Sự thay đổi thực hànhphục hồi chức năng hô hấp của người bệnh sau can

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018 (Trang 44)

3.3.1. Sự thay đổi hực hành phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh ở hai nhóm sau can thiệp

3.3.1.1. Sự thay đổi mức độ khó thở giữa hai nhóm sau can thiệp

Biểu đồ 3.2. Sự thay đổi mức độ khó thở giữa hai nhóm sau can thiệp

Sau hướng dẫn nhóm can thiệp có 12,7% người bệnh không khó thở (mMRC 0) và nhóm chứng là 3,6%. Mức khó thở nhẹ ở nhóm can thiệp là 32,7% và nhóm chứng là 14,5%, với mức độ khó thở nhiều (mMRC ≥ 2) nhóm can thiệp có tỷ lệ là 54,5% và nhóm chứng là 81,8%, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% mMRC 0 mMRC 1 mMRC 2 mMRC 3 mMRC 4 12,7% 32,7% 21,8% 23,6% 9,1% 3,6% 14,5% 36,4% 36,4% 9,1% Tỷ lệ (%) Nhóm can thiệp Nhóm chứng p = 0,039

34

3.3.1.2. Sự thay đổi thực hành phục hồi chức năng hô hấp giữa hai nhóm sau can thiệp

Bảng 3.9. Thay đổi thực hành kỹ thuật ho có kiểm soát giữa hai nhóm sau can thiệp

Phân loại Nhóm can thiệp Nhóm chứng Test (2) p Tỷ lệ % Tỷ lệ % Kém 14,5 27,3 8,4 0,015 Trung bình 27,3 41,8 Tốt 58,2 30,9 (𝐗± SD) điểm 7,91 ± 2,09 6,75 ± 1,92 t = 3,04 p = 0,003

Sau can thiệp kết quả thực hành tốt của nhóm chứng là 30,9% và nhóm can thiệp là 58,2%, thực hành kỹ thuật kém của nhóm can thiệp là 14,5% và nhóm chứng là 27,3%, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,015). Điểm trung bình tiến hành kỹ thuật ho có kiểm soát của nhóm can thiệp là 7,91 ± 2,09 điểm, so với nhóm chứng là 6,75 ± 1,92 điểm, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,003).

Bảng 3.10. Thay đổi thực hành kỹ thuật thở mạnh giữa hai nhóm sau can thiệp

Phân loại Nhóm can thiệp Nhóm chứng Test (2) p Tỷ lệ % Tỷ lệ % Kém 18,2 30,9 10,61 0,005 Trung bình 20,0 36,5 Tốt 61,8 32,7 (𝐗± SD) điểm 7,85 ± 1,94 t = 3,2 p = 0,003 6,71 ± 1,89

Sau can thiệp kết quả thực hành tốt của nhóm chứng là 32,7% và nhóm can thiệp là 61,8%, thực hành kỹ thuật kém của nhóm can thiệp là 18,2% và nhóm chứng là 30,9%, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,005). Điểm trung bình tiến hành kỹ thuật thở mạnh của nhóm can thiệp là 7,85 ± 1,94 (điểm), so

35

với nhóm chứng là 6,71 ± 1,89 điểm, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,003).

Bảng 3.11. Thay đổi thực hành kỹ thuật thở chúm môi sau can thiệp

Phân loại Nhóm can thiệp Nhóm chứng Test (2) p Tỷ lệ % Tỷ lệ % Kém 10,9 23,6 6,99 0,03 Trung bình 34,5 45,5 Tốt 54,6 30,9 (𝐗± SD) điểm 8,04 ± 2,15 t = 2,69 p = 0,002 6,95 ± 1,86

Sau can thiệp kết quả thực hành tốt của nhóm chứng là 30,9% và nhóm can thiệp là 54,6%, thực hành kỹ thuật kém của nhóm can thiệp là 10,9% và nhóm chứng là 23,6%, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,03). Điểm trung bình tiến hành kỹ thuật thở chúm môi của nhóm can thiệp là 8,04 ± 2,15 điểm, so với nhóm chứng là 6,95 ± 1,86 điểm, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,002).

Bảng 3.12. Thay đổi thực hành kỹ thuật thở cơ hoành sau can thiệp

Phân loại Nhóm can thiệp Nhóm chứng Test (2) p Tỷ lệ % Tỷ lệ % Kém 9,1 23,6 7,2 0,027 Trung bình 27,3 36,4 Tốt 63,6 40,0 (𝐗± SD) điểm 8,02 ± 1,84 7,02 ± 1,77 t = 5,68 p < 0,001

Sau can thiệp kết quả thực hành tốt của nhóm chứng là 40% và nhóm can thiệp là 63,6%, thực hành kém của nhóm can thiệp là 9,1% và nhóm chứng là 23,6%, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,027). Điểm trung

36

bình tiến hành kỹ thuật thở hoành của nhóm can thiệp là 8,02 ± 1,84 điểm, so với nhóm chứng là 7,02 ± 1,77 điểm, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,001).

Bảng 3.13. Thay đổi thực hành kỹ thuật thở chung sau can thiệp

Phân loại Nhóm can thiệp Nhóm chứng Test (2) p Tỷ lệ % Tỷ lệ % Kém 14,5 30,9 7,50 0,024 Trung bình 16,4 25,5 Tốt 69,1 43,6 (𝐗± SD) điểm 9,85 ± 2,64 8,16 ± 2,87 t = 3,22 p < 0,002

Sau can thiệp kết quả thực hành tốt của nhóm chứng là 43,6% và nhóm can thiệp là 69,1%, thực hành kỹ thuật kém của nhóm can thiệp là 14,5% và nhóm chứng là 30,9%, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,024). Điểm trung bình tiến hành kỹ thuật thở chung của nhóm can thiệp là 9,85 ± 2,64 điểm, so với nhóm chứng là 8,16 ± 2,87 điểm, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,002).

37

3.3.2. Sự thay đổi thực hành phục hồi chức năng hô hấp ở nhóm can thiệp sau hướng dẫn

3.3.2.1. Sự thay đổi mức độ khó thở của nhóm can thiệp sau hướng dẫn

Biểu đồ 3.3. Sự thay đổi mức độ khó thở của nhóm can thiệp

Sau can thiệp tỷ lệ này giảm xuống còn 54,5%, mức độ khó thở mMRC 0 và mMRC 1 tăng từ 23,7% lên thành 45,5%, so sánh trước và sau can thiệp khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% mMRC 0 mMRC 1 mMRC 2 mMRC 3 mMRC 4 5,5% 18,2% 23,6% 41,8% 10,9% 12,7% 32,7% 21,8% 23,6% 9,1% Tỷ lệ (%)

Trước can thiệp Sau can thiệp

38

3.3.2.2. Sự thay đổi thực hành phục hồi chức năng hô hấp của nhóm can thiệp sau hướng dẫn

Bảng 3.14. Thay đổi thực hành kỹ thuật ho có kiểm soát của nhóm can thiệp

Phân loại Trước can thiệp Sau can thiệp Test (2) p Tỷ lệ % Tỷ lệ % Kém 30,9 14,5 5,24 0,001 Trung bình 56,4 27,3 Tốt 12,7 58,2 (𝐗± SD) điểm 6,09 ± 1,35 t = 5,23 p < 0,001 7,91 ± 2,09

Trước hướng dẫn tỷ lệ người bệnh thực hiện kỹ thuật ho có kiểm soát đạt kết quả tốt của nhóm can thiệp là 12,7% sau hướng dẫn tăng lên 58,2%. Tỷ lệ người bệnh thực hành kém của nhóm can thiệp giảm từ 30,9% xuống còn 14,5%. Mức điểm trung bình thực hiện kỹ thuật ho có kiểm soát ở nhóm can thiệp trước hướng dẫn là 6,09 ± 1,35 điểm, sau hướng dẫn tăng lên 7,91 ± 2,09 điểm, sự khác biệt trước sau can thiệp có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Bảng 3.15. Thay đổi thực hành kỹ thuật thở mạnh của nhóm can thiệp

Phân loại Trước can thiệp Sau can thiệp Test (2) p Tỷ lệ % Tỷ lệ % Kém 32,7 18,2 4,94 0,001 Trung bình 52,8 20,0 Tốt 14,5 61,8 (𝐗± SD) điểm 6,29 ± 1,18 t = 2,2 p < 0,001 7,85 ± 1,94

Tỷ lệ người bệnh thực hành kém của nhóm can thiệp giảm từ 32,7% xuống còn 18,2%, sự khác nhau của kết quả trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Mức điểm trung bình thực hiện kỹ thuật thở mạnh ở nhóm can thiệp trước hướng dẫn là 6,29 ± 1,18 điểm, sau hướng dẫn tăng lên 7,85 ± 1,94 điểm, sự khác

39

biệt trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Bảng 3.16. Thay đổi thực hành kỹ thuật thở chúm môi của nhóm can thiệp

Phân loại Trước can thiệp Sau can thiệp Test (2) p Tỷ lệ % Tỷ lệ % Kém 34,5 10,9 5,05 0,001 Trung bình 50,9 34,5 Tốt 14,5 54,6 (𝐗± SD) điểm 6,11 ± 1,24 t = 5,05 p < 0,001 8,04 ± 2,15

Sau hướng dẫn, tỷ lệ người bệnh thực hành kém của nhóm can thiệp giảm từ 34,5% xuống còn 10,9%, sự khác nhau của kết quả trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Mức điểm trung bình thực hiện kỹ thuật thở chúm môi ở nhóm can thiệp trước hướng dẫn là 6,11 ± 1,24 điểm, sau hướng dẫn tăng lên 8,04 ± 2,15 điểm, sự khác biệt trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Bảng 3.17. Thay đổi thực hành kỹ thuật thở cơ hoành của nhóm can thiệp

Phân loại Trước can thiệp Sau can thiệp Test (2) p Tỷ lệ % Tỷ lệ % Kém 30,9 9,1 5,68 0,001 Trung bình 56,4 27,3 Tốt 12,7 63,6 (𝐗± SD) điểm 6,16 ± 1,15 8,02 ± 1,84 t = 2,91 p = 0,001

Sau hướng dẫn, tỷ lệ người bệnh thực hành kém của nhóm can thiệp giảm từ 30,9% xuống còn 9,1%, sự khác nhau của kết quả trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Mức điểm trung bình thực hiện kỹ thuật thở hoành ở nhóm can thiệp trước hướng dẫn là 6,16 ± 1,15 điểm, sau hướng dẫn tăng lên 8,02 ± 1,84

40

Bảng 3.18. Thay đổi thực hành kỹ thuật thở chung của nhóm can thiệp

Phân loại Trước can thiệp Sau can thiệp Test (2) p Tỷ lệ % Tỷ lệ % Kém 41,8 14,5 3,53 0,001 Trung bình 27,3 16,4 Tốt 30,9 69,1 (𝐗± SD) điểm 7,20 ± 2,03 9,85 ± 2,64 t = 5,24 p = 0,001

Sau hướng dẫn, tỷ lệ người bệnh thực hành kém của nhóm can thiệp giảm từ 41,8% xuống còn 14,5%, sự khác nhau của kết quả trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Mức điểm trung bình thực hiện kỹ thuật thở chung ở nhóm can thiệp trước hướng dẫn là 7,20 ± 2,03 điểm, sau hướng dẫn tăng lên 9,85 ± 2,64 điểm, sự khác biệt trước sau điều trị có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

41

Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Người bệnh tham gia nghiên cứu có đặc điểm về tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian bị bệnh, bệnh lý kèm theo, hút thuốc và thời gian hút thuốc khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

4.1.1. Phân bố người bệnh theo tuổi

Người bệnh tham gia nghiên cứu chủ yếu ở nhóm trên 70 tuổi, ở nhóm can thiệp nhóm có độ tuổi trên 70 chiếm tỷ lệ 65,4%, nhóm chứng là 70,9%. So sánh sự phân bố theo nhóm tuổi giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không có nhiều khác biệt so với nghiên cứu của tác giả Aquino thực hiện năm 2016 người bệnh tham gia nghiên cứu có độ tuổi trên 70 chiếm 71,4% [24]. Nhưng có sự khác biệt với nghiên cứu của tác giả Georgios Ntrisos (2018) người bệnh có độ tuổi trên 70 chiếm tỷ lệ 29,1%, nhưng nhóm người bệnh trên 40 tuổi thì chiếm 80% đối tượng tham gia nghiên cứu[30].

Kết quả của các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy BPTNMT là bệnh lý mạn tính phát triển âm thầm thường diễn biến từng đợt bằng biểu hiện ho, khạc đờm đơn thuần nên người bệnh thường không thực sự quan tâm đến bệnh. Khi bệnh diễn biến nặng biểu hiện là tình trạng ho, khó thở nhiều thì mới bắt đầu được chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra đây là bệnh lý mạn tính tiến triển chậm theo hướng ngày càng nặng dần, nên người bệnh đến điều trị tại bệnh viện thường là giai đoạn muộn và tuổi đã cao [28], [41].

4.1.2. Phân bố người bệnh theo giới

Trong nghiên cứu tỷ lệ người bệnh nam ở cả nhóm can thiệp là 83,6% và nhóm chứng là 76,4%, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

42

Etnier thực hiện năm 2011 tỷ lệ người bệnh là nam tham gia nghiên cứu chiếm 86%; Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kim Chi là 79,7% người bệnh là nam [4], nghiên cứu của Vũ Thị Thanh tại Bệnh viện Bạch Mai là 83,9% [19]; Nghiên cứu của tác giả Laura Desveaux (2018) người bệnh tham gia nghiên cứu đa số là chiếm trên 80% ở tất cả các nghiên cứu đã khảo sát [39].

4.1.3. Phân bố người bệnh theo trình độ học vấn

Đối tượng tham gia nghiên cứu đa số là nhóm từ trình độ trung học phổ thông trở xuống chiếm 74,5% ở cả nhóm can thiệp và nhóm chứng, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả của tác giả Vũ Trung Hải năm 2014 tại Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Thái Bình người bệnh có trình độ trung học trở xuống 81,3% [6].

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận đa số người bệnh tham gia nghiên cứu có trình độ học vấn từ mức trung học phổ thông trở xuống. Tuy trình độ học vấn không phải là yếu tố làm phát sinh bệnh nhưng việc trình độ học vấn thấp, ít quan tâm đến sức khỏe và không có điều kiện tiếp cận với thông tin cũng là yếu tố làm cho bệnh có thể tăng nặng hơn.

4.1.4. Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ nông dân tham gia nghiên cứu khá cao trên 40% ở cả hai nhóm. So sánh nhóm can thiệp và nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu của Vũ Thị Bích Thảo năm 2016 tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Ninh Bình 42,86% nông dân và 39,28% hưu trí [20]. Đối tượng nông dân có mức thu nhập là khá thấp nên người bệnh thường có xu hướng ít chăm sóc sức khỏe nên cũng dễ làm bệnh tăng nặng hơn.

4.1.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian bị bệnh

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm người bệnh bị bệnh thời gian từ 1 đến 5 năm chiếm tỷ lệ cao ở nhóm can thiệp là 63,3% và nhóm chứng là 67,3%. Sự khác

43

biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong đó, thời gian bị bệnh trung bình của nhóm can thiệp là 6,00 ± 4,52 năm ở nhóm chứng là 6,53 ± 5,93 năm. Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt về tỷ lệ người bệnh mắc bệnh trên 5 năm thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Thanh tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai năm 2013 (33,6%) [18]; Nghiên cứu của Nguyễn Mai Hương tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2015 (83,9%) [9], cho thấy đa số người bệnh đều có thời gian bị bệnh kéo dài [1].

Kết quả này tương đồng với các y văn đều ghi nhận đây là bệnh lý mạn tính diễn biến kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của người bệnh, tuy vậy giữa các đợt cấp tính thì có giai đoạn bệnh ổn định [12].

4.1.6. Phân bố người bệnh theo tình trạng hút thuốc lá

Nghiên cứu ghi nhận 27,3% trường hợp nhóm can thiệp không hút thuốc lá, tỷ lệ này ở nhóm chứng là 18,2%. Tỷ lệ hút trên 20 điếu thuốc/ngày ở nhóm can thiệp là 7,3% và nhóm chứng là 3,6%. Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong đó, số điếu trung bình trong 1 ngày người bệnh nhóm can thiệp hút là 9,85 ± 5,72, tương ứng nhóm chứng là 9,33 ± 6,22, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Thời gian hút thuốc trên 20 năm của đối tượng tham gia nghiên cứu ở nhóm can thiệp có tỷ lệ là 50,9%, ở nhóm chứng là 45,4%, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong đó thời gian hút thuốc trung bình của nhóm can thiệp là 26,67 ± 7,18 năm, nhóm chứng là 26,16 ± 9,78 năm, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng nghiên cứu của Vũ Thị Bích Thảo cho thấy 80,1% người bệnh đã từng hút thuốc lá [20]; Nghiên cứu của Chu Thị Hạnh có 85,8% người bệnh hút thuốc lá [8].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của được công bố trong tài liệu GOLD 2015 cho thấy người bệnh có tiền sử hút thuốc lá ≥ 15 bao/năm có nguy cơ mắc BPTNMT cao gấp 4,9 lần so với đối tượng không hút

44

thuốc và đối tượng hút thuốc < 15 bao/năm [34]. Khói thuốc lá chứa hàm lượng chất oxy hóa cục kỳ cao. Chất oxy hóa này gây ra phản ứng viêm trong phổi và đường hô hấp quá trình này gây ra viêm đường hô hấp ở trung tâm và ngoại vi ngay cả với người khỏe mạnh [26], [44], [45]. Điều này giải thích vì sao đa số người bệnh tham gia nghiên cứu của chúng tôi đều có tiền sử hút thuốc lá và có thời gian hút kéo dài.

4.1.7. Phân bố người bệnh theo tình trạng mắc các bệnh kèm theo

Trong số 110 người bệnh được nghiên cứu thì có 47,3% người bệnh mắc các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018 (Trang 44)