Lý thuyết đối phó ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại bảo hiểm xã hội tỉnh bình định (Trang 32 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2 Lý thuyết đối phó ngẫu nhiên

Lý thuyết đối phó ngẫu nhiên đƣợc nhiều tác giả quan tâm và đƣợc giải thích theo nhiều cách khác nhau. Donaldson (2001) có cách tiếp cận đối phó ngẫu nhiên trong lý thuyết hành vi tổ chức, tác giả xây dựng ba yếu tố cốt lõi tạo thành mô hình nghiên cứu áp dụng trong KSNB, đó là: Có sự kết nối giữa các đặc điểm đối phó ngẫu nhiên và cấu trúc KSNB; Đặc điểm đối phó ngẫu nhiên xác định cấu trúc KSNB; Có sự phù hợp về mức độ của cấu trúc KSNB với mỗi cấp độ của đặc tính đối phó ngẫu nhiên. Các phát biểu về đối phó ngẫu nhiên đều tƣơng thích với tài liệu và khuôn khổ KSNB. Trong các khuôn khổ về KSNB đã khẳng định sự cần thiết của KSNB là khác nhau do đặc điểm tổ chức. Sự khác nhau này do quy mô, văn hóa, triết lý quản lý, mục tiêu, môi trƣờng hoạt động (Lakis & Giriũnas, 2012).

Do đó, cách tiếp cận lý thuyết đối phó ngẫu nhiên cung cấp một lời giải thích cho sự đa dạng KSNB trong thực tế. Mỗi tổ chức lựa chọn hệ thống kiểm

25

soát phù hợp nhất bằng cách xem xét các đặc điểm đối phó ngẫu nhiên. Nhƣ vậy, cần có KSNB đối với hoạt động của tổ chức, nhƣng KSNB có thể thay đổi.

Lý thuyết này khi đƣa vào nghiên cứu, tác giả kỳ vọng rằng các đơn vị thuộc BHXH tỉnh Bình Định sẽ xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu (với sự đầy đủ và hữu hiệu của các thành phần của hệ thống này gồm môi trƣờng kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát) phù hợp đặc thù với quy mô, quản lý, mục tiêu của BHXH tỉnh Bình Định này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại bảo hiểm xã hội tỉnh bình định (Trang 32 - 33)