Thực trạng thực hànhphục hồi chức năng hô hấp của người bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018 (Trang 55 - 59)

45

dẫn kỹ thuật ho có kiểm soát, thở mạnh, thở chúm môi và thở hoành. Nhưng mức độ thực hành tốt của người bệnh ở nhóm can thiệp và nhóm chứng trước can thiệp đều thấp. Cụ thể thực trạng thực hành phục hồi chức năng hô hấp thở trước can thiệp bao gồm các kỹ thuật ho có kiểm soát, thở mạnh, thở chúm môi, thở cơ hoành như sau:

4.2.1. Thực hành kỹ thuật ho có kiểm soát trước hướng dẫn

Trước hướng dẫn, đánh giá tình trạng thực hiện không tốt kỹ thuật ho có kiểm soát của nhóm can thiệp có tỷ lệ 83,6% và nhóm chứng là 85,5%. Tỷ lệ người bệnh thực hiện kém kỹ thuật ho có kiểm soát của nhóm can thiệp và nhóm chúng đều ở mức trên 40,0%. Sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong đó điểm trung bình mức độ thực hiện kỹ thuật ho có kiểm soát của nhóm can thiệp là 6,09 ± 1,35 điểm và nhóm chứng là 5,96 ± 1,40 điểm, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Ho thông thường là một phản xạ bảo vệ của cơ thể nhằm tống những vật “lạ” ra ngoài. Tuy nhiên, đối với người bệnh BPTNMT không thể thông đờm làm sạch đường thở bằng kỹ thuật ho thông thường được vì dễ gây mệt và khó thở cho người bệnh. Vì vậy cần hướng dẫn người bệnh BPTNMT sử dụng kỹ thuật ho có kiểm soát, người bệnh cần có một luồng khí đủ mạnh tích luỹ phải sau chỗ ứ đọng đờm để đẩy đởm ra ngoài. Nghiên cứu của Arnoldus và cộng sự (2012) đánh giá vai trò của hơi thở khi được kiểm soát cho người bệnh BPTNMT giúp thay đổi FEV1 và chất lượng cuộc sống của người bệnh BPNTMT [25].

4.2.2. Thực hành kỹ thuật thở mạnh trước hướng dẫn

Trước hướng dẫn, đánh giá tình trạng thực hiện không tốt kỹ thuật thở mạnh của nhóm can thiệp và nhóm chứng đều là 85,5%. Tỷ lệ người bệnh thực hiện kém kỹ thuật thở mạnh của nhóm can thiệp là 32,7% và nhóm chúng là 30,9%. Sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong đó điểm trung bình mức độ thực hiện kỹ thuật thở mạnh của nhóm can thiệp là 6,29 ± 1,18 điểm và nhóm chứng là 6,07 ± 1,17 điểm, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

46

Ho có kiểm soát có ưu điểm rất lớn trong phương pháp luyện tập của người bệnh BPTNMT. Tuy nhiên, một số người bệnh có lực ho yếu hoặc bị mệt ngay cả khi dùng kỹ thuật ho có kiểm soát vì vậy chúng ta có thể thay thế bằng kỹ thuật thở mạnh. Nghiên cứu của Vitacca M. và cộng sự về tác động của hơi thở mạnh cho 25 người bệnh BPTNMT chỉ ra rằng có liên quan với sự gia tăng đáng kể đến khí máu, cơ phổi và tình trạng khó thở của người bệnh BPTNMT [48].

Qua kết quả trên cho thấy, người bệnh đã biết bốn bước của kỹ thuật thở mạnh nhưng lại làm không đúng ở từng bước. Do vậy, người bệnh cần được hướng dẫn cụ thể từng bước để thực hành kỹ thuật thở mạnh có kết quả tốt.

4.2.3. Thực hành kỹ thuật thở chúm môi trước hướng dẫn

Trước hướng dẫn, đánh giá tình trạng thực hiện không tốt kỹ thuật thở chúm môi của nhóm can thiệp có tỷ lệ 85,5% và nhóm chứng là 89,1%. Tỷ lệ người bệnh thực hiện kém kỹ thuật thở chúm môi của nhóm can thiệp là 34,6% và nhóm chúng ở mức trên 27,3%. Sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong đó điểm trung bình mức độ thực hiện kỹ thuật thở chúm môi của nhóm can thiệp là 6,09 ± 1,35 điểm và nhóm chứng là 5,96 ± 1,40 điểm, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Ở người bệnh BPTNMT nhất là nhóm viêm phế quản mạn, thường có tình trạng tắc nghẽn các đường dẫn khí do đờm nhớt hay viêm nhiễm phù nề gây hẹp lòng phế quản. Còn nhóm khí phế thũng, các phế nang thường bị phá huỷ, mất tính đàn hồi dẫn đến hậu quả không khí thường bị ứ đọng trong phổi, gây thiếu oxy cho nhu cầu cơ thể. Thở chúm môi là kỹ thuật giúp cho đường thở không bị xẹp lại, khi thở ra nên khí thoát ra ngoài dễ dàng hơn giúp hít được không khí trong lành. Hiệu quả của bài phục hồi chức năng hô hấp chúm môi trong nghiên cứu của Kyo Chul Seo và cộng sự đã tạo ra phản ứng tích cực trên các cơ hô hấp của người bệnh BPTNMT [37].

4.2.4. Thực hành kỹ thuật thở cơ hoành trước hướng dẫn

47

hoành của nhóm can thiệp có tỷ lệ 87,3% và nhóm chứng là 85,5%. Tỷ lệ người bệnh thực hiện kém kỹ thuật thở hoành của nhóm can thiệp là 30,9% và nhóm chúng ở mức trên 36,4%. Sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong đó điểm trung bình mức độ thực hiện kỹ thuật thở hoành của nhóm can thiệp là 6,16 ± 1,15 điểm và nhóm chứng là 6,09 ± 1,40 điểm, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Ở người khoẻ mạnh, động tác hít thở được thực hiện đơn giản hơn nhờ hoạt động co cơ ở vai, lồng ngực, cổ và hoạt động ở cơ hoành. Tuy nhiên, với người bệnh phổi mạn tính do tình trạng ứ khí trong phổi nên lồng ngực căng phồng, hạn chế hoạt động của cơ hoành. Vì vậy, với người mắc chứng bệnh BPTNMT nên tập thở cơ hoành sẽ giúp tăng cường các hoạt động hô hấp tốt hơn, tránh tình trạng khó thở, đau tức ngực do bệnh lý gây nên. Nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình hướng dẫn thở cơ hoành đến khả năng vận động và hoạt động của cơ ngực ở người bệnh BPTNMT của Wellington và cộng sự cho biết sự cải thiện khả năng đáp ứng của người bệnh [50].

4.2.5. Thực hành kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp chung trước hướng dẫn

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, hầu hết người bệnh tham gia nghiên cứu đều đã nghe và biết về các kỹ thuật thực hành phục hồi chức năng hô hấp. Tuy nhiên tỷ lệ thực hiện tốt cả bốn kỹ thuật đều chưa cao, chiếm 30,9% ở nhóm can thiệp và 25,5% ở nhóm chứng, trong đó điểm trung bình mức độ thực hiện kỹ thuật thở nói chung của nhóm can thiệp là 7,20 ± 2,03 (điểm) và nhóm chứng là 7,16 ± 2,10 (điểm). Sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Ở Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu hiệu quả của chương trình can thiệp PHNCHH qua các tiêu chí lâm sàng như mức độ khó thở, chất lượng cuộc sống, chức năng hô hấp... Nhưng có rất ít nghiên cứu về thay đổi thực hành kỹ thuật PHCNHH của người bệnh BPTNMT. Chương trình thực hành PHCNHH nằm trong

”Hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”

48

nhiều bước, rất khó nhớ để thực hiện đặc biệt là đối với những người bệnh cao tuổi. Chính vì thế cần có sự can thiệp hướng dẫn thực hành một cách thường xuyên và có giám sát của cán bộ điều dưỡng để cải thiện thực hành kỹ thuật PHCNHH cho người bệnh BPTNMT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)