Thiết kế nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 49 - 55)

7. Cấu trúc đề tài

2.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu khám phá, kết quả của giai đoạn này là cơ sở xây dựng bảng câu hỏi chi tiết cho nghiên cứu định lượng. Đây sẽ là dữ liệu cho việc hiệu chỉnh, bổ sung các biến trong thang đo. Dựa vào tổng quát lý thuyết, so sánh và kế thừa các kết quả nghiên cứu từ những tác giả đi trước, các biến quan sát trong thang đo dự kiến được hình thành.

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn chuyên gia là lãnh đạo, kế toán trưởng tại một số đơn vị sự nghiệp và một số giảng viên các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Định để xác định lại tính phù hợp của giả thuyết và mô hình nghiên cứu với điều kiện thực tế, đồng thời điều chỉnh các từ ngữ sử dụng trong từng thang đo. Cách thức thực hiện phỏng vấn chuyên gia:

- Đầu tiên, để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định từ mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ở Chương 2, tác giả đo lường mức độ đồng ý và không đồng ý của các chuyên gia đối với các yếu tố ảnh hưởng.

Đồng thời, tác giả còn đưa ra một số câu hỏi mở để các lãnh đạo, kế toán trưởng tại một số đơn vị sự nghiệp và một số giảng viên các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Định có thể đề xuất thêm các yếu tố ảnh hưởng .

- Thứ hai, sau đó, tác giả tiếp tục phỏng vấn các lãnh đạo, kế toán trưởng tại một số đơn vị sự nghiệp và một số giảng viên các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Định nhằm hiệu chỉnh thang đo sao cho phù hợp, kiểm tra ngôn ngữ trình bày, khả năng hiểu các phát biểu trong thang đo. Điều này sẽ được ghi nhận làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh thang đo.

41

2.2.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, các chuyên gia đều thống nhất cho rằng 5 yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định bao gồm: Mức độ phân quyền; Nhận thức về KTQT của Ban lãnh đạo; Trình độ của nhân viên kế toán; Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo; Văn hóa tổ chức.

Đối với thang đo, các chuyên gia nhận thấy khả năng hiểu các yếu tố trong thang đo dự kiến là khá chính xác. Thang đo được tác giả giả định có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định được các chuyên gia đánh giá là đầy đủ, dễ hiểu và phù hợp với thực tế.

Dựa vào kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả đã giữ nguyên các thành phần cấu thành đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định. Ngoài ra, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định được tác giả phát triển dựa trên kế thừa các nghiên cứu trước đây và kết quả phỏng vấn chuyên gia.

2.1.1.3. Xây dựng thang đo và mã hóa dữ liệu

Dựa vào kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả đã giữ nguyên các thành phần cấu thành các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định được tác giả phát triển dựa trên cơ sở kết quả phỏng vấn chuyên gia. Thang đo được phát triển dưới hình thức thang đo Likert 5 bậc (1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) như sau:

Đối với thang đo biến phụ thuộc Mức độ vận dụng KTQT (MD): được đo bằng 05 biến quan sát, mã hóa từ MD1 đến MD5.

42

Tác giả kế thừa thang đo Mức độ vận dụng từ kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016). Theo đó, thang đo Mức độ vận dụng KTQT bao gồm:

Bảng 2.1. Thang đo Mức độ vận dụng KTQT

Tên yếu tố Ký hiệu biến Nội dung

Mức độ vận dụng KTQT MD1 Mức độ vận dụng các kỹ thuật KTQT chi phí (costing system) MD2 Mức độ vận dụng các phương pháp dự toán (budgeting system) MD3

Mức độ vận dụng các thang đo đánh giá hiệu quả hoạt động (performnance evaluation system)

MD4

Mức độ vận dụng thông tin KTQT để hỗ trợ quá trình ra quyết định (decision support system)

MD5

Mức độ vận dụng các công cụ KTQT chiến lược (strategic management system)

Thang đo các biến độc lập của mô hình nghiên cứu:

(1) Thang đo cho nhân tố Mức độ phân quyền (PQ): được đo bằng 03 biến quan sát, mã hóa từ PQ1 đến PQ3.

Mức độ phân quyền trong nghiên cứu này được đánh giá theo thang đo của Đoàn Ngọc Phi Anh (2012), Vương Thị Nga (2012) xây dựng và từ kết quả phỏng vấn chuyên gia. Theo đó, thang đo đánh giá Mức độ phân quyền

43

bao gồm về tài chính, mua sắm tài sản, tuyển dụng sa thải, đào tạo, công việc hằng ngày. Tuy nhiên trong các đơn vị sự nghiệp thì tác giả chọn tuyển dụng sa thải, đào tạo, công việc hằng ngày.

Bảng 2.2. Thang đo mức độ phân quyền

Tên yếu tố Ký hiệu biến Nội dung

Mức độ phân quyền

PQ1 Mức độ tự chủ của Ông/Bà trong các quyết định liên quan công việc hàng ngày của bộ phận

PQ2 Mức độ tự chủ của Ông/Bà trong việc tuyển dụng hoặc sa thải nhân viên

PQ3 Mức độ tự chủ của Ông/Bà trong việc đào tạo nhân viên

(2) Thang đo Nhận thức về kế toán quản trị của Ban lãnh đạo (NT): được đo bằng 04 biến quan sát, mã hóa từ NT1 đến NT4.

Tác giả kế thừa thang đo Nhận thức về kế toán quản trị của Ban lãnh đạo từ kết quả của Abdel-Kader (2008), Ahmad (2012), Karanja và cộng sự (2013), Sulaiman và cộng sự (2015), Trần Ngọc Hùng (2016). Theo đó, thang đo Nhận thức về kế toán quản trị của Ban lãnh đạo bao gồm:

Bảng 2.3. Thang đo Nhận thức về kế toán quản trị của Ban lãnh đạo

Tên yếu tố Ký hiệu

biến Nội dung

Nhận thức về kế toán quản trị của

Ban lãnh

NT1 Ban lãnh đạo đánh giá cao về tính hữu ích của công cụ kế toán quản trị

44

Tên yếu tố Ký hiệu

biến Nội dung

đạo KTQT để ra quyết định

NT3 Ban lãnh đạo sẵn sàng đầu tư cho hệ thống KTQT

NT4 Ban lãnh đạo có hiểu biết về các công cụ kế toán quản trị

(3) Thang đo Trình độ của nhân viên kế toán (TD): được đo bằng 04 biến quan sát, mã hóa từ TD1 đến TD4.

Tác giả kế thừa thang đo Trình độ của nhân viên kế toán từ kết quả của Trần Ngọc Hùng (2016), Trần Thị Yến (2017), Nguyễn Tiến Nhân và cộng sự (2019). Theo đó, thang đo Trình độ của nhân viên kế toán bao gồm:

Bảng 2.4. Thang đo Trình độ của nhân viên kế toán

Tên yếu tố Ký hiệu biến Nội dung

Trình độ của nhân viên kế toán

TD1 Nhân viên kế toán có trình độ từ trung cấp, cao đẳng nghề

TD2 Nhân viên kế toán có trình độ từ cử nhân kế toán trở lên

TD3

Nhân viên kế toán có các chứng chỉ về kế toán chuyên nghiệp trong nước (kế toán trưởng, giám đốc tài chính)

45

Tên yếu tố Ký hiệu biến Nội dung

TD4

Nhân viên kế toán có các chứng chỉ về kế toán chuyên nghiệp quốc tế (ACCA, CMA …)

(4) Thang đo Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo (HT): được đo bằng 03 biến quan sát, mã hóa từ HT1 đến HT3.

Tác giả kế thừa thang đo Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo từ kết quả nghiên cứu của Sulaiman và cộng sự (2014), Vương Thị Nga (2015). Theo đó, thang đo Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo bao gồm:

Bảng 2.5. Thang đo Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo

Tên yếu tố Ký hiệu biến Nội dung

Sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo

HT1 Ban lãnh đạo sẵn sàng hỗ trợ về mặt tài chính cho hệ thống KTQT

HT2 Ban lãnh đạo sẵn sàng hỗ trợ về mặt nhân lực cho hệ thống KTQT

HT3 Lãnh đạo của đơn vị sẵn sàng hỗ trợ thời gian cho hệ thống KTQT

(5) Thang đo Văn hóa tổ chức (VH): được đo bằng 03 biến quan sát, mã hóa từ VH1 đến VH3.

Tác giả kế thừa thang đo Văn hóa tổ chức từ kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016), Nguyễn Vũ Thanh Giang (2017). Theo đó, thang đo Văn hóa tổ chức bao gồm:

46

Bảng 2.6. Thang đo Văn hóa tổ chức

Tên yếu tố Ký hiệu biến Nội dung

Văn hóa tổ chức

VH1

Có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp

VH2 Có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận VH3

Trong tổ chức có sự đồng thuận về mục tiêu phát triển chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)