7. Cấu trúc đề tài
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Mô hình nghiên cứu
Từ tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước và trên cơ sở nghiên cứu được đề cập đến ở Chương 1, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định như hình vẽ bên dưới:
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định bao gồm:
Mức độ phân quyền;
Nhận thức về KTQT của Ban lãnh đạo; Trình độ của nhân viên kế toán;
Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo; Văn hóa tổ chức.
Bên dưới, tác giả trình bày các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu.
33
Hình 2.1. Mô hình đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định
(Nguồn: do tác giả tự tổng hợp, phân tích)
2.1.2. Giả thuyết nghiên cứu a. Mức độ phân quyền a. Mức độ phân quyền
Theo Chenhall và Morris (1986), phân quyền là mức độ giao quyền tự chủ cho các nhà quản trị cấp dưới [28]. Phân cấp quản lý cho phép các nhà quản trị các cấp tự chủ hơn trong việc lập kế hoạch cũng như kiểm soát hoạt động, đồng thời gắn liền trách nhiệm của mình với các hoạt động đó.
Sự phân quyền trong tổ chức thể hiện qua việc nhà quản trị cấp cao phân quyền cho cấp dưới trong việc ra quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả
H5 H3 H2 Mức độ phân quyền Nhận thức về KTQT của Ban lãnh đạo
Trình độ của nhân viên kế toán
Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo
Văn hóa tổ chức Mức độ vận dụng KTQT H1 H4
34
hoạt động trong phạm vi trách nhiệm của họ. Phân quyền trong tổ chức là cơ sở để hình thành hệ thống kế toán trách nhiệm. Các nhà quản trị được đánh giá và khen thưởng dựa trên kết quả hoạt động của trung tâm do họ kiểm soát. Như vậy, phân quyền là một yếu tố thúc đẩy các nhà quản trị việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực để làm phát sinh các nhu cầu thông tin phục vụ lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hiệu quả và ra quyết định.
Khi nhà quản trị các cấp được ủy quyền nhiều hơn trong các tổ chức, họ cũng là người chịu nhiều trách nhiệm hơn trong việc hoạch định và kiểm soát hoạt động liên quan. Vì thế, nhà quản trị các cấp cần sử dụng nhiều hơn các công cụ quản trị, trong đó có công cụ KTQT để giúp họ có được thông tin hữu ích hơn trong việc cải thiện hệ thống quản lý doanh nghiệp. Các tổ chức phân quyền thành công thường thiết kế hệ thống KTQT để cung cấp thông tin phù hợp cho các nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định (Abdel-Kader, 2008). Ngoài ra, Baines và Langfield-Smith (2003) cũng cho rằng, vai trò của phân quyền KTQT trong doanh nghiệphay tổ chức không chỉ đơn giản là để cung cấp các dữ liệu mà còn cho phép nhân viên đưa ra các quyết định tốt hơn.
Đã có nhiều nghiên cứu trước đây nghiên cứu mối quan hệ giữa phân quyền với việc áp dụng KTQT trong các doanh nghiệpnhư nghiên cứu của Abdel-Kader (2008), Đoàn Ngọc Phi Anh (2012), Soobaroyen & Pourundersing (2008). Kết quả các nghiên cứu trên đều cho thấy mức độ phân quyền tác động tích cực đến việc vận dụng KTQT trong các tổ chức.
Đối với các đơn vị sự nghiệp, việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ đã được thực hiện từ năm 2006 theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và càng mạnh mẽ sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về việc quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP theo hướng quy định các vấn đề chung, làm căn cứ cho các bộ, cơ quan liên quan xây dựng các
35
Nghị định riêng quy định đối với từng lĩnh vực cụ thể. Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã thể hiện rõ mục tiêu đổi mới toàn diện các đơn vị sự nghiệp; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị đồng bộ cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính. Việc đổi mới đơn vị sự nghiệp sang tự chủ thực tế đã làm thay đổi tích cực hiệu quả hoạt động, mang lại nhiều lợi ích. Trước hết, đã góp phần nâng cao tính tự chủ tài chính trong hoạt động của các đơn vị, tiết kiệm chi cho ngân sách, tăng thu nhập người lao động, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho xã hội. Đồng thời, góp phần cơ cấu lại chi thường xuyên, từng bước chuyển dần từ giao dự toán ngân sách sang thực hiện phương thức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ.
Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết H1:
H1: Mức độ phân quyền tác động tích cực đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định.
b. Nhận thức về Kế toán quản trị của Ban lãnh đạo
Nhà quản trị là người trực tiếp sử dụng thông tin KTQT để ra quyết định, do vậy nhu cầu sử dụng thông tin của nhà quản trị có ảnh hưởng quan trọng đến việc vận dụng KTQT trong các tổ chức. Ngoài nhu cầu thông tin, sự ủng hộ của nhà quản trị trong việc tiếp cận các kỹ thuật KTQT mới và vận dụng vào tổ chức cũng là nhân tố tích cực ảnh hưởng đến sự vận dụng KTQT trong tổ chức.
Để thực hiện tốt công tác KTQT, yếu tố ảnh hưởng đầu tiên là nhận thức của ban lãnh đạo của đơn vị. Ban lãnh đạo có nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của hệ thống KTQT thì việc công tác KTQT mới có hiệu quả, có chất lượng. Trong môi trường cạnh tranh, KTQT ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà quản trị ra các quyết định hiệu quả. Tăng cường hệ thống KTQT trong các tổ chức nhằm hỗ trợ thông tin cho các nhà
36
quản trị ra các quyết định là điều kiện cần thiết để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của các tổ chức.
Việc vận dụng KTQT khó thành công hoặc gặp khó khăn nếu ban lãnh đạo không biết về lợi ích do việc vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT mang lại. Khi ban lãnh đạo có sự hiểu biết về các công cụ kỹ thuật KTQT, sẽ phát sinh nhu cầu về việcvận dụng KTQT. Điều này giúp họ đánh giá cao về tính hữu ích của các công cụ kỹ thuật KTQT và không ngần ngại bỏ chi phí đầu tư vào việc vận dụng KTQT.
Kết quả nghiên cứu của Abdel-Kader (2008), Ahmad (2012), Sulaiman và cộng sự (2015) cho thấy nhận thức về KTQT của ban lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến mức độ áp dụng KTQT.
Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết H2:
H2: Nhận thức về KTQT của Ban lãnh đạo tác động tích cực đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định.
c. Trình độ của nhân viên kế toán
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự thành bại của tổ chức, doanh nghiệp nói chung. Trong môi trường toàn cầu hóa, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, kiến thức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thành công của tổ chức.
Do đó vận dụng KTQT vào tổ chức cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi nguồn nhân lực, cụ thể là trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán. Hầu hết các tổ chức sự nghiệp đều có phòng tài chính kế toán riêng biệt với các chuyên viên kế toán có trình độ để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu, quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Nếu trình độ chuyên môn về KTQT không đáp ứng được nhu cầu thì việc vận dụng KTQT sẽ không thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả.
37
Nhân viên kế toán phải thường xuyên cập nhật các kiến thức và kỹ thuật mới, vận dụng để thiết kế hệ thống, xây dựng và thực hiện hệ thống kế toán chi phí phù hợp nhằm hỗ trợ cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định.
Có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây đều cho thấy trình độ nhân viên kế toán ảnh hưởng tích cực đến việc vận dụng KTQT như nghiên cứu của Ismai and King (2007); Wu và Boateng (2010); Ahmad (2012) và công trình nghiên cứu trong nước như Trần Ngọc Hùng (2016), Trần Thị Yến (2017), Nguyễn Tiến Nhân và cộng sự (2019).
Tác giả đưa ra giả thuyết:
H3: Trình độ của nhân viên kế toán tác động tích cực đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định.
d. Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo
Như đã đề cập ở trên, để thực hiện tốt công tác KTQT, yếu tố ảnh hưởng đầu tiên là thái độ của ban lãnh đạo đơn vị. Ở nhiều tổ chức, mặc dù đội ngũ quản lý có trình độ, am hiểu về KTQT nhưng nếu họ không tạo điều kiện thuận lợi, không hỗ trợ nhân viên trong việc vận hành, sử dụng KTQT thì điều này cũng là một trở lực, khó khăn cho việc vận dụng công cụ KTQT.
Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo có thể thể hiện thông qua việc tạo điều kiện cho các nhân viên kế toán, tài chính có thể tham dự các khóa đào tạo, tập huấn, học tập chuyên sâu về công cụ kế toán quán trị để có thể mang lại hiệu quả cao.
Nghiên cứu của Sulaiman và cộng sự (2014)đã cho thấy sự hỗ trợ của ban lãnh đạo càng cao thì việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định càng cao.
Tác giả đưa ra giả thuyết:
H4: Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo tác động tích cực đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định.
38
e. Văn hóa tổ chức
Theo Business Dictionary, văn hóa tổ chức hay văn hóa doanh nghiệp bao gồm các kỳ vọng, kinh nghiệm, triết lý và các giá trị kết nối các yếu tố này lại với nhau; Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện thông qua hình ảnh, các hoạt động bên trong, các tương tác với bên ngoài và các kỳ vọng trong tương lai. Văn hóa doanh nghiệp dựa trên các giá trị, niềm tin, phong tục được đồng thuận, các nguyên tắc được văn bản hóa hay không được văn bản hóa được phát triển theo thời gian và được số đông công nhận là đúng. Văn hóa doanh nghiệp còn thể hiện qua:
- Cách thức kinh doanh của doanh nghiệp, cách tương tác với nhân viên, khách hàng, và xa hơn là tương tác với cộng đồng.
- Các áp lực khi ra quyết định, phát triển các ý tưởng mới hay thể hiện cái tôi cá nhân.
- Việc sắp xếp cơ cấu tổ chức như thế nào.
- Việc nhân viên cam kết hướng đến mục tiêu của tổ chức như thế nào. Theo Needle (2004), văn hóa doanh nghiệp cũng bao gồm luôn cả tầm nhìn, giá trị cốt lõi, các tiêu chuẩn, hệ thống, biểu tượng, ngôn ngữ, giả định, niềm tin cũng như các hành vi của các thành viên trong tổ chức.
Theo Alper Erserim (2012), việc vận dụng KTQT chịu ảnh hưởng bởi văn hóa tại các doanh nghiệp vì khi vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT đòi hỏi có sự hiểu biết và hợp tác từ các phòng ban,nhân viên trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần sự hỗ trợ từ chủ doanh nghiệp, chia sẻ thông tin qua lại giữa các nhân viên, giữa cấp trên với cấp dưới. Ngoài ra, văn hóa tổ chức còn thể hiện qua sự đồng thuận cao trong mục tiêu chung, thể hiện qua sự đồng thuận về mục tiêu chung của toàn thể doanh nghiệp hay đồng thuận của các cá nhân về mục tiêu chung của từng phòng bàn, bộ phận. Ngoài ra, cũng được thể hiện qua sự tôn trọng và tuân thủ các mục tiêu, quy định trong doanh nghiệp.
39
Đã có nhiều nghiên cứu trong nước chứng minh thực nghiệm được luận điểm trên, như nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016), Nguyễn Vũ Thanh Giang (2017). Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết:
H5: Văn hóa tổ chức tác động tích cực đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Sơ đồ quy trình nghiên cứu dưới đây được sử dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Phỏng vấn chuyên gia Điều chỉnh thang đo Thang đo chính thức
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi
Kiểm định Cronbach’s Alpha,
Phân tích nhân tố EFA
Phân tích hệ số tương quan
Phân tích mô hình hồi quy
Kiểm định các giả thuyết Cơ sở lý thuyết & Mô hình nghiên cứu Thang đo dự kiến Xử lý dữ liệu
40
bàn tỉnh Bình Định. Nghiên cứu được tiến hành theo hai giai đoạn chính, đó là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
2.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu khám phá, kết quả của giai đoạn này là cơ sở xây dựng bảng câu hỏi chi tiết cho nghiên cứu định lượng. Đây sẽ là dữ liệu cho việc hiệu chỉnh, bổ sung các biến trong thang đo. Dựa vào tổng quát lý thuyết, so sánh và kế thừa các kết quả nghiên cứu từ những tác giả đi trước, các biến quan sát trong thang đo dự kiến được hình thành.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn chuyên gia là lãnh đạo, kế toán trưởng tại một số đơn vị sự nghiệp và một số giảng viên các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Định để xác định lại tính phù hợp của giả thuyết và mô hình nghiên cứu với điều kiện thực tế, đồng thời điều chỉnh các từ ngữ sử dụng trong từng thang đo. Cách thức thực hiện phỏng vấn chuyên gia:
- Đầu tiên, để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định từ mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ở Chương 2, tác giả đo lường mức độ đồng ý và không đồng ý của các chuyên gia đối với các yếu tố ảnh hưởng.
Đồng thời, tác giả còn đưa ra một số câu hỏi mở để các lãnh đạo, kế toán trưởng tại một số đơn vị sự nghiệp và một số giảng viên các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Định có thể đề xuất thêm các yếu tố ảnh hưởng .
- Thứ hai, sau đó, tác giả tiếp tục phỏng vấn các lãnh đạo, kế toán trưởng tại một số đơn vị sự nghiệp và một số giảng viên các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Định nhằm hiệu chỉnh thang đo sao cho phù hợp, kiểm tra ngôn ngữ trình bày, khả năng hiểu các phát biểu trong thang đo. Điều này sẽ được ghi nhận làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh thang đo.
41
2.2.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, các chuyên gia đều thống nhất cho rằng 5 yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định bao gồm: Mức độ phân quyền; Nhận thức về KTQT của Ban lãnh đạo; Trình độ của nhân viên kế toán; Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo; Văn hóa tổ chức.
Đối với thang đo, các chuyên gia nhận thấy khả năng hiểu các yếu tố trong thang đo dự kiến là khá chính xác. Thang đo được tác giả giả định có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định được các chuyên gia đánh giá là đầy đủ, dễ hiểu và phù hợp với thực tế.
Dựa vào kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả đã giữ nguyên các thành phần cấu thành đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định. Ngoài ra, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định được tác giả phát triển dựa trên kế thừa các nghiên cứu trước đây và kết quả phỏng vấn