Lý thuyết tâm lý (Psychological theory)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 38 - 41)

7. Cấu trúc đề tài

1.3.4. Lý thuyết tâm lý (Psychological theory)

Lý thuyết tâm lý học đã được sử dụng để nghiên cứu KTQT trong hơn 50 năm, Argyris (1952, 1953) dựa vào mối quan hệ của con người và động lực nhóm để điều tra bối cảnh xã hội của ngân sách.

Lý thuyết này nhấn mạnh vai trò con người trong tổ chức, quan điểm của nhóm này cho rằng năng suất lao động không chỉ do yếu tố vật chất quyết định mà còn do nhu cầu tâm lý xã hội của con người. "Vấn đề tổ chức là vấn đề con người" và họ chỉ ra rằng trong trường phái cổ điển có nhiều hạn chế vì đã bỏ qua yếu tố con người trong quá trình làm việc.

Tác giả của lý thuyết các quan hệ con người trong tổ chức là Mary Parker Pollet (1868 - 1933). Tác giả này cho rằng, trong quá trình làm việc, người lao động có các mối quan hệ với nhau và với các nhà quản trị. Đồng

30

thời tác giả cũng nhấn mạnh, hiệu quả của quản trị phụ thuộc vào việc giải quyết các mối quan hệ này. Các tác giả về hành vi con người cho rằng hoạt động của con người phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tâm lý xã hội. Chính các yếu tố này tạo nên các quan hệ tốt đẹp trong quá trình lao động, từ đó mà có thể đạt hiệu quả trong quá trình làm việc.

Con người là một trong những thành phần quan trọng nhất của các tổ chức, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của các tổ chức. Khi hành vi cá nhân phù hợp với mục tiêu của tổ chức, các tổ chức phát triển thịnh vượng. Để hiểu tác động của các hành vi của cá nhân đối với tổ chức, lý thuyết tâm lý được áp dụng trong nghiên cứu KTQT để nghiên cứu mối quan hệ giữa hành vi cá nhân và KTQT (Birnberg và cộng sự, 2007) trong các quá trình lập ngân sách, kiểm soát và ra quyết định.

Stedry (1960) sử dụng lý thuyết động lực để điều tra ảnh hưởng của mục tiêu ngân sách tới hiệu suất cá nhân. Hopwood (1972) sử dụng khái niệm này từ lý thuyết tâm lý nghiên cứu cấp trên sử dụng thông tin kế toán để đánh giá cấp dưới và ảnh hưởng của cấp dưới với các nhân viên khác.

Trong những năm 1970, KTQT sử dụng lý thuyết tâm lý để nghiên cứu làm thế nào các cá nhân xử lý các thông tin để lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định. Mock và cộng sự (1975) điều tra sự phản hồi tương tác của KTQT với nhận thức và phong cách cá nhân để gây ảnh hưởng đến các quyết định điều hành. Lý thuyết tâm lý học có thể được sử dụng để giải thích cả nguyên nhân và ảnh hưởng của KTQT đến hành vi cá nhân.

Lý thuyết tâm lý chỉ ra rằng việc thiết lập và vận hành hệ thống KTQT trong tổ chức phải xem xét tác động đến mối quan hệ con người trong tổ chức (quan hệ cấp trên với cấp dưới, quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức với nhau). Điều này liên quan đến quá trình hoạch định ngân sách, quá trình kiểm soát đánh giá và ra quyết định phải tạo được động lực và hướng đến việc nâng cao hiệu suất các bộ phận. Ví dụ việc thiết lập các định mức chi phí và

31

các chỉ tiêu đánh giá nếu chỉ quan tâm đến cắt giảm chi phí mà không chú ý đến nâng cao hiệu suất và giải quyết hài hòa lợi ích giữa các bộ phận trong tổ chức có thể sẽ không huy động được mọi người trong tổ chức nỗ lực phấn đấu giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận.

Việc nghiên cứu các lý thuyết có ý nghĩa thực tiễn trong việc xây dựng mô hình và nội dung vận dụng KTQT trong từng loại hình tổ chức và trong các nền kinh tế khác nhau. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu KTQT là cơ sở nền tảng và xuất phát điểm để xác định các nội dung KTQT đối với từng tổ chức và vận dụng một cách có hiệu quả. Đồng thời các lý thuyết cũng chỉ ra rằng hệ thống KTQT tổ chức chỉ thực sự hữu hiệu khi nó được xây dựng và phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng loại hình tổ chức và từng nền kinh tế cụ thể. Điều đó cũng có nghĩa không có một mô hình KTQT khuôn mẫu áp dụng cho tất cả các tổ chức Việt Nam, việc vận dụng KTQT trong tổ chức còn tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, quy mô tổ chức, trình độ công nghệ và môi trường kinh doanh hiện tại. Đồng thời trước những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất và môi trường kinh doanh mang tính toàn cầu, hệ thống KTQT trong tổ chức cũng cần có sự thay đổi và điều chỉnh linh hoạt mới đem lại hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản trị.

Tóm tắt Chương 1

Trong Chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan các lý thuyết về KTQT bao gồm quá trình hình thành và lịch sự phát triển của KTQT, vai trò của KTQT trong hoạt động của tổ chức; các lý thuyết nền liên quan đến nội dung nghiên cứu như lý thuyết bất định, lý thuyết đại diện, lý thuyết xã hội học và lý thuyết tâm lý và mối quan hệ giữa các lý thuyết này với nội dung nghiên cứu của luận văn.

32

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong Chương này, từ cơ sở lý thuyết ở Chương 1, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài luận văn thạc sĩ, đưa ra các lập luận và giả thuyết nghiên cứu. Tiếp theo, tác giả trình bày cụ thể phương pháp nghiên cứu của đề tài, tác giả cho thấy được phương pháp nghiên cứu, cũng như các vấn đề cần thiết trong việc thu thập dữ liệu từ bảng khảo sát và các bước phân tích như: Thiết kế bảng hỏi, các bước điều tra, thống kê mô tả dữ liệu và mô hình hồi quy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)