Sự thay đổi thực hànhphục hồi chức năng hô hấp của nhóm can thiệp sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018 (Trang 63 - 101)

chức năng hô hấp cho người bệnh BPTNMT sẽ giúp người bệnh tăng cường việc thực hiện đúng các kỹ thuật để từ đó làm giảm tình trạng khó thở trên người bệnh [14]. Kết quả này cũng được đề cập đến trong nghiên cứu của Valenza M.C và cộng sự (2014) sau hướng dẫn về kỹ thuật thở cơ hoành, người bệnh cải thiện tình trạng khó thở ở người bệnh BPTNMT với trước hướng dẫn (p < 0,001) [47].

4.3.6. Sự thay đổi thực hành kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp chung giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng sau hướng dẫn

Trước hướng dẫn, tỷ lệ người bệnh thực hiện kém của kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp chung ở nhóm can thiệp là 41,8% và nhóm chứng ở mức trên 40,0%. Trong đó điểm trung bình mức độ thực hiện kỹ thuật PHCNHH chung của nhóm can thiệp là 7,20 ± 2,03 điểm và nhóm chứng là 7,16 ± 2,10 điểm. Sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Với việc người bệnh thực hiện đúng và đủ các bước của cả bốn bài tập là nhờ sự hướng dẫn của cán bộ điều dưỡng, đồng thời đây cũng sẽ là một yếu tố tốt cho sự cải thiện tình trạng thở nói riêng cũng như tình trạng sức khoẻ nói chung của người bệnh. Và để duy trì hiệu quả của biện pháp này người bệnh cần kiên trì luyện tập, đồng thời ngoài việc luyện tập người bệnh cần nên tham gia các chương trình tư vấn về dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ của cơ sở y tế, song song với việc tuân thủ điều trị.

4.4. Sự thay đổi thực hành phục hồi chức năng hô hấp của nhóm can thiệp sau hướng dẫn hướng dẫn

4.4.1. Sự thay đổi mức độ khó thở ở nhóm can thiệp sau hướng dẫn

Trước khi tham gia nghiên cứu có đến 76,3% người bệnh ở nhóm can thiệp có mức độ khó thở từ mMRC 2 trở lên, sau can thiệp tỷ lệ này giảm xuống còn 54,5%, so sánh trước và sau can thiệp khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Tường Oanh cho thấy sau chương trình can thiệp hướng dẫn thực hành phục hồi chức năng hô hấp mức độ khó thở của người bệnh được cải thiện [14]. Nghiên cứu

53

của Nguyễn Viết Nhung và cộng sự (2010) cũng cho thấy với nhóm can thiệp sau khi hướng dẫn thực hiện chương trình phục hồi chức năng hô hấp cũng không còn người bệnh ở mức độ khó thở mMRC 4 [13]. So sánh với nghiên cứu của Ahmed Saad Elmorsi (2015) sau khi hướng dẫn các bài tập tương tự, người bệnh đáp ứng can thiệp bằng việc giảm tình trạng khó thở theo mMRC khác biệt có ý nghĩa thống kê ở thời điểm trước và sau can thiệp [22].

Như vậy, với sự hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp của cán bộ điều dưỡng nhóm can thiệp đã có sự cải thiện rõ rệt về mức độ khó thở và sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Từ các kết quả thu được càng khẳng định được phương pháp phục hồi chức năng hô hấp trong phục hồi chức năng hô hấp có vai trò quan trọng để cải thiện tình hình thở của người bệnh BPTNMT. Sự thay đổi mức độ khó thở theo mMRC của người bệnh là do bài tập có kỹ thuật ho có kiểm soát giúp đẩy đờm ứ đọng trong đường thở làm đường thở thông thoáng. Kỹ thuật thở mạnh, thở chúm môi và thở hoành giúp làm tăng cường lưu thông khí trong phổi, làm giảm khí cặn chức năng. Nhờ những tác dụng trên mà người bệnh có thể giảm bớt tình trạng khó thở [2].

4.4.2. Sự thay đổi thực hành kỹ thuật ho có khiểm soát ở nhóm can thiệp sau hướng dẫn

Trước hướng dẫn tỷ lệ người bệnh thực hiện kỹ thuật ho có kiểm soát đạt kết quả tốt của nhóm can thiệp là 12,7%, sau hướng dẫn thì tỷ lệ này tăng lên là 58,2%. Tỷ lệ người bệnh thực hành kém của nhóm can thiệp là từ 30,9% giảm xuống còn 14,5%, sự khác nhau của kết quả trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Mức điểm trung bình thực hiện kỹ thuật ho có kiểm soát ở nhóm can thiệp trước hướng dẫn là 6,16 ± 1,15 điểm sau điều trị tăng lên 7,96 ± 2,10 điểm, sự khác biệt trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Viết Nhung và cộng sự (2010) về hiệu quả của phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh BPTNMT khi thấy được việc hướng dẫn người bệnh thực hành các bài phục hồi chức năng hô hấp giúp người bệnh tăng cường khả năng thực hiện

54

động tác ho có kiểm soát từ đó giảm khả năng khó thở cho người bệnh [13]. Kết quả của các nghiên cứu trước cũng chỉ ra rằng trong quá trình thực hành người bệnh được hướng dẫn kết hợp với giám sát của cán bộ điều dưỡng sẽ giúp người bệnh thực hiện tốt kỹ thuật ho có kiểm soát [13], [14], [32].

4.4.3. Sự thay đổi thực hành kỹ thuật thở mạnh ở nhóm can thiệp sau hướng dẫn

Trước hướng dẫn tỷ lệ người bệnh thực hiện kỹ thuật thở mạnh đạt kết quả tốt của nhóm nghiên cứu là 14,5% sau hướng dẫn tăng lên 61,8%. Tỷ lệ người bệnh thực hành kém của nhóm can thiệp là từ 32,7% xuống còn 18,2%, sự khác nhau của kết quả trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Mức điểm trung bình thực hiện kỹ thuật thở mạnh ở nhóm can thiệp trước hướng dẫn là 6,29 ± 1,18 điểm sau hướng dẫn tăng lên 7,85 ± 1,94 điểm, sự khác biệt trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Tường Oanh và cộng sự (2009) [14], nghiên cứu của Arnoldus J.R và cộng sự (2012) [25]. Hướng dẫn về kỹ thuật thở mạnh sẽ giúp người bệnh tăng cường việc thực hiện đúng kỹ năng thở mạnh để từ đó làm giảm tình trạng khó thở trên người bệnh. Kết quả thu được ở nhóm can thiệp cho thấy vai trò của cán bộ điều dưỡng trong việc hướng dẫn thực hành cho người bệnh khi áp dụng phương pháp thở mạnh.

4.4.4. Sự thay đổi thực hành kỹ thuật thở chúm môi ở nhóm can thiệp sau hướng dẫn

Trước hướng dẫn tỷ lệ người bệnh thực hiện kỹ thuật thở chúm môi đạt kết quả tốt của nhóm nghiên cứu là 14,5% sau hướng dẫn tăng lên 54,6%. Tỷ lệ người bệnh thực hành kém của nhóm can thiệp là từ 34,5% xuống còn 10,9%, sự khác nhau của kết quả trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Mức điểm trung bình thực hiện kỹ thuật thở chúm môi ở nhóm can thiệp trước hướng dẫn là 6,11 ± 1,24 điểm sau hướng dẫn tăng lên 8,04 ± 2,15 điểm, sự khác biệt trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

55

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng không khác biệt với các kết quả nghiên cứu trước, khi chỉ ra rằng việc thực hiện đúng kỹ thuật thở chúm môi thay đổi sau can thiệp [13], [14], [25]. Nghiên cứu của Valenza M.C và cộng sự (2014) cũng đưa ra kết quả điểm thực hành của người bệnh về kỹ thuật thở chúm môi sau hướng dẫn cao hơn so với trước hướng dẫn (p < 0,001) [47]. Kết quả trên cho thấy, việc cán bộ điều dưỡng hướng dẫn thực hành kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp nói chung và kỹ thuật thở chúm môi nói riêng cho người bệnh BPTNMT nên được thực hiện liên tục và có tiến hành giám sát sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt hơn.

4.4.5. Sự thay đổi thực hành kỹ thuật thở cơ hoành ở nhóm can thiệp sau hướng dẫn

Trước hướng dẫn tỷ lệ người bệnh thực hiện kỹ thuật thở hoành đạt kết quả tốt của nhóm nghiên cứu là 12,7% sau hướng dẫn tăng lên 63,3%. Tỷ lệ người bệnh thực hành kém của nhóm can thiệp là từ 30,9% xuống còn 9,1%, sự khác nhau của kết quả trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Mức điểm trung bình thực hiện kỹ thuật thở hoành ở nhóm can thiệp trước hướng dẫn là 6,16 ± 1,15 điểm, sau hướng dẫn tăng lên 8,02 ± 1,84 điểm, sự khác biệt trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Tường Oanh và cộng sự (2009) [14], nghiên cứu của Valenza M.C và cộng sự (2014) [47] khi chỉ ra rằng người bệnh BPTNMT được hướng dẫn kỹ thuật thở cơ hoành trong thực hành phục hồi chức năng hô hấp sẽ giúp người bệnh cải thiện mức độ khó thở.

4.4.6. Sự thay đổi thực hành kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp chung ở nhóm can thiệp sau hướng dẫn

Sau hướng dẫn, tỷ lệ người bệnh thực hành kém của nhóm can thiệp là từ 41,8% xuống còn 14,5%, sự khác nhau của kết quả trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Mức điểm trung bình thực hiện kỹ thuật thở chung ở nhóm can thiệp trước hướng dẫn là 7,20 ± 2,03 điểm, sau hướng dẫn tăng lên 9,85 ± 2,64 điểm, sự khác biệt trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

56

Hiệu quả của can thiệp đã cho thấy vai trò của cán bộ điều dưỡng trong quá trình hướng dẫn người bệnh thực hành phục hồi chức năng hô hấp. Song song với việc hướng dẫn người bệnh thực hiện đúng kỹ thuật, cán bộ điều dưỡng cần giám sát quá trình thực hành để người bệnh kiên trì luyện tập duy trì hiệu quả của chương trình can thiệp.

Hoạt động hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng là do tình trạng khó thở tắc nghẽn khi người bệnh được tập luyện đúng cách với bài tập thở chúm môi và thở hoành sẽ giúp đẩy bớt khí cặn chức năng, làm tăng lưu thông khí giàu oxy. Ngoài ra, bài tập phục hồi chức năng hô hấp còn có kỹ thuật ho có kiểm soát và thở mạnh giúp người bệnh có thể đẩy đờm ứ đọng ở đường thở, giúp đường thở thông thoáng hơn.

Nghiên cứu của chúng tôi dùng kỹ thuật ho có kiểm soát trong vòng 5 phút thực hiện 2 lần/ngày giúp người bệnh đẩy đờm ra ngoài, khai thông đường thở. Kèm theo đó sử dụng kỹ thuật thở mạnh, thở chúm môi giúp tăng đẩy khí cặn chức năng và tăng lưu thông khí giàu oxy ở phổi. Kết hợp kỹ thuật thở cơ hoành giúp tăng dung tích khí lưu thông trên mỗi nhịp thở, vì cơ hoành là cơ hô hấp quan trọng nhất của cơ thể, cơ hoành đẩy thêm 1 cm thì dung tích sống tăng lên 250 cm3. Mặc dù kỹ thuật thở tác động trực tiếp vào cơ chế khó thở của BPTNMT nhưng kết quả chung trong nghiên cứu của chúng tôi người bệnh đáp ứng tốt chiếm tỷ lệ thấp ở cả nhóm can thiệp và nhóm chứng do những lý do sau:

- Thứ nhất: do đặc thù của bệnh viện và thời gian người bệnh nằm viện không đủ dài nên chúng tôi chỉ có thể can thiệp và đánh giá sau 5 ngày. Đây là thời gian can thiệp khá ngắn so với lượng kỹ thuật phải thực hiện do đó người bệnh còn chưa thực hành tốt kỹ thuật về cả kỹ thuật, thời gian và số lần tập cụ thể số người bệnh thực hành tốt kỹ thuật của nhóm can thiệp là 36,4% cao hơn so với nhóm chứng là 23,6%.

- Thứ hai: kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp là kỹ thuật gồm nhiều bước, yêu cầu thời gian tập luyện hàng ngày là hơn 30 phút (bao gồm cả thời gian nghỉ giữa bốn bài tập).

57

- Thứ ba: người bệnh bị BPTNMT đã tồn tại sẵn tình trạng khó thở nên việc thực hiện bài phục hồi chức năng hô hấp là khá khó khăn. Nếu người bệnh không kiên trì tập luyện và được sự hướng dẫn động viên của cán bộ y tế thì rất dễ bỏ cuộc hoặc thực hiện không đủ thời gian, không đúng kỹ thuật.

58

KẾT LUẬN

1. Thực trạng thực hành phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh

Trước hướng dẫn, tỷ lệ người bệnh thực hành chung 4 kỹ thuật PHCNHH ở mức tốt chỉ đạt 28,2% ở cả hai nhóm can thiệp và nhóm chứng. Không có sự khác biệt về thực hành giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng với điểm thực hành lần lượt là 7,20 ± 2,03 điểm và 7,16 ± 2,10 điểm trên tổng 12 điểm.

2. Thay đổi về thực hành phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh

Sau hướng dẫn, tỷ lệ thực hành tốt ở nhóm can thiệp đạt 69,1% cao hơn có ý nghĩa thống kê (p = 0,024) so với nhóm chứng là 43,6%. Điểm thực hành 4 kỹ thuật PHCNHH có sự cải thiện đạt 9,85 ± 2,64 điểm ở nhóm can thiệp, cao hơn so với nhóm chứng đạt 8,16 ± 2,87 điểm.

Đánh giá tình trạng khó thở (theo mMRC) trước can thiệp khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê. Sau khi tiến hành can thiệp 5 ngày tỷ lệ khó thở ở nhóm can thiệp và nhóm chứng đều giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) và nhóm can thiệp sau điều trị cải thiện khó thở tốt hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nhóm chứng.

59

KHUYẾN NGHỊ

Dựa vào kết quả nghiên cứu, chúng tôi có một số khuyến nghị như sau:

1. Nghiên cứu cho thấy việc hướng dẫn liên tục 4 kỹ thuật PHCNHH cho người bệnh mắc BPTNMT bước đầu có kết quả trong cải thiện mức độ thực hành và mức độ khó thở của người bệnh, cần được tiếp tục duy trì và thực hiện thường qui cho mọi người bệnh mắc BPTNMT.

2. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của cán bộ điều dưỡng trong quá trình hướng dẫn thực hành phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh BPTNMT tại bệnh viện. Cán bộ y tế cần hướng dẫn liên tục và giám sát quá trình thực hành phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh để duy trì hiệu quả và tuân thủ thực hành các bài tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

AAnh

[1] Lê Vân Anh (2007). Nghiên cứu dich tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư của thành phố Bắc Giang, Luận văn Bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.

ABắc

[2] Nguyễn Hoài Bắc (2009).Bước đầu xây dựng và dánh giá hiệu quả của Chương trinh điều trị phục hồi chức năng cho ngưởi bệnh COPD tại bệnh viện lao phổi trung ương, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

ABộ

[3] Bộ Y Tế (2015). Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Bộ Y tế.

AChâu

[4] Ngô Quý Châu (2012).Bệnh học Nội khoa.Nhà xuất bản Y học, tr. 42 - 58.

AChi

[5] Lê Thị Kim Chi (2013). Khảo sát vai trò của NT-proBNP trên người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Tạp chí y học thành phố Hồ Chí MInh. 17(1), tr. 111-115.

AHải

[6] Vũ Trung Hải (2014). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thực trạng quản lý điều trị người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Bình, Luận án BSCKII, Trường Đại học Y Dược Thái Bình.

AHằng

[7] Trần Thị Hằng và Hoàng Hà (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn.Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Đại học Y dược Thái Nguyên, 89(1), tr. 95-99.

AHạnh

[8] Chu Thi Hạnh (2007). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong công nhân ở một số nhà máy công nghiệp Hà Nội, Luận án Tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội.

AHương

[9] Nguyễn Mai Hương (2015).Kiến thức về điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại nhà trong giai đoạn ổn định của người bệnh bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Thanh Nhàn, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long.

AHuyên

[10] Đặng Văn Huyên (2012).Nghiên cứu hiệu quả của thông khí không xâm nhập bằng máy BiPAP VISION trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội.

AKhẩn

[11] Mai Xuân Khẩn, Đỗ Quyết, Trần Thị Hồng Thanh (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, thực trạng chẩn đoán điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện tỉnh Nghệ An.Tạp chí Y học thực hành, 882, tr. 31-35.

ALan20

[12] Lê Thị Tuyết Lan (2012). Thực trạng bệnh COPD tại Việt Nam. Kỷ yếu các công trình NCKH, Báo cáo Hội nghị hô hấp và phẫu thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018 (Trang 63 - 101)