Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại bảo hiểm xã hội tỉnh bình định (Trang 27 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.3 Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công

Theo từ điển Tiếng Việt, tính hữu hiệu có nghĩa là có hiệu lực, có hiệu quả, trái với vô hiệu (Từ điển Tiếng Việt, 2012).

Hữu hiệu là mức độ hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu, còn hiệu quả đƣợc tính bằng cách so sánh giữa kết quả đạt đƣợc với chi phí bỏ ra (Business dictionary).

Một hệ thống KSNB đƣợc xem là hữu hiệu khi hệ thống đó đã đạt đƣợc những mục tiêu, mục đích đặt ra. Theo báo cáo COSO 2013, ba nhóm mục tiêu đƣợc đƣa ra nhƣ sau:

- Mục tiêu hoạt động: Liên quan đến tính hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động trong một đơn vị, bao gồm mục tiêu trên các lĩnh vực tài chính, bảo vệ chống mất mát tài sản, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị.

- Mục tiêu báo cáo: Liên quan đến BCTC và các báo cáo phi tài chính khác phục vụ cho nhu cầu thông tin của các đối tƣợng sử dụng thông tin. Các báo cáo phải đảm bảo tính kịp thời, minh bạch, đầy đủ, phù hợp và đáng tin cậy. - Mục tiêu tuân thủ: Liên quan đến việc chấp hành và thực thi những quy định, luật lệ, nguyên tắc nội bộ của đơn vị, cũng nhƣ đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan về pháp luật.

Theo Nguyễn Hoàng Phƣơng Linh (2017) thì trong quá trình hoạt động thực tiễn, một hệ thống KSNB hữu hiệu cũng cần phải bao hàm 4 đặc điểm chủ yếu:

- Hoạt động dựa trên khả năng có thể nhận diện đƣợc rủi ro, cũng nhƣ các tác động xấu của rủi ro ảnh hƣởng tới mục tiêu hoạt động và mục tiêu chung của đơn vị.

20

với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thƣờng ngày của đơn vị. Đặc biệt hơn, nếu hệ thống KSNB đƣợc nhìn nhận nhƣ là một nét văn hóa của tổ chức thì có thể coi là một thành công lớn.

- Đồng thời, hoạt động và thông tin xuất phát từ hệ thống KSNB cần đảm bảo tính độc lập, chính xác, công khai minh bạch và có tính tham khảo cao, hữu dụng cho các bên liên quan và cho các lãnh đạo cấp cao.

- Điểm cuối cùng đƣợc nhắc đến đối với một hệ thống KSNB đƣợc coi là hữu hiệu đó là việc đƣợc kiểm tra, rà soát thƣờng xuyên bởi các cấp cao hơn. Việc thƣờng xuyên rà soát, kiểm tra và tự chấn chỉnh lại các hoạt động quản trị là điều cần thiết nhằm đảm bảo tính hữu hiệu trong hoạt động của một hệ thống KSNB tại đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại bảo hiểm xã hội tỉnh bình định (Trang 27 - 28)