Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thức ăn và hệ thống nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh (panulirus homarus) nuôi thương phẩm (Trang 29 - 32)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm hùm xanh ở giai đoạn 10 - 200g/con

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Cụ thể 3 nghiệm thức như sau:

NT1: cho ăn 100% thức ăn tươi

NT2: cho ăn 50% thức ăn viên + 50% thức ăn tươi NT3: cho ăn 100% thức ăn viên

- Cỡ tôm thí nghiệm: 10g/con - Mật độ thả nuôi: 14 con/m2

- Tôm được nuôi trong các bể thí nghiệm thuộc cùng 1 hệ thống tuần hoàn RAS 1 (Hình 1.1).

- Thời gian thí nghiệm: 6 tháng (tháng 8/2020 đến tháng 1/2021)

- Cho ăn: Thức ăn viên sử dụng trong quá trình nuôi là thức ăn của Mai Duy Minh, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III có công thức như Bảng 1.3 và có thành phần dinh dưỡng như sau: độ đạm 48-54%, lipid 6-8%, độ ẩm 10-12% và tro 19-21%. Lượng thức ăn viên cho tôm hùm xanh ăn hàng ngày bằng 1,4% khối lượng thân tôm. Thức ăn tươi là cá, ghẹ, vẹm xanh, được ngâm trong nước chlorine 2 ppm trong 5-10 phút, rửa sạch bằng nước ngọt, cắt miếng nhỏ 2-4 cm, đóng gói bảo quản trong tủ đông và được giải đông trước khi cho tôm ăn. Lượng thức ăn tươi cho tôm ăn hàng ngày chiếm 8 – 10% khối lượng thân tôm.

- Chăm sóc quản lý:

Nuôi tôm hùm xanh trong RAS không áp dụng tái sử dụng nước 100% mà có thay một phần nước cũ trong hệ thống và bổ sung một phần nước mới theo thời gian để duy trì sự thiếu hụt của các chất vi lượng thiết yếu trong nước biển đối với vật nuôi. Lượng nước tuần hoàn để trao đổi nước hàng ngày cho mỗi bể nuôi khoảng 300% ở giai đoạn đầu và tăng lên 400% ở giai đoạn sau. Định kỳ sau 10 ngày thay 100% nước mới cho các bể nuôi; bổ sung men BZT® (Bacillus) vào bể nuôi; BIO-01 (Nitrosomonas) và BIO-super

(Nitrobacter) vào bể lọc sinh học; khoáng chất soda-mix, kiềm vào bể lắng. Hằng ngày theo dõi các thông số môi trường như: TAN, NO2-N, kiềm, DO,

pH, độ mặn, NO3.

Hàng ngày theo dõi tình trạng sức khỏe của tôm, loại bỏ vỏ tôm lột, tôm bị bệnh và xác tôm chết. Định kỳ một tháng kiểm tra sức khỏe của tôm, kết hợp phòng bệnh cho tôm như tắm oxy già 40 ppm trong 10 phút để phòng các bệnh do vi khuẩn, kí sinh trùng.

-Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm hùm xanh ở giai đoạn 200g/con đến thu hoạch

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần như sau:

NT1: cho ăn 100% thức ăn tươi

NT2: cho ăn 50% thức ăn viên + 50% thức ăn tươi NT3: cho ăn 75% thức ăn viên + 25 % thức ăn tươi

Cho ăn: Sử dụng thức ăn viên như ở thí nghiệm 1. Lượng thức ăn viên cho tôm ăn hàng ngày bằng 1% khối lượng thân tôm. Thức ăn tươi là cá, ghẹ, vẹm xanh. Lượng thức ăn tươi cho tôm ăn hàng ngày chiếm 8 – 10% khối lượng thân tôm.

- Cỡ tôm thí nghiệm: 200 g/con - Mật độ thả nuôi: 8 con/m2

- Tôm được nuôi trong các bể thí nghiệm thuộc cùng 1 hệ thống tuần hoàn RAS 1 (Hình 1.1).

- Chăm sóc và quản lý: Các bể nuôi thí nghiệm được chăm sóc và quản lý như nhau (chi tiết như thí nghiệm 1)

- Thời gian thí nghiệm: 6 tháng (tháng 2/2021 đến tháng 7/2021)

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống nuôi đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm hùm xanh

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức, tương ứng với 2 hệ thống nuôi.

HT1: Tôm được nuôi trong 3 bể trong hệ thống HT1. Đây là hệ thống đơn giản bao gồm bể nuôi, bể lắng chất thải, bể lọc sinh học (vật liệu lọc là san hô), bể chuẩn hóa chất lượng nước, skimmer và UV (đã được mô tả trong mục 1.3.3.1).

HT2: Tôm được nuôi trong 3 bể trong hệ thống HT2. Đây là hệ thống hiện đại hơn, bao gồm bể nuôi, trống lọc, Skimmer, bể lọc sinh học (vật liệu lọc là hạt nhựa), trickling, hệ thống phản nitrate, UV (đã được mô tả trong mục 1.3.3.2).

- Cỡ tôm thí nghiệm: 10g/con. - Mật độ thả nuôi: 14 con/m2

- Thời gian thí nghiệm: 5 tháng (tháng 2/1021 đến tháng 6/2021)

- Cho ăn: Cho tôm ăn 100% thức ăn viên, lượng thức ăn hàng ngày bằng 1,4% khối lượng thân tôm.

- Chăm sóc và quản lý: Quy trình chăm sóc, quản lý như nhau đối với các bể nuôi thí nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thức ăn và hệ thống nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh (panulirus homarus) nuôi thương phẩm (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)