả tâm trạng của nhân vật đồng thời giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề cần truyền tải.

Với một số truyện trong tập Chuyện hoa, chuyện quả, Phạm Hổ đã xây dựng thời gian vận động theo diễn biến tâm trạng của nhân vật. Trong tác phẩm Chuyện nàng Mây, thời gian dài lê thê, triền miên trong nỗi nhớ nhà, nhớ đến người cô thân yêu, nhớ bà con làng xóm của nàng Mây. Một truyện khác, Cô gái thêu tài và chàng trai dệt giỏi, thời gian như được ngưng đọng với tâm trạng tha thiết yêu thương và nhớ chồng của cô gái:

Cô gái đẹp trên đường về cung, nhớ mẹ, nhớ người yêu, không ăn không ngủ. Nàng cởi chiếc áo đẹp ra ngắm để nguôi nhớ mẹ và người thương. Nhưng càng ngắm, nhớ thương càng dạt dào. Nàng bỗng nhớ ra một cách để gởi lòng mình về với mẹ, với người yêu. Nàng cắt tất cả những bông hoa thêu trên áo và gởi cho gió mang về. Nàng năn nỉ với gió: Gió ơi, gió hãy mang những bông hoa này, hãy mang tình yêu của ta về cho mẹ và người chồng yêu dấu của ta, gió nhé. Gió bay khắp bốn phương trời, nhưng vì có lời nàng nhắn nhủ nên nó mang đầy đủ những bông hoa bay thẳng về nhà chàng trai. Hay trong truyện Ba chiếc áo ba màu với nỗi lòng: “hi vọng một ngày nào đó chàng trai sẽ hiểu mình và yêu mình”, thời gian đối với cô gái là nỗi ngóng chờ đẵng đằng. Để ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, cô gửi tình yêu đơn phương ấy vào ba chiếc áo dệt bằng ba thứ màu mà chàng thi sĩ cô yêu thương rất thích. Trong Mùi hương kì lạ, thời gian tâm lí lại là thời

gian của nỗi niềm tuyệt vọng. Mỗi đêm đối với cô Mộc trong câu chuyện là mỗi đêm đáng sợ vì con quỷ Bùn Đen đến đe dọa bắt cô phải thuận lấy hắn làm chồng. Cô nhớ người yêu, nhớ nhà, cô tìm kiếm chung quanh một thứ ánh sáng có thể làm cho con quỷ sợ, cô trò chuyện với vạn vật xung quanh cho mau hết đêm… Một đêm, rồi lại hai đêm, ba đêm… Nỗi tuyệt vọng theo thời gian dần dần xâm chiếm lấy cô Mộc… Và đến đêm thứ tư, không có ánh sao sáng, cô cũng không còn nước mắt để khóc, cô đã thắt cổ tự tử để không bị con quỷ làm nhục.

Thời gian tâm lí còn là thời gian hồi tưởng như ở truyện Nàng công chúa biển của Trần Hoài Dương. Lão già bị mù phù thủy biến thành con quỷ biển độc ác, hung dữ nhưng cứ “mỗi năm, vào dịp lễ dâng hiến một đứa bé cho lão, lão sẽ được sống lại trong hạnh phúc của gia đình khi lão còn sống cùng vợ con ít phút… Chính lúc này đây, mọi kỉ niệm êm đềm xưa kia đang trở về với lão”.

Như vậy, thời gian tâm lí làm cho những tình tiết, những sự kiện và nhân vật trong truyện cổ tích trở nên gần gũi gắn bó hơn với hiện thực tạo nên sự hấp dẫn hơn với trẻ thơ.

Tuy nhiên, thời gian tâm lí trong truyện cổ tích hiện đại chỉ được thể hiện ở một số tác giả với một số tác phẩm hạn chế. Thời gian đó chủ yếu là sự cảm nhận về sự nhanh chậm của thời gian, sự hồi tưởng, hoài niệm về quá khứ…, chưa thể hiện thời gian tâm lí phong phú đa dạng như các tác phẩm văn xuôi hiện đại.

Qua các kiểu thời gian được nghiên cứu ở trên, chúng tôi nhận thấy, cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích hiện đại vừa sử dụng những kiểu thời gian quen thuộc như thời gian sự kiện, thời gian sinh hoạt vừa có sự sáng tạo kiểu thời gian mới – thời gian tâm trạng. Đây là kiểu thời gian chưa được sử dụng trong truyện cổ tích dân gian.

3.2.2. Chức năng thẩm mĩ

3.2.2.1. Thời gian phản ánh sự tồn tại của nhân vật

Trong truyện cổ tích nói chung và cổ tích hiện đại nói riêng, khi phản ánh về nhân vật, nhà văn luôn mô tả nhân vật gắn với các sự kiện đời sống. Các sự kiện đó bao giờ cũng diễn ra trong một không gian, thời gian nhất định. Nếu như không gian là hình thức để nhân vật tồn tại thì thời gian nghệ thuật khẳng định sự tồn tại đó qua từng thời điểm cụ thể.

Mỗi con người bao giờ cũng tồn tại, hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là thời gian con người gắn với những sự kiện quan trọng trong cuộc đời như được sinh ra, lớn lên và hành động. Ví dụ: “ Ngày xưa, có một thanh niên tên Quốc… Năm Quốc được mười lăm tuổi, anh đã là một thanh niên thạo việc, cấy cày, giỏi cả kiếm cung”. Nhưng khi giặc phương Bắc tràn vào, anh lại không tham gia đánh giặc (Sự tích con chim quốc và con giun đất – Nguyễn Trí Công). Hay miêu tả về em bé trong truyện Một người con có hiếu của Phạm Hổ: “Ngày xưa có một em bé nghèo, mẹ mất sớm nên chỉ được sống với cha… Lúc mẹ còn sống, em cũng được học dăm ba chữ. Sau khi mẹ mất em đành kiếm tiền để nuôi cha… Năm đó cha em ốm khá nặng, ông Bác họ đã hết sức giúp đỡ, nhưng sau đó cũng chịu vì ông nghèo”. Tiếp theo là những hành động của nhân vật để cứu cha. Như vậy, sự tồn tại của nhân vật luôn gắn với hàng loạt các thời gian diễn ra các sự kiện.

Khi mô tả về nhân vật, các nhà văn thường gắn với những hành động trong những mốc thời gian cụ thể. Qua đó, nhân vật hiện lên một cách rõ ràng từ phẩm chất đến số phận, cuộc đời. Chẳng hạn, thời gian gắn với những hành động của nàng Vân trong Sự tích cầu vồng (Nguyên Hương):

“Suốt bảy ngày bảy đêm nàng Vân không ngủ không nghỉ để may cho xong bảy cái áo tuyệt đẹp” để các cô em đem tăng đến hoàng tử và nói do chính tay mình may để được làm vợ hoàng tử. Sau đó, “Nàng Vân lại thức bảy ngày bảy đêm để may xong bảy cái ái tuyệt đẹp”, để các cô em dâng áo

lên hoàng hậu. Lần cuối cùng là trong ba ngày, nàng Vân phải may xong bảy cái áo cho bảy cô em để kịp thời hạn nộp cho hoàng hậu trong kì thi vợ hoàng tử khéo tay nhất. Vì may ngày, may đêm không ăn uống nên nàng đã trút hơi thở cuối cùng. Với từng ấy thời gian gắn với từng hành động, việc làm của nàng Vân, người đọc có thể nhận thấy được tình yêu thương, lòng tốt, đức hi sinh của nàng Vân dành cho các em của mình.

Hoặc thời gian gắn với hành động của cô Xanh: “Năm ấy, bà cụ bỗng ốm nặng. Mùa lụt lại sắp đến. Nhân một đêm mưa lớn, cô Xanh đánh liều bơi sang vườn cây thuốc của tên chúa Chín Mồm, lão Ốc Bươu liền chặt đứt cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện cổ tích việt nam hiện đại (Trang 74 - 89)