Sinh trưởng chiều rộng giáp đầu ngực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thức ăn và hệ thống nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh (panulirus homarus) nuôi thương phẩm (Trang 80 - 82)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.5. Sinh trưởng chiều rộng giáp đầu ngực

3.3.5.1. Sinh trưởng tích lũy chiều rộng giáp đầu ngực

Sinh trưởng tích lũy chiều rộng giáp đầu ngực tôm tăng dần theo thời gian nuôi thí nghiệm ở hai nghiệm thức, với kích thước ban đầu từ 15,73- 15,9mm tăng lên và đạt 35,13 - 35,20 mm sau 150 ngày nuôi (Bảng 3.41).

Bảng 3.41. Sinh trưởng tích lũy chiều rộng giáp đầu ngực (mm) ở hai hệ thống nuôi Thời gian nuôi

(tháng)

Sinh trưởng tích lũy chiều rộng giáp đầu ngực (mm)

HT1 HT2

0 15,9 ± 1,56A 15,73 ± 1,34A

2 24,43 ± 1,99A 23,5 ± 1,53A

3 29,36 ± 2,16A 29,3 ± 2,64A

4 33,7 ± 1,28A 33,43 ± 2,25A

5 35,2 ± 0,79A 35,13 ± 0,99A

Ghi chú: Trong cùng một hàng, các chữ cái viết trên giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Kết quả so sánh thống kê cho thấy sinh trưởng chiều rộng giáp đầu ngực tôm giữa hai hệ thống nuôi từ lúc mới thả cho đến 5 tháng nuôi là không sai khác (p>0,05). Kết thúc thí nghiệm hệ thống RAS1 (HT1) đạt sinh trưởng về chiều rộng giáp đầu ngực là 35,2 ± 0,79 mm không sai khác so với hệ thống RAS2 (HT2) 35,13 ± 0,99 mm.

3.3.5.2. Sinh trưởng tuyệt đối chiều rộng giáp đầu ngực

Dựa vào kết quả ở Bảng 3.42 có thể thấy, sinh trưởng tuyệt đối chiều rộng giáp đầu ngực ở nghiệm thức HT1 tương đối ổn định từ giai đoạn 0-1 tháng đến 3-4 tháng nuôi, sau đó giảm ở giai đoạn 4-5 tháng. Không giống như vậy, giá trị sinh trưởng này ở HT2 ổn định trong 3 giai đoạn đầu, sau đó tăng cao ở giai đoạn 3-4 tháng rồi giảm xuống ở giai đoạn 4-5 tháng. Tuy nhiên, ở tất cả các giai đoạn khảo sát không có sự khác nhau về sinh trưởng tuyệt đối chiều rộng giáp đầu ngực tôm giữa hai nghiệm thức (p>0,05).

Bảng 3.42. Sinh trưởng tuyệt đối chiều rộng giáp đầu ngực (mm/ngày) ở hai hệ thống nuôi

Giai đoạn nuôi

Sinh trưởng tuyệt đối chiều rộng giáp đầu ngực (mm/ngày)

HT1 HT2 0-1 tháng 0,130 ± 0,020A 0,113 ± 0,006A 1-2 tháng 0,150 ± 0,022A 0,147 ± 0,028A 2-3 tháng 0,167 ± 0,078A 0,113 ± 0,040A 3-4 tháng 0,143 ± 0,065A 0,220 ± 0,023A 4-5 tháng 0,050 ± 0,024A 0,057 ± 0,007A 0-5 tháng 0,128 ± 0,001A 0,129 ± 0,002A

Ghi chú: Trong cùng một hàng, các chữ cái viết trên giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Tính chung cho cả quá trình nuôi (0 – 5 tháng), giá trị sinh trưởng vẫn không khác nhau giữa hai nghiệm thức, giá trị này ở HT1 đạt 0,128 ± 0,001 mm/ngày và ở HT2 đạt 0,129 ± 0,002 mm/ngày.

3.3.5.3. Sinh trưởng đặc trưng chiều rộng giáp đầu ngực

Tốc độ sinh trưởng đặc trưng chiều rộng giáp đầu ngực tôm ở hai hệ thống nuôi đều có xu hướng giảm dần và không có sai khác thống kê từ giai đoạn 0 – 1 tháng cho tới giai đoạn 4 – 5 tháng (p>0,05). Trung bình, giá trị này ở HT1 đạt 0,530%/ngày và ở HT2 là 0,537%/ngày (Bảng 3.43).

Bảng 3.43. Sinh trưởng đặc trưng chiều rộng giáp đầu ngực (%/ngày) ở hai hệ thống nuôi

Giai đoạn nuôi (tháng)

Sinh trưởng đặc trưng chiều rộng giáp đầu ngực (%/ngày) HT1 HT2 0-1 tháng 0,745 ± 0,094A 0,653 ± 0,035A 1-2 tháng 0,687 ± 0,112A 0,683 ± 0,118A 2-3 tháng 0,607 ± 0,269A 0,447 ± 0,163A 3-4 tháng 0,467 ± 0,228A 0,727 ± 0,087A 4-5 tháng 0,147 ± 0,070A 0,163 ± 0,020A 0-5 tháng 0,530 ± 0,007A 0,537 ± 0,012A

Ghi chú: Trong cùng một hàng, các chữ cái viết trên giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thức ăn và hệ thống nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh (panulirus homarus) nuôi thương phẩm (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)