Sự thay đổi về thực hànhphục hồi chức năng hô hấp giữa nhóm can thiệp và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018 (Trang 59 - 63)

nhóm chứng sau hướng dẫn

4.3.1. Sự thay đổi về mức độ khó thở giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng sau hướng dẫn

Sau hướng dẫn nhóm can thiệp có 12,7% người bệnh không khó thở (mMRC 0) và nhóm chứng là 3,6%. Mức khó thở nhẹ ở nhóm can thiệp là 32,7% và nhóm chứng là 14,5%. Trước khi tham gia nghiên cứu mức độ khó thở từ mMRC 2 trở lên của người bệnh ở nhóm can thiệp là 76,3% có vàở nhóm chứng là 85.5%, sau hướng dẫn tỷ lệ này giảm xuống ở nhóm can thiệp là 54,5% và nhóm chứng là 81,8%. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt so với nghiên cứu của tác giả Ahmed Saad Elmorsi thực hiện năm 2015 với bài tập tương tự. Sau hướng dẫn người bệnh đáp ứng can thiệp bằng việc giảm tình trạng khó thở theo mMRC khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng [22]. So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Viết Nhung tại bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương cũng cho thấy với nhóm can thiệp sau khi hướng dẫn bằng chương trình PHCNHH cũng không còn người bệnh ở mức độ khó thở mMRC 4, nhưng ngược lại ở nhóm chứng vẫn còn 4/30 người bệnh bị khó thở ở mức độ mMRC 4 [13]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Tường Oanh ở sự cải thiện mức độ khó thở đạt được sau chương trình can thiệp hướng dẫn thực hành phục hồi chức năng hô hấp [1], [13], [14].

Như vậy, với sự hướng dẫn thực hành PHCNHH của cán bộ điều dưỡng, nhóm can thiệp đã có sự cải thiện rõ rệt về mức độ khó thở và sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Từ các kết quả thu được càng khẳng định được phương pháp thực hành PHCHHH trong chương trình phục hồi chức năng hô hấp có vai trò

49

quan trọng để cải thiện mức độ khó thở của người bệnh BPTNMT. Sự thay đổi mức độ khó thở theo mMRC của người bệnh là do bài tập có kỹ thuật ho có kiểm soát và kỹ thuật thở mạnh giúp đẩy đờm ứ đọng trong đường thở làm đường thở thông thoáng. Kỹ thuật thở chúm môi và kỹ thuật thở hoành giúp làm tăng cường lưu thông khí trong phổi, làm giảm khí cặn chức năng. Nhờ những tác dụng trên mà người bệnh có thể giảm bớt tình trạng khó thở [49].

4.3.2. Sự thay đổi về thực hành kỹ thuật ho có kiểm soát giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng sau hướng dẫn

Biểu đồ 3.4 cho thấy trước khi tiến hành hướng dẫn thực hành PHCNHH, người bệnh thực hiện kỹ thuật ho có kiểm soát khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng. Sau hướng dẫn, kết quả thực hành tốt của người bệnh ở nhóm can thiệp là 58,2% và nhóm chứng là 30,9%, thực hành kỹ thuật kém của nhóm can thiệp là 14,5% và nhóm chứng là 27,3%, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,015). Điểm trung bình tiến hành kỹ thuật ho có kiểm soát của nhóm can thiệp là 7,96 ± 2,10 điểm, so với nhóm chứng là 6,94 ± 1,86 điểm, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,003).

Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước, khi cho rằng việc hướng dẫn kết hợp với giám sát người bệnh trong quá trình thực hành sẽ giúp người bệnh tăng cường khả năng thực hiện và thực hiện đúng kỹ thuật ho có kiểm soát [13], [14], [32]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Viết Nhung và cộng sự (2010) về hiệu quả của phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh BPTNMT tại bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương cho thấy việc hướng dẫn người bệnh thực hành các bài PHCNHH giúp người bệnh tăng cường khả năng thực hiện động tác ho có kiểm soát từ đó giảm khả năng khó thở cho người bệnh [13]. Điều này cho thấy người bệnh vẫn gặp khó khăn trong việc nhớ và thực hiện đúng các bước của bài tập. Nguyên nhân có thể do những người bệnh đều có tuổi cao trên 60 tuổi. Để khắc phục tình trạng này cán bộ điều dưỡng cần hướng dẫn cho người bệnh chi tiết các bước thực hiện từ động tác chuẩn bị đến các động tác ho có kiểm soát như hít vào, nín thở và ho mạnh ra. Đồng thời, ngoài việc hướng dẫn cần phải kết hợp tập cùng

50

người bệnh từ đó giúp người bệnh thực hiện một cách thuần thục động tác ở các bước.

4.3.3. Sự thay đổi về thực hành kỹ thuật thở mạnh giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng sau hướng dẫn

Biểu đồ 3.5 cho thấy trước khi tiến hành can thiệp người bệnh thực hiện kỹ thuật thở mạnh khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng. Sau hướng dẫn thực hành PHCNHH, kết quả thực hành tốt của nhóm chứng là 32,7% và nhóm can thiệp là 61,8%, nhóm can thiệp thực hành kỹ thuật kém là 18,2% và nhóm chứng là 30,9%, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,005). Điểm trung bình tiến hành kỹ thuật thở mạnh của nhóm can thiệp là 7,85 ± 1,94 điểm, so với nhóm chứng là 6,71 ± 1,89 điểm, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,003).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Tường Oanh và cộng sự (2009) khi chỉ ra rằng việc hướng dẫn người bệnh BPTNMT các kỹ thuật trong hướng dẫn về PHCNHH cho người bệnh BPTNMT sẽ giúp người bệnh tăng cường việc thực hiện đúng kỹ năng thở mạnh để từ đó làm giảm tình trạng khó thở trên người bệnh [14]. Kết quả này cũng được đề cập đến trong nghiên cứu của Arnoldus J.R và cộng sự (2012) sau hướng dẫn về kỹ thuật thở mạnh người bệnh có điểm thực hành cao hơn so với trước hướng dẫn (p < 0,001) và từ kết quả này thì hiệu quả rõ rệt của bài hướng dẫn kiểm soát nhịp thở trên tình trạng khó thở ở người bệnh BPTNMT [25]. Việc hướng dẫn thường xuyên và có giám sát, cán bộ điều dưỡng đã giúp người bệnh thực hiện đúng từng thao tác mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng hô hấp của người bệnh.

4.3.4. Sự thay đổi thực hành kỹ thuật thở chúm môi giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng sau hướng dẫn

Biểu đồ 3.6 cho thấy trước khi tiến hành hướng dẫn, người bệnh thực hiện kỹ thuật thở chúm môi khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng. Sau hướng dẫn kết quả thực hành tốt của nhóm chứng là 30,9% và nhóm can thiệp là 54,6%, nhóm can thiệp thực hành kỹ thuật kém là 10,9% và

51

nhóm chứng là 23,6%, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,03). Điểm trung bình tiến hành kỹ thuật thở chúm môi của nhóm can thiệp là 8,04 ± 2,15 điểm, so với nhóm chứng là 6,95 ± 1,86 điểm, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,002).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước, khi chỉ ra rằng việc thực hiện đúng kỹ thuật thở chúm môi thay đổi rõ rệt sau hướng dẫn [13], [14], [25]. Kết quả này cũng được đề cập đến trong nghiên cứu của Valenza M.C và cộng sự (2014) sau hướng dẫn về kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp người bệnh có điểm thực hành về kỹ thuật thở chúm môi cao hơn so với trước hướng dẫn (p < 0,001) và từ kết quả chỉ ra hiệu quả rõ rệt của bài hướng dẫn kiểm soát nhịp thở trên tình trạng khó thở ở người bệnh BPTNMT [47]. Kết quả trên cho thấy, đối với những người mắc bệnh BPTNMT khi được sự hướng dẫn của cán bộ điều dưỡng thực hành kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp nói chung và kỹ thuật thở chúm môi nói riêng sẽ là điều kiện tốt giúp cho người bệnh cải thiện được tình trạng khó thở.

4.3.5. Sự thay đổi thực hành kỹ thuật thở cơ hoành giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng sau hướng dẫn

Biểu đồ 3.7 cho thấy trước khi tiến hành can thiệp người bệnh thực hiện kỹ thuật thở cơ hoành khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng. Sau can thiệp kết quả thực hành tốt của nhóm chứng là 40% và nhóm can thiệp là 63,6%, thực hành kỹ thuật kém của nhóm can thiệp là 9,1% và nhóm chứng là 23,6%, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,015). Điểm trung bình tiến hành kỹ thuật thở hoành của nhóm can thiệp là 7,96 ± 2,10 điểm, so với nhóm chứng là 6,94 ± 1,86 điểm, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,003).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước, khi chỉ ra rằng việc thực hiện đúng kỹ thuật thở cơ hoành thay đổi rõ rệt sau hướng dẫn [13], [14], [25]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Tường Oanh và cộng sự (2009) khi chỉ ra rằng

52

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018 (Trang 59 - 63)