Ảnh hưởng của hệ thống nuôi đến sinh trưởng khối lượng thân của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thức ăn và hệ thống nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh (panulirus homarus) nuôi thương phẩm (Trang 72 - 75)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.2. Ảnh hưởng của hệ thống nuôi đến sinh trưởng khối lượng thân của

bình thường trong bể nuôi có nhiệt độ từ 25 – 28oC, độ mặn từ 32 - 34‰, pH từ 8,1 - 8,4, độ kiềm từ 120 - 140 mg CaCO3/l [12]. Tôm hùm phát triển bình thường trong điều kiện NO2-N < 4,0 mg/L (Phillip và cộng sự, 2008) [34]. Điều kiện phù hợp nhất cho tôm hùm nuôi lồng phát triển là độ mặn từ 30 - 35‰; pH từ 7,5 - 8,5; nhiệt độ từ 24 - 31oC và hàm lượng nitrite nên thấp hơn 5 mg/l (Wickins và Lee, 2002)[46]. Như vậy, xuyên suốt quá trình thí nghiệm môi trường nuôi ở hai hệ thống là phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm hùm xanh.

3.3.2. Ảnh hưởng của hệ thống nuôi đến sinh trưởng khối lượng thân của tôm hùm xanh tôm hùm xanh

3.3.2.1. Sinh trưởng tích lũy khối lượng thân

Nhìn chung, sinh trưởng tích lũy khối lượng thân tôm tăng dần qua các tháng nuôi thí nghiệm ở cả hai hệ thống, với khối lượng ban đầu từ 10,3- 10,36g tôm đã đạt 145,83-150,1g sau 5 tháng nuôi (Bảng 3.32).

Ngoài trừ ở thời điểm 3 tháng nuôi (khối lượng tôm ở HT1 lớn hơn ở HT2), ở các thời điểm còn lại sinh trưởng tích lũy khối lượng thân tôm ở hai hệ thống không sai khác thống kê (p>0,05). Sau 150 ngày nuôi, khối lượng tôm ở HT1 đạt 150,10 ± 7,93 g/con và ở HT2 đạt 145,83 ± 11,82 g/con. Như

vây, hệ thống nuôi tuần hoàn khác nhau không tác động đến sinh trưởng tích lũy khối lượng tôm hùm xanh.

Bảng 3.32. Sinh trưởng tích lũy khối lượng thân tôm (g) ở hai hệ thống thí nghiệm

Thời gian nuôi (tháng)

Sinh trưởng tích lũy khối lượng thân tôm (g)

HT1 HT2 0 10,36 ± 1,65A 10,30 ± 2,18A 1 20,03 ± 3,57A 18,93 ± 5,72A 2 49,06 ± 5,86A 47,86 ± 6,05A 3 87,13 ± 6,70A 84,26 ± 10,87B 4 121,40 ± 10,43A 120,47 ± 13,11A 5 150,10 ± 7,93A 145,83 ± 11,82A

Ghi chú: Trong cùng một hàng, các chữ cái viết trên giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

3.3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng

Sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng thân tôm ở hai nghiệm thức biến động qua các giai đoạn, giá trị thấp nhất được ghi nhận ở giai đoạn 0-1 tháng nuôi và cao nhất ở giai đoạn 2-3 tháng nuôi (Bảng 3.33).

So sánh giữa hai nghiệm thức có thể thấy rằng, từ giai đoạn 0 – 1 tháng nuôi cho tới giai đoạn 3-4 tháng nuôi, sinh trưởng tuyệt đối khối lượng thân tôm ở hai hệ thống không khác nhau (p>0,05). Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối (4 – 5 tháng nuôi), giá trị sinh trưởng này ở HT1 (0,960 ± 0,035 g/ngày) cao hơn so với HT2 (0,847 ± 0,026 g/ngày) (p<0,05).

Bảng 3.33. Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng thân (g/ngày) ở hai hệ thống nuôi

Giai đoạn nuôi

Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng thân (g/ngày)

HT1 HT2

0-1 tháng 0,286 ± 0,008A 0,326 ± 0,059A

1-2 tháng 1,003 ± 0,019A 0,930 ± 0,069A

2-3 tháng 1,270 ± 0,031A 1,213 ± 0,134A

4-5 tháng 0,960 ± 0,035A 0,847 ± 0,026B

0-5 tháng 0,932 ± 0,013A 0,904 ± 0,012A

Ghi chú: Trong cùng một hàng, các chữ cái viết trên giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Tính chung cho cả quá trình thí nghiệm (0 - 5 tháng nuôi), tôm nuôi trong hệ thống HT1 đạt tốc độ sinh trưởng 0,932 ± 0,013 g/ngày và không sai khác so với tôm nuôi ở hệ thống HT2 (0,904 ± 0,012 g/ngày) (p>0,05).

Mai Duy Minh và cộng sự (2020) [6] đã thử nghiệm nuôi tôm hùm xanh cỡ 13,5 g/con trong bể, cho ăn 100% thức ăn viên, sau 10 tháng nuôi tôm đạt cỡ 300 g/con với tốc độ sinh trưởng tuyệt đối là 0,955 g/ngày. Như vậy, kết quả này cũng tương đương với kết quả trong nghiên cứu này của tôi. Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng khối lượng tôm trong nghiên cứu của tôi cao hơn so với kết quả ghi nhận trong nghiên cứu của Phan Đình Thịnh (2015)[12] và Vijayakumaran và cộng sự (2010) [42]. Có thể nói rằng điều kiện nuôi và cách chăm sóc, quản lý khác nhau đã cho những kết quả khác nhau về sinh trưởng tuyệt đối khối lượng thân tôm hùm xanh.

3.3.2.2. Sinh trưởng đặc trưng khối lượng thân

Sinh trưởng đặc trưng về khối lượng ở cả hai nghiệm thức đều có xu hướng giảm dần theo thời gian nuôi và đạt giá trị thấp nhất ở giai đoạn 4-5 tháng (0,708%/ngày ở HT1 và 0,550%/ngày ở HT2).

Tương tự như sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng đặc trưng về khối lượng giữa hai hệ thống không khác từ giai đoạn đầu đến giai đoạn 3-4 tháng nuôi (p>0,05). Tuy nhiên, ở giai đoạn 4-5 tháng nuôi, giá trị sinh trưởng đặc trưng ở hệ thống HT2 thấp hơn so với HT1 (p<0,05). Mặc dù vậy, tính chung cho cả quá trình thí nghiệm (0 – 5 tháng), sinh trưởng đặc trưng khối lượng thân tôm ở hệ thống 1 và hệ thống 2 lần lượt là 0,782 ± 0,042 %/ngày và 1,750 ± 0,025 %/ngày và không có sai khác thông kê (p>0,05).

Bảng 3.34. Sinh trưởng đặc trưng khối lượng thân (%/ngày) ở hai hệ thống

Giai đoạn nuôi

Sinh trưởng đặc trưng khối lượng thân (%/ngày)

HT1 HT2 0-1 tháng 2,011± 0,130A 2,213 ± 0,356A 1-2 tháng 3,174 ± 0,004A 2,905 ± 0,166A 2-3 tháng 1,915 ± 0,064A 1,889 ± 0,241A 3-4 tháng 1,105 ± 0,097A 1,191 ± 0,088A 4-5 tháng 0,708 ± 0,042A 0,550 ± 0,025B 0-5 tháng 1,782 ± 0,029A 1,750 ± 0,020A

Ghi chú: Trong cùng một hàng, các chữ cái viết trên giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thức ăn và hệ thống nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh (panulirus homarus) nuôi thương phẩm (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)