7. Cấu trúc đề tài
3.6. THẢO LUẬN KẾT QUẢ HỒI QUY
Dựa vào Bảng 3.13 nêu trên, các yếu tố “Mức độ phân quyền”, “Nhận thức về KTQT của Ban lãnh đạo”, “Trình độ của nhân viên kế toán”, “Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo”, “Văn hóa tổ chức”có Sig.<0.05 nên các yếu tố này tương quan ý nghĩa với “Mức độ vận dụng KTQT” với độ tin cậy 95%.
Qua kết quả chạy hồi quy ta rút ra được phương trình chuẩn hóa như sau:
KTQT = 0.228*PQ + 0.289*VH + 0.188*TD+ 0.267*HT + 0.197*NT
Trong đó:
KTQT: Mức độ vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định.
PQ: Mức độ phân quyền
VH: Văn hóa tổ chức
TD: Trình độ của nhân viênkế toán
HT: Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo
NT: Nhận thức về KTQT của Ban lãnh đạo Hay cụ thể hơn:
67
Mức độ vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định= 0.228* (Mức độ phân quyền) + 0.289* (Văn hóa tổ chức) + 0.188*
(Trình độ của nhân viên kế toán) + 0.267* (Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo) + 0.197* (Nhận thức về KTQT của Ban lãnh đạo)
Thông qua phân tích hồi quy, kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định gồm 05 yếu tố, đó là các yếu tố “Mức độ phân quyền”, “Nhận thức về KTQT của Ban lãnh đạo”, “Trình độ của nhân viên kế toán”, “Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo”, “Văn hóa tổ chức”. Trong đó yếu tố “Văn hóa tổ chức” là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất với chỉ số β = 0.289 và yếu tố “Trình độ của nhân viên kế toán” là yếu tố ảnh hưởng ít nhất với hệ số β = 0.188. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nhân tố xem xét đều có ảnh hưởng dương và mức độ ảnh hưởng không chênh lệch nhiều đối với mức độ vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời, mô hình hồi quy có thể giải thích được 46,7% sự biến thiên của mức độ vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Kết luận Chương 3
Trong Chương 3, tác giả trình bày các kết quả phân tích định lượng từ kiểm định độ tin cậy của thang đó, phương pháp phân tích nhân tố và phân tích hồi quy. Kết quả phân tích như sau:
Kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thấy có không có biến quan sát nào bị loại bỏ khỏi mô hình. Tiếp theo, phân tích nhân tố khám phá cho thấy các thang đo giảithích tốt cho các khái niệm nghiên cứu đã nêu, không có bất kỳ biến quan sát nào bị loại. Các thang đo hội tụ về 05 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc, đồng thời có sự phân biệt giữa các nhân tố với nhau. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu của mô hình hồi quy cho thấy tất cảcác biến đều phù hợp với mô hình nghiên cứu đề xuất. Qua đó rút ra được 05 yếu tố
68
tác động đến mức độ vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đó là các yếu tố “Mức độ phân quyền”, “Nhận thức về KTQT của Ban lãnh đạo”, “Trình độ của nhân viên kế toán”, “Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo”, “Văn hóa tổ chức”. Các yếu tố này đều tác động tích cực đến mức độ vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trong đó yếu tố “Văn hóa tổ chức” ảnh hưởng nhiều nhất. Mô hình hồi quy có R2 hiệu chỉnh là 0.467. Như vậy, 46,7% sự thay đổi Mức độ vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định được giải thích bởi 05 biến độc lập nêu trên.
69
CHƯƠNG 4
HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Dựa vào kết quả nghiên cứu ở Chương 3, trong chương 4 này, tác giả đưa ra các hàm ý chính sách nhằm gia tăng mức độ vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định. Ngoài ra, tác giả còn trình bày những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.Các nội dung trình bày của chương: Kết quả nghiên cứu; Hàm ý chính sách; Đánh giá những đóng góp và hạn chế của nghiên cứu.