Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018 (Trang 27 - 29)

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định là bệnh viện loại 1, nằm trên diện tích 2,7 ha trong khu vực nội thành Nam Định, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định có quy mô hơn 700 giường bệnh với 07 phòng chức năng, 21 khoa lâm sàng, 09 khoa cận lâm sàng với tổng số hơn 700 y, bác sĩ và điều dưỡng viên. Hàng năm bệnh viện thực hiện hơn 6000 ca phẫu thuật bằng các kỹ thuật tiên tiến của tuyến trung ương.

Khoa Nội tổng hợp của bệnh viện là nơi điều trị chính cho người bệnh BPTNMT. Theo thống kê của Phòng Kế hoạch – Tổng hợp từ 1/1/2017 đến 1/10/2017 có 310 người bệnh BPTNMT được điều trị tại khoa. Từ đó có thể thấy lượng người bệnh BPTNMT trên địa bàn tỉnh Nam Định là tương đối lớn. Điều này đòi hỏi phải nâng cao nhận thức trong chăm sóc và phòng tái phát bệnh để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Hướng dẫn thực hành tập phục hồi chức năng hô hấp cho

người bệnh BPTNMT

- Kỹ thuật ho có kiểm soát - Kỹ thuật thở mạnh - Kỹ thuật thở chúm môi - Kỹ thuật thở cơ hoành

Mức độ khó thở, thực hành tập phục hồi chức năng hô hấp Thực hành tập phục hồi chức năng hô hấp

17

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Đối tượng nghiên cứu

Người bệnh mắc BPTNMT, đang điều trị nội trú tại Khoa Nội tổng hợp bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.

2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn

Người bệnh được chẩn đoán mắc BPTNMT và đủ khả năng thực hiện đầy đủ bài tập phục hồi chức năng hô hấp sẽ được đưa vào nghiên cứu.

Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ

Người bệnh đã từng tham gia một chương trình hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp có nội dung tương tự.

Người bệnh mắc bệnh hô hấp như chấn thương lồng ngực nặng, hoặc mới phẫu thuật lồng ngực.

Người bệnh không có khả năng hợp tác trong chương trình như rối loạn tâm thần, nhận thức chậm, khó giao tiếp, thính lực và thị lực kém.

Người bệnh mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch mắc phải như HIV/AIDS.

2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 05 năm 2018.

2.2.2.Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành tại Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.

2.3.Thiết kế nghiên cứu

18

Quy trình can thiệp

Người bệnh tham gia nghiên cứu được phân chia nhóm ngẫu nhiên bằng phương pháp bốc thăm, mỗi nhóm 55 người.

Nhóm can thiệp: người bệnh đủ tiêu chuẩn sẽ được tiến hành hướng dẫn thực

hành phục hồi chức năng hô hấp với 4 bài tập: kỹ thuật ho có kiểm soát, kỹ thuật thở ra mạnh, kỹ thuật thở chúm môi, kỹ thuật thở hoành. Ngoài việc hướng dẫn người bệnh tập luyện lần đầu trong ngày can thiệp đầu tiên thì cán bộ điều dưỡng sẽ có mặt để hướng dẫn người bệnh tập luyện đầy đủ vào buổi sáng trong 4 ngày liên tiếp và giám sát người bệnh tự tập luyện vào buổi chiều.

Nhóm chứng: người bệnh đủ tiêu chuẩn sẽ được tiến hành hướng dẫn thực

hành phục hồi chức năng hô hấp với 4 bài tập: kỹ thuật ho có kiểm soát, kỹ thuật thở ra mạnh, kỹ thuật thở chúm môi, kỹ thuật thở hoành. Người bệnh được cán bộ điều dưỡng hướng dẫn 1 lần duy nhất trong ngày can thiệp đầu tiên và yêu cầu người bệnh tự tập luyện 2 lần/ngày (buổi sáng tập 1 lần, buổi tối tập 1 lần) trong 4 ngày liên tiếp.

Nội dung can thiệp:

Nhóm can thiệp và nhóm chứng đều được hướng dẫn thực hành phục hồi chức năng hô hấp theo tuần tự như sau:

Bước 1: hướng dẫn ho có kiểm soát thời gian thực hiện 5 phút. Bước 2: hướng dẫn kỹ thuật thở ra mạnh thời gian thực hiện 5 phút. Bước 3: hướng dẫn kỹ thuật thở ra chúm môi thời gian thực hiện 5 phút. Bước 4: hướng dẫn kỹ thuật thở cơ hoành thời gian thực 5 phút.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)