Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thức ăn và hệ thống nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh (panulirus homarus) nuôi thương phẩm (Trang 32 - 71)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu

- Sinh trưởng tích lũy: Định kỳ kiểm tra sinh trưởng của tôm 1 tháng/lần

+ Đo chiều dài thân tôm (TL) + Đo chiều dài giáp đầu ngực (CL) +Đo chiều rộng giáp đầu ngực (CW) + Cân khối lượng tôm (W)

- Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (cm/ngày hoặc g/ngày) [30]

AGR = (W2 – W1)/(t2-t1)

- Tốc độ sinh trưởng đặc trưng (%/ngày)[17] [30].

SGR = x 100

W2 và W1 là chiều dài (cm) hoặc khối lượng (g) của tôm tại thời điểm t2 và t1

t2 –t1 là khoảng thời gian khảo sát (ngày)

- Tỉ lệ sống: Định kỳ kiểm tra tỷ lệ sống của tôm 1 tháng/lần. Tỷ lệ sống của tôm được xác định theo công thức:

TLS (%) = Trong đó:

S1: Là số lượng tôm ở lần khảo sát trước S2: Là số lượng tôm ở lần khảo sát sau

Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)

FCR =

- Theo dõi các chỉ số môi trường: Nhiệt độ, oxy, độ mặn, kiềm, pH, TAN, NO2, NO3

Bảng 2.1. Các yếu tố môi trường và tần suất đo

TT Yếu tố đo Dụng cụ đo Tần suất đo

1 Nhiệt độ DO meter 407510 Hằng ngày

2 Oxy DO meter 407510 Hằng ngày

3 Độ mặn Khúc xạ kế 3 ngày/lần

4 Kiềm Kiềm test 3 ngày/lần

5 pH pH test Hằng ngày

6 TAN NH3/NH4 test Hằng ngày

7 NO2 Nitrite test Hằng ngày

8 NO3 Nitrate test Hằng ngày

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được phân tích bằng phần mềm MS. EXCEL 2007 và

Lượng thức ăn đã sử dụng trong giai đoạn khảo sát (kg)

STATISTIX 8.0, so sánh các giá trị trung bình bằng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố, sử dụng kiểm định LSD ở mức ý nghĩa 5%.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Ảnh hưởng thức ăn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống tôm hùm xanh giai đoạn 10g đến 200g

3.1.1. Môi trường trong quá trình thí nghiệm

Các bể thí nghiệm được bố trí trong cùng một hệ thống RAS1 nên các chỉ số môi trường nước ở các nghiệm thức là tương đồng nhau (Bảng 3.1). Nhìn chung, các chỉ số môi trường nước trong thí nghiệm không có biến động nhiều. pH dao động từ 7,6 - 8,2, đây là giá trị pH đặc trưng của nước biển. Nhiệt độ luôn được duy trì ổn định trong khoảng 27 – 29,5oC nhờ hệ thống ổn định nhiệt. Độ mặn trong quá trình thí nghiệm dao động trong khoảng 28 - 32‰ tháng trời mưa độ mặn có giảm xuống 26‰ trong vòng 1 tuần sau đó tăng lên lại và không ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và hoạt động của tôm hùm xanh. Quá trình tuần hoàn có làm giảm độ kiềm, tuy nhiên kiềm được bổ sung vào hệ thống nuôi để duy trì ở mức 110 -140 mg/L. Hàm lượng oxy hòa tan nằm trong khoảng 4,5 - 5,5mg/L. Các chỉ tiêu như TAN, NO2 và NO3 đều ở mức khá thấp.

Bảng 3.1. Các chỉ số môi trường trong quá trình thí nghiệm

Chỉ tiêu Min Max TB ± SD

Độ mặn (‰) 26 32 29,70 ± 1,35 Nhiệt độ (oC) 27 29,50 29,70 ± 1,35 pH 7,60 8,20 8,07 ± 0,15 Kiềm (mg/l) 110 140 131,30 ± 8,65 DO (mg/l) 4,50 5,50 5,26 ± 0,27 TAN (mg/l) 0 0,50 0,17 ± 0,14 NO2- (mg/l) 0 0,50 0,16 ± 0,15 NO3- (mg/l) 0,10 12 3,58 ± 3,38

Theo Kemp và Britz (2008), tôm hùm xanh phát triển tốt hơn trong điều kiện nhiệt độ từ 24-28oC so với 18-24oC. Thêm vào đó, Phan Đình Thịnh và Nguyễn Sen (2015) cho biết tôm hùm xanh phát triển bình thường trong bể nuôi có nhiệt độ từ 25 – 28oC, độ mặn từ 32 - 34‰, pH từ 8,1 - 8,4, độ kiềm từ 120 - 140 mg CaCO3/l [12]. Phillip và cộng sự (2008) cho rằng, tôm hùm phát triển bình thường trong điều kiện NO2< 4,0 mg/l [33]. Trong kết quả nuôi tôm hùm xanh của Rao và cộng sự, 2010 [35] trong điều kiện nhiệt độ 26,18 đến 27 oC, pH từ 7,4 đến 7,68 và oxy từ 4,35 đến 4,69 tôm hùm xanh phát triển bình thường. Tương tự như vậy, trong điều kiện môi trường có độ mặn 28-35‰, ô xy hòa tan 4,5-7,2 mg/l, độ đục khá cao, tính kiềm nhẹ, tôm hùm trong lồng treo nổi trong ao lột xác bình thường và đồng loạt, không bị mòn phần phụ, màu sắc tươi sáng, mạnh khỏe (Jones & Shanks, 2008)[25]. Ngoài ra, Mai Duy Minh và cộng sự (2019) cũng nuôi tôm hùm bông trong hệ thống RAS với các yếu tố môi trường gần tương đồng với trong thí nghiệm của chúng tôi, đó là nhiệt độ từ 25-30oC; độ mặn từ 28-37‰; pH = 7,6-8,4; TAN ≤ 0,5 mg/l; NO3 ≤ 50 mg/l [4]. Như vậy, các thông số môi trường nước trong quá trình nuôi thí nghiệm nhìn chung phù hợp cho tôm hùm xanh sinh trưởng và phát triển.

3.1.2. Sinh trưởng khối lượng tôm hùm xanh giai đoạn 10g đến 200g

3.1.2.1. Sinh trưởng tích lũy khối lượng

Kết quả theo dõi sinh trưởng tích lũy khối lượng tôm ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau được mô tả ở Bảng 3.2. Khối lượng trung bình ban đầu của tôm ở 3 nghiệm thức dao động từ 10,26 - 10,56 g/con và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Khối lượng tôm tăng dần theo thời gian nuôi và sau 180 ngày nuôi đạt trung bình 193,26g ở NT1, 191,46g ở NT2 và 190,5g ở NT3. Tuy nhiên, khối lượng tôm tại các thời điểm khảo sát (từ 1 tháng đến 6 tháng) đều không khác nhau về mặt thống kê (p>0,05).

Bảng 3.2. Sinh trưởng tích lũy khối lượng tôm (g/) ở giai đoạn 10g đến 200g/con ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau

Thời gian nuôi (tháng)

Khối lượng tôm (g)

NT1 NT2 NT3 0 10,36 ± 2,04A 10,26 ± 1,96A 10,56 ± 2,41A 1 21,86 ± 6,06A 19,66 ± 4,19A 20,73 ± 5,48A 2 51,60 ± 6,48A 51,26 ± 7,27A 50,40 ± 8,43A 3 87,23 ± 10,40A 89,36 ± 8,54A 88,03 ± 8,28A 4 127,26 ± 12,80A 129,30 ± 9,89A 127,63 ± 10,29A 5 159,80 ± 8,46A 159,70 ± 11,40A 158,46 ± 10,30A 6 193,26 ± 15,10A 191,46 ± 14,43A 190,50 ± 9,23A

Ghi chú: Trong cùng một hàng, các chữ cái viết trên giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

3.1.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng tôm

Nhìn chung, sinh trưởng tuyệt đối khối lượng tôm thay đổi qua các giai đoạn khảo sát ở cả 3 nghiệm thức. Thấp nhất là giai đoạn mới thả tôm đến 1 tháng, sinh trưởng tuyệt đối của tôm hùm xanh đạt 0,38 ± 0,06 g/ngày ở NT1, 0,31± 0,02 g/ngày ở NT2, và 0,34 ± 0,03 g/ngày ở NT3. Giai đoạn tôm hùm xanh đạt sinh trưởng tuyệt đối cao nhất là 3-4 tháng nuôi, tại NT1 và NT2 đạt trung bình 1,33 g/ngày và NT3 đạt 1,32 g/ngày. Qua tất cả các giai đoạn khảo sát cũng như tính chung cả 6 tháng nuôi thí nghiệm, sinh trưởng tuyệt đối khối lượng thân tôm ở các nghiệm thức không sai khác có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Qua 6 tháng nuôi tốc độ sinh trưởng tuyệt đối khối lượng tôm ở NT1 đạt 1,02 ± 0,01 g/ngày, ở NT2 đạt 1,01± 0,01 g/ngày và ở NT3 đạt 1,00 ± 0,01 g/ngày (Bảng 3.3).

Bảng 3.3: Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng tôm (g/ngày) ở giai đoạn 10g đến 200g/con ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau

Giai đoạn nuôi

Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng tôm (g/ngày)

NT1 NT2 NT3 0-1 tháng 0,38 ± 0,06A 0,31 ± 0,02A 0,34 ± 0,03A 1-2 tháng 0,99 ± 0,08A 1,05 ± 0,07A 0,99 ± 0,08A 2-3 tháng 1,19 ± 0,06A 1,27 ± 0,06A 1,25 ± 0,03A 3-4 tháng 1,33 ± 0,03A 1,33 ± 0,09A 1,32 ± 0,05A 4-5 tháng 0,81 ± 0,01A 0,76 ± 0,05A 0,77 ± 0,03A 5-6 tháng 1,11 ± 0,10A 1,06 ± 0,04A 1,07 ± 0,11A 0-6 tháng 1,02 ± 0,01A 1,01 ± 0,01A 1,00 ± 0,02A

Ghi chú: Trong cùng một hàng, các chữ cái viết trên giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Phan Đình Thịnh và Nguyễn Sen (2015) [12] cũng nghiên cứu ương nuôi tôm hùm xanh giai đoạn giống 20-30g trong bể xi măng bằng thức ăn viên và thức ăn tươi đối chứng. Sau 10 tháng nuôi, khối lượng trung bình của tôm ở lô thức ăn viên và thức ăn tươi lần lượt là 157,91 g/con và 162,98 g/con, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối lần lượt là 0,447 g/ngày và 0,458 g/ngày. Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, tôm nuôi bằng thức ăn tươi và thức ăn viên chế biến cho sinh trưởng như nhau. Như vậy, có thể thấy sinh trưởng khối lượng của tôm hùm xanh trong thí nghiệm của tôi cao hơn nhiều so với kết quả của những tác giả này.

Trong một thí nghiệm khác về nuôi tôm hùm xanh trong lồng trên biển, với cỡ tôm thí nghiệm là 114,8 g/con, tôm được cho ăn thức ăn tươi, sau thời gian 135 ngày nuôi đạt khối lượng 225,95 g/con. Tính ra sinh trưởng tuyệt đối đạt 0,82 g/ngày (Rao và cộng sự, 2010)[36], cao hơn Nguyễn Đình Thịnh và Nguyễn Sen (2015) nhưng thấp hơn trong nghiên cứu này của tôi.

3.1.2.3. Sinh trưởng đặc trưng khối lượng tôm

Sinh trưởng đặc trưng khối lượng tôm được thể hiện ở Bảng 3.4. Nhìn chung, sinh trưởng đặc trưng khối lượng tôm giảm dần qua các giai đoạn nuôi ở

cả 3 nghiệm thức, ngoại trừ ở giai đoạn 1-2 tháng nuôi có tăng hơn so với giai đoạn đầu. Cụ thể, ở giai đoạn 0-1 tháng nuôi, sinh trưởng đặc trưng khối lượng tôm ở NT1 đạt 2,48 ± 0,26 %/ngày, ở NT2 đạt 2,16 ± 0,14 %/ngày và ở NT3 đạt 2,24 ± 0,13 %/ngày và đến giai đoạn 5-6 tháng nuôi chỉ số này đạt lần lượt 0,63, 0,61 và 0,61%/ngày ở NT1, NT2 và NT3. Tuy nhiên, sinh trưởng đặc trưng khối lượng tôm không khác nhau giữa các nghiệm thức ở tất cả các giai đoạn nuôi (p>0,05). Qua 6 tháng nuôi, sinh trưởng đặc trưng khối lượng tôm ở nghiệm thức NT1, NT2 và NT3 đạt được lần lượt 1,63 ± 0,01 %/ngày, 1,63 ± 0,02 %/ngày và 1,61± 0,03 %/ngày.

Bảng 3.4: Sinh trưởng đặc trưng khối lượng tôm (%/ngày) ở giai đoạn 10g đến 200g/con ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau

Giai đoạn nuôi (tháng)

Sinh trưởng đặc trưng khối lượng tôm (%/ngày)

NT1 NT2 NT3 0-1 tháng 2,48 ± 0,26A 2,16 ± 0,14A 2,24 ± 0,13A 1-2 tháng 2,86 ± 0,18A 3,19 ± 0,20A 2,96 ± 0,23A 2-3 tháng 1,76 ± 0,18A 1,85 ± 0,09A 1,86 ± 0,08A 3-4 tháng 1,26 ± 0,06A 1,23 ± 0,09A 1,24 ± 0,05A 4-5 tháng 0,76 ± 0,04A 0,70 ± 0,05A 0,72 ± 0,03A 5-6 tháng 0,63 ± 0,06A 0,61 ± 0,02A 0,61 ± 0,06A 0-6 tháng 1,63 ± 0,01A 1,63 ± 0,02A 1,61 ± 0,03A

Ghi chú: Trong cùng một hàng, các chữ cái viết trên giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Một số tác giả đã thử nghiệm nuôi tôm hùm xanh và cho thấy tốc độ sinh trưởng đặc trưng khác nhau. Rao và cộng sự (2010)[35] [36]nuôi tôm hùm xanh bằng vẹm xanh trong lồng với con giống cỡ 114,8 g/con, sau 135 ngày tôm đạt 225,95 g/con, tức sinh trưởng đặc trưng đạt 0,5%/ngày. Hoặc trong điều kiện nuôi lồng, dùng thức ăn viên, với tôm giống ban đầu 58,70 g/con, tốc độ sinh trưởng đặc trưng khối lượng tôm qua 8 tuần nuôi đạt 1,37

%/ngày, còn với cỡ giống 85,14 g/con sau 12 tuần đạt tốc độ sinh trưởng đặc trưng là 1,07%/ngày (Lại Văn Hùng và Phạm Đức Hùng, 2010)[2]. Như vậy, có thể thấy tốc độ sinh trưởng đặc trưng khối lượng tôm trong nghiên cứu của tôi cao hơn so với trong nghiên cứu của các tác giả này, tuy nhiên vì cỡ tôm nuôi khác nhau nên sự so sánh này chỉ mang tính tương đối.

Qua thí nghiệm này có thể nhận định rằng, với cỡ tôm ban đầu khoảng 10g/con, sử dụng 100% thức ăn viên, hoặc 50% thức ăn viên + 50% thức ăn tươi, hoặc 100% thức ăn tươi vẫn đảm bảo sinh trưởng khối tôm như nhau.

3.1.3. Sinh trưởng chiều dài thân tôm hùm xanh giai đoạn 10g đến 200g

3.1.3.1. Sinh trưởng tích lũy chiều dài thân

Chiều dài thân tôm tăng dần theo thời gian nuôi thí nghiệm. Sau 6 tháng nuôi, chiều dài thân tôm ở nghiệm thức NT1 từ 48,86 ± 2,10 mm lên 155,36 ± 6,08 mm, ở nghiệm thức NT2 tăng từ 48,86 ± 2,89 mm lên 154,16 ± 6,65 mm và ở NT3 tăng từ 49,00 ± 2,95 mm lên 151,43 ± 4,61 mm (Bảng 3.5).

Trong các thời điểm khảo sát từ lúc bắt đầu thí nghiệm đến 5 tháng, chiều dài tôm ở các nghiệm thức không khác nhau về mặt thống kê (p>0,05). Tuy nhiên, đến tháng thứ 6 chiều dài tôm ở nghiệm thức NT3 nhỏ hơn chiều dài tôm ở hai nghiệm thức NT1 và NT2 (p<0,05).

Bảng 3. 5. Sinh trưởng tích lũy về chiều dài thân tôm (mm) ở giai đoạn 10g đến 200g/con ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau

Thời gian nuôi (tháng)

Sinh trưởng tích lũy chiều dài thân (mm)

NT1 NT2 NT3 0 48,86 ± 2,10A 48,86 ± 2,89A 49,00 ± 2,95A 1 60,40 ± 10,80A 60,30 ± 9,60A 59,86 ± 10,80A 2 89,03 ± 14,50A 88,23 ± 14,50A 88,33 ± 12,80A 3 114,60 ± 5,05A 114,33 ± 5,70A 114,00 ± 5,40A 4 129,56 ± 2,60A 129,80 ± 3,05A 129,06 ± 4,48A

5 140,76 ± 3,65A 140,70 ± 3,04A 140,43 ± 3,74A

6 155,36 ± 6,08A 154,16 ± 6,65A 151,43 ± 4,61B

Ghi chú: Trong cùng một hàng, các chữ cái viết trên giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Như vậy, có thể thấy tôm sinh trưởng chiều dài thân khá đồng đều ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau từ tháng 1 đến tháng 5. Tuy nhiên, đến tháng 6 nuôi, tôm được cho ăn 100% thức ăn viên đã sinh trưởng chiều dài kém hơn tôm cho ăn 100% thức ăn tươi và được cho ăn 50% thức ăn tươi + 50% thức ăn viên. Trong một nghiên cứu nuôi tôm hùm xanh trong bể của Rao và cộng sự (2010) [36], chiều dài thân tôm ban đầu là 117,4 mm sau 120 ngày nuôi đạt 150,69 mm. Trong thí nghiệm của tôi, tôm có chiều dài tương đương với cỡ tôm lúc bắt đầu trong thí nghiệm của Rao và cộng sự (2010) là tại thời điểm 3 tháng nuôi (khoảng 114mm), nhưng chỉ sau 90 ngày nuôi tôm đã đạt chiều dài >150 mm. Như vậy, sinh trưởng tích lũy chiều dài thân tôm trong thí nghiệm của tôi cao hơn nhiều so với kết quả nuôi của những tác giả này.

3.1.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân

Kết quả tính toán sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân được thể hiện ở Bảng 3.6.

Bảng 3.6. Sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài thân tôm (mm/ngày) ở giai đoạn 10g đến 200g/con ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau

Giai đoạn nuôi (tháng)

Sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân (mm/ngày)

NT1 NT2 NT3 0-1 tháng 0,38 ± 0,04A 0,38 ± 0,02A 0,36 ± 0,07A 1-2 tháng 0,96 ± 0,09A 0,93 ± 0,04A 0,95 ± 0,09A 2-3 tháng 0,85 ± 0,07A 0,87 ± 0,03A 0,86 ± 0,06A 3-4 tháng 0,50 ± 0,02A 0,51 ± 0,03A 0,50 ± 0,03A 4-5 tháng 0,37 ± 0,01A 0,36 ± 0,02A 0,38 ± 0,02A 5-6 tháng 0,48 ± 0,03A 0,45 ± 0,04A 0,37 ± 0,03B

0-6 tháng 0,59 ± 0,007A 0,58 ± 0,006AB 0,57 ± 0,007B

Ghi chú: Trong cùng một hàng, các chữ cái viết trên giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân tôm biến động khác nhau ở các giai đoạn nuôi. Ở giai đoạn 0-1 tháng nuôi, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân tôm đạt khá thấp, 0,38mm/ngày ở nghiệm thức NT1 và NT2, 0,36mm/ngày ở NT3. Tuy nhiên, giá trị này tăng cao trong 2 giai đoạn tiếp theo (1-2 tháng và 2-3 tháng nuôi), sau đó có xu hướng giảm dần đến giai đoạn cuối thí nghiệm (Bảng 3.6). Sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân tôm thấp ở giai đoạn đầu có thể là vì đây là giai đoạn tôm đang dần thích nghi với điều kiện môi trường trong các bể nuôi. Sinh trưởng chiều dài tôm giảm ở các giai đoạn sau có thể là đặc điểm sinh trưởng của loài.

Khi so sánh giữa các nghiệm thức cho ăn khác nhau, ta thấy từ giai đoạn 0-1 tháng cho tới giai đoạn 4-5 tháng nuôi, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân tôm ở các nghiệm thức là tương tự nhau (p>0,05). Tuy nhiên, ở giai đoạn 5-6 tháng nuôi, có sự sai khác về sinh trưởng tuyệt đối chiều dài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thức ăn và hệ thống nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh (panulirus homarus) nuôi thương phẩm (Trang 32 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)