Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu như sau:
-Sử dụng bộ công cụ với nội dung giống nhau cho 2 lần đánh giá: trước và sau can thiệp.
-Các bước thu thập số liệu
+ Bước 1: lựa chọn đối tượng nghiên cứu đạt tiêu chuẩn.
+ Bước 2: giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi của người tham gia nghiên cứu. Nếu đồng ý, đối tượng nghiên cứu ký vào bản đồng thuận và được phổ biến về hình thức tham gia nghiên cứu.
+ Bước 3: đưa người bệnh vào nhóm can thiệp và nhóm chứng bằng phương pháp bằng phương pháp bốc thăm (có hai thăm số 1 và số 2, người bệnh bốc vào thăm số 1 được phân vào nhóm can thiệp và người bệnh bốc vào thăm số 2 được
20
phân vào nhóm chứng). Sắp xếp người bệnh thuộc nhóm chứng ở một phòng và nhóm can thiệp ở một phòng.
+ Bước 4: người bệnh đủ khả năng tập phục hồi chức năng hô hấp được đánh giá lần 1 tình trạng khó thở và thực hành phục hồi chức năng hô hấp của đối tượng nghiên cứu ở cả hai nhóm can thiệp và nhóm chứng vào thời điểm trước can thiệp bằng bộ công cụ.
+ Bước 5: can thiệp hướng dẫn thực hành phục hồi chức năng hô hấp trong bắt đầu ngay sau khi đánh giá lần 1 bằng cách cung cấp nội dung (Phụ lục 2) và hướng dẫn thực hành PHCNHH cho từng đối tượng nghiên cứu thuộc cả hai nhóm can thiệp và nhóm chứng. Hướng dẫn thực hành PHCNHH được xây dựng theo "Hướng
dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” năm 2015
và những thiếu hụt của người bệnh sau đánh giá ban đầu gồm các kỹ thuật: (1) Kỹ thuật ho có kiểm soát; (2) Kỹ thuật thở ra mạnh; (3) Kỹ thuật thở chúm môi và (4) Kỹ thuật thở hoành. Thời gian hướng dẫn và thực hành PHCNHH khoảng 20 phút.
Nhóm can thiệp: sau khi hướng dẫn, người bệnh thực hành PHCNHH
dưới sự giám sát của người hướng dẫn trong ngày can thiệp đầu tiên và 4 ngày tiếp theo, 2 lần/ ngày (buổi sáng 1 lần, buổi chiều 1 lần)
Nhóm chứng: người bệnh được hướng dẫn 1 lần duy nhất (quy trình
thường quy) và yêu cầu người bệnh tự thực hành các bài PHCNHH trong 4 ngày tiếp theo, mỗi ngày 2 lần.
+ Bước 6: đánh giá lại (lần 2) mức độ khó thở và thực hành phục hồi chức năng hô hấp của đối tượng nghiên cứu ở cả hai nhóm can thiệp và nhóm chứng vào thời điểm sau can thiệp hướng dẫn thực hành phục hồi chức năng hô hấp 5 ngày bằng bộ công cụ chuẩn bị trước giống lần 1. Thời điểm đánh giá vào buổi chiều ngày thứ 5 sau can thiệp.
21
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tiến trình nghiên cứu
Phỏng vấn xác định tiêu chuẩn
Người bệnh được tiến hành phân nhóm khi đã qua giai đoạn cấp BPTNMT Trước khi phân nhóm người bệnh sẽ được đánh giá (lần 1)
Nhóm nghiên cứu
- Hướng dẫn tập thở 1 lần/ngày buổi sáng. - Tự tập thở 1 lần/ngày vào buổi chiều. - Thực hiện 5 ngày liên tiếp có giám sát.
Nhóm chứng - Hướng dẫn tập thở 1 lần duy nhất. - Tự tập thở 2 lần/ngày sáng – chiều. - Tự thực hiện trong 5 ngày liên tiếp.
Nhận định và đánh giá sau 5 ngày can thiệp (lần 2)
Phân tích, so sánh giữa hai nhóm
Kết luận đánh giá hiệu quả của thực hành tập thở Người bệnh mắc BPTNMT điều trị nội trú
22
Phiếu điều tra sử dụng trong nghiên cứu này được xây dựng dựa theo
“Hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”
của Bộ Y tế năm 2015. Phiếu điều tra bao gồm 5 phần: - Phần 1: thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.
Gồm 7 câu hỏi nhằm mục đích tìm hiểu các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, các bệnh lý kèm theo, thói quen hút thuốc lá...). Các thông tin này giúp phân loại đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp...
- Phần 2: mức độ khó thở
Mức độ khó thở của đối tượng nghiên cứu được đánh giá theo bộ câu hỏi mMRC. Bộ câu hỏi mMRC cho điểm tương ứng từ 0 đến 4, điểm càng cao khó thở càng nhiều. Nhà nghiên cứu đọc và yêu cầu đối tượng nghiên cứu chọn mức độ khó thở phù hợp.
- Phần 3: thực hành phục hồi chức năng hô hấp
Gồm 04 bảng kiểm đánh giá kỹ năng thực hành các bài phục hồi chức năng hô hấp. Đối tượng nghiên cứu sẽ tiến hành thực hiện các bài phục hồi chức năng hô hấp. Sau đó nhà nghiên cứu quan sát và đánh giá bằng cách cho điểm theo bảng kiểm.