Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện cổ tích việt nam hiện đại (Trang 49 - 55)

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TRÊN PHƯƠNG DIỆN CỐT TRUYỆN VÀ NGÔN NGỮ

2.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật

2.2.1.1. Ngôn ngữ người kể chuyện

Ngôn ngữ người kể chuyệnlà ngôn ngữ người trần thuật - lời văn đảm nhận chức năng trần thuật, giới thiệu, miêu tả, bình luận, đối với các nhân vật cũng như các sự vật, hiện tượng khác, được đề cập đến trong tác phẩm. Mặc khác, ngôn ngữ người kể chuyện còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách, cá tính của nhà văn.

Ngôn ngữ người kể chuyện gồm nhiều phương diện khác nhau. Để tránh trùng lặp, trong nội dung này, chúng tôi tập trung phân tích hai yếu tố cơ bản là việc sử dụng từ ngữ và cách tổ chức câu văn.

Về từ ngữ: So với truyện cổ tích dân gian, truyện cổ tích Việt Nam hiện đại có hệ thống từ vựng phong phú, gồm nhiều lớp từ mang vẻ đẹp trong sáng, biểu cảm. Đặc biệt, các tác giả viết truyện cổ tích hiện đại còn đưa vào hệ thống ngôn ngữ mới, hiện đại. Tiêu biểu như Phạm Việt Long, tác giả của bộ truyện cổ tích mới Bi Bi và Mặt Đen, nhà văn đã đưa vào nhiều những từ

ngữ mới của thời hiện đại như: “Hôm nọ mẹ nhận được tin nhắn là trúng giải thưởng của bọn Zalo gì ấy, những 100 triệu đồng và cả cái xe máy nữa” (Gặp Bườm); “Chuyện dài lắm, để chị tua câu chuyện đi cho nhanh, theo tóm tắt trên trang Wikipedia tiếng Việt” (Gặp nàng tiên cá); “Bạn Rồng ơi, SOS, cấp cứu! bạn Rồng ơi!”. Những từ như Zalo, 100 triệu đồng, xe máy, tua, SOS, Wikipedia tiếng Việt… là những từ ngữ mới mà bạn đọc không thể bắt gặp trong truyện cổ tích dân gian.

Truyện cổ tích Nguyên Hương còn sử dụng cả một hệ thống từ ngữ hiện đại, khẩu ngữ quen thuộc mà trẻ thời hiện đại thường hay sử dụng. Người ta dễ dàng bắt gặp trong bất cứ truyện nào những từ ngữ như thế. Đó là: té lăn cù mèo (Bịt mắt bắt kẻ nói dối), lương (Hai điều ước), loạn xà ngầu (Mèo Mun), ngộ nghĩnh – ngặt nghẽo (Con mèo đi guốc)…

Trong ngôn ngữ người trần thuật, bên cạnh việc kế thừa ngôn ngữ kể, truyện cổ tích hiện đại còn có sự gia tăng của ngôn ngữ tả, những đoạn trữ tình thân mật như đã trình bày nói ở trên. Điều này làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, hình tượng nhân vật hiện lên cụ thể chân thật hơn.

Nàng công chúa biển của Trần Hoài Dương là một trường hợp như thế. Tác giả vừa kể, vừa xen vào ngôn ngữ tả làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn:

Đúng chín tháng mười ngày sau, bà lão hạ sinh một bé gái khỏe mạnh, xinh xắn.

Vừa sinh ra, cô bé đã có nước da trắng hồng, mái tóc đen nhánh thật dày, cặp môi đỏ tươi và đôi mắt to đen láy với đôi mi cong vút.

Truyện Hai anh em nhà trăm mắt của Phạm Hổ, khi người trần thuật đang ẩn mình, nhà văn đột ngột cho nhân vật xưng “tôi” xuất hiện đối thoại giả định với người đọc. Như đang khách quan thuật lại quá trình tạo ra quả

Na, quả Dứa, tác giả đột nhiên cho người kể chuyện xưng tôi hỏi chuyện người đọc và trả lời:

Chắc các em sẽ hỏi: Nhưng tại sao quả Dứa lại chín vàng mà quả Na thì lúc chín vẫn xanh? Tại sao ruột Dứa thì vàng mà múi Na thì trắng? Theo chỗ tôi được nghe kể lại thì Trang Ly đã cho quả Dứa chín vàng… Nhưng quả na thì Trang Ly muốn lúc chín vẫn cứ xanh mát như màu những tảng đá xếp nên cái vọng gác hình tròn của cô Na ngày trước.

Có thể nói, cách thêm vào hình tượng người kể chuyện hiển ngôn với kiểu đối thoại cùng người đọc trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ là một điểm khá đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật của ông nói riêng và truyện cổ tích hiện đại nói chung.

Về cách tổ chức câu văn, trong truyện cổ tích dân gian, câu văn thường ngắn gọn, đơn giản phù hợp với tâm lí trẻ, để trẻ dễ đọc, dễ nhớ. Truyện cổ tích hiện đại, các tác giả cũng theo đặc điểm chung của thể loại truyện cổ tích nên sử dụng nhiều câu văn ngắn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về nhiều mặt, với xu hướng đưa truyện cổ tích gần gũi với truyện ngắn tiểu thuyết hiện đại, một số tác giả có sử dụng câu văn dài, để tăng tác dụng gợi tả sự vật, sự việc.

Trần Hoài Dương trong Nàng công chúa biển có câu văn: “Hình như những ngôi sao cũng sà xuống thấp hơn, rọi những chùm ánh sáng huyền ảo vây bọc lấy căn lều, rọi cả vào tấm chiếu cũ của vợ chồng ông lão, trải trên đó một làng ánh sáng xanh, dịu lúc mờ, lúc tỏ”. Câu văn dài có thể giúp người đọc hình dung được một cách cụ thể, rõ ràng căn lều nơi hai vợ chồng lão đang sống thật thơ mộng, huyền ảo dù rách nát, cũ kĩ. Điều đó diễn tả niềm hạnh phúc như sống lại thời tuổi trẻ của hai vợ chồng, hạnh phúc chuẩn bị chào đón sự ra đời của một đứa bé. Nếu ở đó, nhà văn sử dụng câu ngắn sẽ

dẫn đến sự việc bị ngắt khúc, không diễn tả hết điều tác giả muốn nói.

Trong truyện Tiếng địch véo von, Khái Hưng sử dụng câu văn dài như: “Cành liễu rung rinh trước gió như chịu khúc nhạc thanh tao, mà Li Nương vốn người đa cảm, cũng thấy toàn thân rung động, cặp má nóng bừng, trái tim hồi hộp”, để miêu tả sự nhạy cảm của công chúa Li Nương trước khúc nhạc.

Truyện Sự tích loài chim cú của Nguyễn Trí Công có câu văn dài: “Một mình ở trên đài cao, tú tài cứ tì tì đánh chén, ăn no lại nằm khèo ngủ, tỉnh giấc lại đứng ngắm trời ngắm đất rồi đốt nhan um trời khiến mọi người dưới đài cứ tưởng anh ta đang thành kính bái lễ”. Chỉ một câu văn nhưng tác giả đã nói lên rất nhiều hành động của vị tú tài, từ ăn uống, ngủ nghỉ, ngắm trời đất, đến đốt hương. Đó là cả một quá trình hành động của nhân vật.

Nhìn chung, việc sử dụng câu văn dài trong tác phẩm có tác dụng diễn tả được đầy đủ vấn đề nhà văn muốn nói đến theo một ý đồ nghệ thuật nhất định. Qua đó, các tác giả đã làm cho những câu chuyện của mình thêm phần sinh động, hay và hấp dẫn hơn, phù hợp tâm lí tiếp nhận của độc giả thời hiện đại.

2.2.1.2. Ngôn ngữ nhân vật

Nếu như ngôn ngữ người trần thuật là ngôn ngữ của tác giả, của người kể chuyện thì ngôn ngữ nhân vật là ngôn ngữ, lời thoại của chính nhân vật trong tác phẩm.

Thông thường trong các tác phẩm tự sự nói chung, lời nói của nhân vật thường chiếm tỉ lệ ít hơn so với ngôn ngữ người kể chuyện nhưng lại có khả năng thể hiện sinh động và khêu gợi cho người đọc hình dung về bản chất, tính cách của nhân vật. Đồng thời cho người đọc thấy được cái nhìn của tác giả về con người, cuộc đời. Do vậy, việc nghiên cứu về ngôn ngữ của nhân vật là việc làm cần thiết khi nghiên cứu về một tác phẩm, một thể loại…

chú trọng mà chủ yếu là ngôn ngữ kể chuyện. Đến truyện cổ tích hiện đại, ngôn ngữ nhân vật được chú ý nhiều, nhất là qua đối thoại và độc thoại nội tâm.

Thông thường, khi miêu tả về một cuộc đối thoại giữa hai nhân vật, truyện cổ tích dân gian thường sử dụng ngôn ngữ kể, diễn tả lại những suy nghĩ, lời nói, hành động của nhân vật. Truyện cổ tích hiện đại lại sử dụng những đoạn đối thoại, rõ ràng cả về nội dung và hình thức trình bày văn bản. Các tác giả hiện đại đã khai thác triệt để ngôn ngữ đối thoại nhằm diễn tả lại những suy nghĩ, lời nói, hành động của nhân vật.

Truyện Nàng công chúa biển, Trần Hoài Dương đã thành công khi dùng ngôn ngữ nhân vật để làm bộc lộ bản chất của nhân vật. Trong tác phẩm, tác giả đã dùng rất nhiều đoạn đối thoại giữa cô bé với lão quỷ biển và độc thoại nội tâm của lão, làm cho truyện cổ tích gần với thể loại truyện hiện đại:

-Sao mầy dám vứt vung vãi những hạt ngọc quý giá thế hả con nhãi?

-Cháu có vứt đâu? Cháu cho bầy cá đấy ạ! - Nó tròn mắt ngạc nhiên thanh minh.

-Lại còn cãi láo! Mày có biết những hạt ngọc ấy để làm gì không? -Để làm gì ạ? – Con bé vẫn hồn nhiên hỏi làm lão càng điên tiết. -Để… để… để giết chết mày đi! – Lão giận run người lên không tìm được lời để diễn đạt đúng với những điều lão nghĩ.

Đoạn đối thoại cho thấy tâm hồn ngây thơ trong sáng của cô bé, và tâm trạng của lão quỷ biển khi cô bé lấy ngọc của mụ phù thủy cho cá ăn.

Đoạn độc thoại đầy tâm trạng của ông lão: “Thôi để mai hóa kiếp cho nó cũng không muộn! Đôi mắt lạ lùng kia, y hệt đôi mắt con gái mình ngày xưa, mà phải vĩnh viên khép lại kể cũng hơi uổng, cho nó sống thêm đến ngày mai vậy…” cho thấy bản chất người còn sót lại trong ông. Dù đã bị mụ phù thủy biến thành con quỷ dữ nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, ông lão còn có

tình yêu thương với con người, với cô bé xinh xắn, ngây thơ.

Đoạn đối thoại của Bi Bi và Mặt Đen trong truyện Gặp cô bé bán diêm: - Chị ơi, lạnh quá. Cái gì như bọt xà phòng cứ bám vào em

thế này.

- Đâu mà, đấy là tuyết chứ không phải bọt xà phòng đâu. - Tuyết là gì hả chị?

- Tuyết là tuyết ấy mà. Chị đọc truyện chị chỉ biết thế, chứ chị đã gặp tuyết thật bao giờ đâu.

- Thế ạ. Em cứ tưởng là nước bọt của ông thần nào.

- Nước bọt phải bẩn và ấm ấm chứ. Tuyết thì sạch và lạnh lạnh. Với cách đối đáp của hai nhân vật người đọc phần nào thấy được tâm hồn ngây thơ muốn khám phá những điều giản dị xung quanh trong cuộc sống của trẻ.

Đoạn đối thoại dưới đây của hai anh em đã làm bộc lộ bản chất tham lam, ích kỉ, xấu xa của người anh và sự hiền lành, chất phác của người em:

- Nè Ba, bây giờ tao với mày chia gia tài thôi, mày lớn rồi, cần phải tự lo lấy thân chứ.

- Nhưng, - người em ngắt lời, - cha đã dặn là anh em ta phải đùm bọc lấy nhau cơ mà. Chẳng lẽ anh không nhớ lời cha sao?

- Nghe tao nói đây! – Người anh thản nhiên tiếp lời – Cha để lại cái túi hạnh phúc cho tao với mày. Tao là anh, tao khôn ngon hơn mày, tao đành chịu phần thiệt hơn, nghĩa là tao không lấy túi hạnh phúc. Mày nhỏ hơn nên tao dành cho cái túi hái ra “của cải ” đó. Hãy cầm lấy đi mà kiếm sống. Đấy, tao phân như vậy mày thấy tao có tốt với mày không, có công bằng không?

Theo chúng tôi, những đoạn hội thoại trong truyện cổ tích hiện đại có giá trị biểu lộ tâm lí nhân vật. Đây cũng là một biểu hiện của tính hiện đại, bởi

trong truyện dân gian khía cạnh tinh thần này của nhân vật thường bị bỏ qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện cổ tích việt nam hiện đại (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)