7. Cấu trúc đề tài
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Sơ đồ quy trình nghiên cứu dưới đây được sử dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Phỏng vấn chuyên gia Điều chỉnh thang đo Thang đo chính thức
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi
Kiểm định Cronbach’s Alpha,
Phân tích nhân tố EFA
Phân tích hệ số tương quan
Phân tích mô hình hồi quy
Kiểm định các giả thuyết Cơ sở lý thuyết & Mô hình nghiên cứu Thang đo dự kiến Xử lý dữ liệu
40
bàn tỉnh Bình Định. Nghiên cứu được tiến hành theo hai giai đoạn chính, đó là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
2.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu khám phá, kết quả của giai đoạn này là cơ sở xây dựng bảng câu hỏi chi tiết cho nghiên cứu định lượng. Đây sẽ là dữ liệu cho việc hiệu chỉnh, bổ sung các biến trong thang đo. Dựa vào tổng quát lý thuyết, so sánh và kế thừa các kết quả nghiên cứu từ những tác giả đi trước, các biến quan sát trong thang đo dự kiến được hình thành.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn chuyên gia là lãnh đạo, kế toán trưởng tại một số đơn vị sự nghiệp và một số giảng viên các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Định để xác định lại tính phù hợp của giả thuyết và mô hình nghiên cứu với điều kiện thực tế, đồng thời điều chỉnh các từ ngữ sử dụng trong từng thang đo. Cách thức thực hiện phỏng vấn chuyên gia:
- Đầu tiên, để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định từ mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ở Chương 2, tác giả đo lường mức độ đồng ý và không đồng ý của các chuyên gia đối với các yếu tố ảnh hưởng.
Đồng thời, tác giả còn đưa ra một số câu hỏi mở để các lãnh đạo, kế toán trưởng tại một số đơn vị sự nghiệp và một số giảng viên các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Định có thể đề xuất thêm các yếu tố ảnh hưởng .
- Thứ hai, sau đó, tác giả tiếp tục phỏng vấn các lãnh đạo, kế toán trưởng tại một số đơn vị sự nghiệp và một số giảng viên các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Định nhằm hiệu chỉnh thang đo sao cho phù hợp, kiểm tra ngôn ngữ trình bày, khả năng hiểu các phát biểu trong thang đo. Điều này sẽ được ghi nhận làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh thang đo.
41
2.2.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, các chuyên gia đều thống nhất cho rằng 5 yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định bao gồm: Mức độ phân quyền; Nhận thức về KTQT của Ban lãnh đạo; Trình độ của nhân viên kế toán; Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo; Văn hóa tổ chức.
Đối với thang đo, các chuyên gia nhận thấy khả năng hiểu các yếu tố trong thang đo dự kiến là khá chính xác. Thang đo được tác giả giả định có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định được các chuyên gia đánh giá là đầy đủ, dễ hiểu và phù hợp với thực tế.
Dựa vào kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả đã giữ nguyên các thành phần cấu thành đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định. Ngoài ra, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định được tác giả phát triển dựa trên kế thừa các nghiên cứu trước đây và kết quả phỏng vấn chuyên gia.
2.1.1.3. Xây dựng thang đo và mã hóa dữ liệu
Dựa vào kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả đã giữ nguyên các thành phần cấu thành các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định được tác giả phát triển dựa trên cơ sở kết quả phỏng vấn chuyên gia. Thang đo được phát triển dưới hình thức thang đo Likert 5 bậc (1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) như sau:
Đối với thang đo biến phụ thuộc Mức độ vận dụng KTQT (MD): được đo bằng 05 biến quan sát, mã hóa từ MD1 đến MD5.
42
Tác giả kế thừa thang đo Mức độ vận dụng từ kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016). Theo đó, thang đo Mức độ vận dụng KTQT bao gồm:
Bảng 2.1. Thang đo Mức độ vận dụng KTQT
Tên yếu tố Ký hiệu biến Nội dung
Mức độ vận dụng KTQT MD1 Mức độ vận dụng các kỹ thuật KTQT chi phí (costing system) MD2 Mức độ vận dụng các phương pháp dự toán (budgeting system) MD3
Mức độ vận dụng các thang đo đánh giá hiệu quả hoạt động (performnance evaluation system)
MD4
Mức độ vận dụng thông tin KTQT để hỗ trợ quá trình ra quyết định (decision support system)
MD5
Mức độ vận dụng các công cụ KTQT chiến lược (strategic management system)
Thang đo các biến độc lập của mô hình nghiên cứu:
(1) Thang đo cho nhân tố Mức độ phân quyền (PQ): được đo bằng 03 biến quan sát, mã hóa từ PQ1 đến PQ3.
Mức độ phân quyền trong nghiên cứu này được đánh giá theo thang đo của Đoàn Ngọc Phi Anh (2012), Vương Thị Nga (2012) xây dựng và từ kết quả phỏng vấn chuyên gia. Theo đó, thang đo đánh giá Mức độ phân quyền
43
bao gồm về tài chính, mua sắm tài sản, tuyển dụng sa thải, đào tạo, công việc hằng ngày. Tuy nhiên trong các đơn vị sự nghiệp thì tác giả chọn tuyển dụng sa thải, đào tạo, công việc hằng ngày.
Bảng 2.2. Thang đo mức độ phân quyền
Tên yếu tố Ký hiệu biến Nội dung
Mức độ phân quyền
PQ1 Mức độ tự chủ của Ông/Bà trong các quyết định liên quan công việc hàng ngày của bộ phận
PQ2 Mức độ tự chủ của Ông/Bà trong việc tuyển dụng hoặc sa thải nhân viên
PQ3 Mức độ tự chủ của Ông/Bà trong việc đào tạo nhân viên
(2) Thang đo Nhận thức về kế toán quản trị của Ban lãnh đạo (NT): được đo bằng 04 biến quan sát, mã hóa từ NT1 đến NT4.
Tác giả kế thừa thang đo Nhận thức về kế toán quản trị của Ban lãnh đạo từ kết quả của Abdel-Kader (2008), Ahmad (2012), Karanja và cộng sự (2013), Sulaiman và cộng sự (2015), Trần Ngọc Hùng (2016). Theo đó, thang đo Nhận thức về kế toán quản trị của Ban lãnh đạo bao gồm:
Bảng 2.3. Thang đo Nhận thức về kế toán quản trị của Ban lãnh đạo
Tên yếu tố Ký hiệu
biến Nội dung
Nhận thức về kế toán quản trị của
Ban lãnh
NT1 Ban lãnh đạo đánh giá cao về tính hữu ích của công cụ kế toán quản trị
44
Tên yếu tố Ký hiệu
biến Nội dung
đạo KTQT để ra quyết định
NT3 Ban lãnh đạo sẵn sàng đầu tư cho hệ thống KTQT
NT4 Ban lãnh đạo có hiểu biết về các công cụ kế toán quản trị
(3) Thang đo Trình độ của nhân viên kế toán (TD): được đo bằng 04 biến quan sát, mã hóa từ TD1 đến TD4.
Tác giả kế thừa thang đo Trình độ của nhân viên kế toán từ kết quả của Trần Ngọc Hùng (2016), Trần Thị Yến (2017), Nguyễn Tiến Nhân và cộng sự (2019). Theo đó, thang đo Trình độ của nhân viên kế toán bao gồm:
Bảng 2.4. Thang đo Trình độ của nhân viên kế toán
Tên yếu tố Ký hiệu biến Nội dung
Trình độ của nhân viên kế toán
TD1 Nhân viên kế toán có trình độ từ trung cấp, cao đẳng nghề
TD2 Nhân viên kế toán có trình độ từ cử nhân kế toán trở lên
TD3
Nhân viên kế toán có các chứng chỉ về kế toán chuyên nghiệp trong nước (kế toán trưởng, giám đốc tài chính)
45
Tên yếu tố Ký hiệu biến Nội dung
TD4
Nhân viên kế toán có các chứng chỉ về kế toán chuyên nghiệp quốc tế (ACCA, CMA …)
(4) Thang đo Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo (HT): được đo bằng 03 biến quan sát, mã hóa từ HT1 đến HT3.
Tác giả kế thừa thang đo Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo từ kết quả nghiên cứu của Sulaiman và cộng sự (2014), Vương Thị Nga (2015). Theo đó, thang đo Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo bao gồm:
Bảng 2.5. Thang đo Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo
Tên yếu tố Ký hiệu biến Nội dung
Sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo
HT1 Ban lãnh đạo sẵn sàng hỗ trợ về mặt tài chính cho hệ thống KTQT
HT2 Ban lãnh đạo sẵn sàng hỗ trợ về mặt nhân lực cho hệ thống KTQT
HT3 Lãnh đạo của đơn vị sẵn sàng hỗ trợ thời gian cho hệ thống KTQT
(5) Thang đo Văn hóa tổ chức (VH): được đo bằng 03 biến quan sát, mã hóa từ VH1 đến VH3.
Tác giả kế thừa thang đo Văn hóa tổ chức từ kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016), Nguyễn Vũ Thanh Giang (2017). Theo đó, thang đo Văn hóa tổ chức bao gồm:
46
Bảng 2.6. Thang đo Văn hóa tổ chức
Tên yếu tố Ký hiệu biến Nội dung
Văn hóa tổ chức
VH1
Có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp
VH2 Có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận VH3
Trong tổ chức có sự đồng thuận về mục tiêu phát triển chung
2.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi
Các câu hỏi được chuẩn bị để sử dụng trong các cuộc khảo sát dựa trên đánh giá và mục tiêu của nghiên cứu, tiếp theo là thu thập dữ liệu. Các câu hỏi được chia làm ba phần như sau:
Phần đầu tiên của bảng câu hỏi được hỏi trả lời để có được thông tin cần thiết liên quan đến tên của các đơn vị sự nghiệp, vị trí công tác
Phần thứ hai của câu hỏi được thiết kế để đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định. Các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 mức độ
1- Rất không đồng ý, 2 - Không đồng ý; 3 - Bình thường; 4 - Đồng ý; 5 - Rất đồng ý.
Phần cuối cùng của bảng câu hỏi được thiết kế để xác định mức độ vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định.
47
2.2.3. Thu thập dữ liệu và phương pháp lấy mẫu
2.2.3.1. Thu thập dữ liệu
Đối tượng nghiên cứu là các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định lựa chọn phỏng vấn ngẫu nhiên. Ngoài ra, do tính chất của nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu được chọn là phương pháp phi xác suất. Chọn mẫu thuận tiện bằng hình thức phát bảng câu hỏi điều tra đến các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định và cố gắng thực hiện để đạt được trong việc lựa chọn người trả lời.
Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Theo Gorsuch (1983), phân tích nhân tố có mẫu quan sát ít nhất là Σ (5 x số biến quan sát của biến độc lập)
Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định kích cỡ mẫu cho phân tích nhân tố thường ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến. Hay theo quy tắc kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thọ (2011) thì số quan sát lớn hơn (ít nhất) 5 lần số biến, tốt nhất gấp 10 lần.
Ngoài ra, theoTabachnick & Fidell (1991) để phân tích hồi quy đạt kết quả tốt nhất thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức:
N ≥ 8k + 50
Trong đó: N là kích cỡ mẫu (biến quan sát); k số biến độc lập của mô hình. Trong nghiên cứu này, k = 5, do đó, nhằm nâng cao tính đại diện và đảm bảo yêu cầu kích thước mẫu, tác giả tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu với cỡ mẫu tối thiểu là 90.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch, các Phiếu khảo sát không đạt yêu cầu sẽ bị loại. Sau đó dữ liệu được mã hóa, nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Tiếp đến, tiến hành thống kê mô tả mẫu với các đặc điểm: tên đơn vị, vị trí và chức vụ công tác của người trả lời.
48
a. Phân tích và kiểm định hệ số tin cậy (Cronbach Alpha)
Là kiểm định cho phép đánh giá mức độ tin cậy của việc thiết lập một biến tổng hợp trên cơ sở nhiều biến đơn.
Công thức của hệ số Cronbach Alpha: α = Np/[1 + p(N – 1)]
Trong đó p là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi. Ký tự Hy Lạp trong công thức tượng trưng cho tương quan trung bình giữa tất cả các cặp mục hỏi được kiểm tra. Theo quy ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số α lớn hơn hoặc bằng 0,8. Mặc dù vậy, nếu có một danh mục quá nhiều các mục hỏi (N là số mục hỏi) thì sẽ có nhiều cơ hội để có hệ số α cao.
Để đạt được hệ số alpha lớn hơn hoặc bằng 0,8 cho một danh mục ít các mục hỏi mà các mục hỏi này đi liền với nhau một cách mạch lạc và đo lường cùng một vấn đề. Hệ số alpha của Cronbach sẽ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng nó sẽ không cho biết mục hỏi nào cần được bỏ đi và mục hỏi nào cần được giữ lại. Để làm được điều này cần phải xác định mục hỏi nào không phân biệt giữa những người cho điểm số lớn và những người cho điểm số nhỏ trong tập hợp toàn bộ các mục hỏi.
Các biến quan sát cùng đo lường một biến tiềm ẩn phải có tương quan với nhau, vì vậy phương pháp đánh giá tính nhất quán nội tại sử dụng hệ số Cronbach Alpha để thể hiện tính đáng tin cậy của thang đo. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng một thang đo có độ tin cậy tốt khi hệ số Cronbach Alpha biến thiên trong khoảng từ 0,7 đến 0,8. Tuy nhiên, nếu Cronbach Alpha ≥ 0,6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy, nhưng không được lớn hơn 0,95 vì bị vi phạm trùng lắp trong đo lường. Những biến có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại.
Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là chấp nhận được. Tính toán Cronbach Alpha giúp người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu.
49
b. Phân tích nhân tố (EFA)
Được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm. Các biến có hệ số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Phương pháp trích “Principal Component Analysis” được sử dụng kèm với phép quay “Varimax”. Điểm dừng trích khi các yếu tố có “Initial Eigenvalues” lớn hơn 1 (> 1).
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là kỹ thuật chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phân tích nhân tố khám phá phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng như rất cần thiết trong việc tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.
Mức độ thích hợp của tương quan nội tại giữa các biến quan sát trong các khái niệm nghiên cứu được thể hiện bằng hệ số Kaiser – Myer - Olkin (KMO) đo lường sự thích hợp của mẫu và mức ý nghĩa đáng kể của kiểm định Barlett. KMO có giá trị thích hợp trong khoảng [0,5;1].
Sự rút trích các nhân tố đại diện bằng các biến quan sát được thực hiện bằng phân tích nhân tố chính với phép quay vuông góc (Varimax). Các thành phần với giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 (Gerbing & Anderson, 1998) và tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% được xem như những nhân tố đại diện các biến. Cuối cùng, để phân tích nhân tố có ý nghĩa, tất cả các hệ số tải nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hệ số quy ước 0,5 để các khái niệm nghiên cứu đạt giá trị hội tụ (Hair và cộng sự, 1998). Bên cạnh đó, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
Kỹ thuật phân tích nhân tố (factor analysis) đã được sử dụng trong