Nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện thông qua thảo luận với chuyên gia để điều chỉnh thang đo trên cơ sở thang đo lý thuyết. Mục đích của nghiên cứu này nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng của từ ngữ, mức độ hiểu các phát biểu và sự trùng lắp của các phát biểu trong thang đo để chọn ra những phát biểu phù hợp với công việc của ngƣời lao động, từ đó hiệu chỉnh lại thang đo để xây dựng phiếu khảo sát chính thức.
3.1.2. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp lấy mẫu trực tiếp bằng phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu (xem Phụ lục 1). Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá thang đo và kiểm định lại các giả thuyết. Mẫu sau khi làm sạch đƣợc sử dụng để đánh giá độ tin cậy, độ hội tụ và giá trị phân biệt. Sau đó phân tích bằng phƣơng pháp hồi quy MMR để kiểm định các giả thuyết với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0.
đƣợc minh họa nhƣ sau:
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu
NGHIÊN C Ứ U Đ ỊNH TÍN H NGHIÊN C Ứ U Đ ỊNH LƢ Ợ NG
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu
Thang đo nháp
Thảo luận chuyên gia (n = 3) Thang đo chính thức Điều chỉnh Nghiên cứu định lƣợng (n = 180) Thống kê mô tả Phân tích EFA (kiểm định giá trị thang đo)
Phân tích hồi quy đa biến (kiểm định các giả thuyết)
Thảo luận kết quả, đề xuất các kiến nghị và viết báo cáo nghiên
cứu
Cronbach’s Alpha (kiểm định độ tin cậy thang đo)
3.2. Phƣơng pháp chọn mẫu
Độ chính xác của các ƣớc lƣợng phụ thuộc lớn vào cách chọn mẫu. Việc lấy mẫu phải đảm bảo tính khách quan. Theo lý thuyết, kích thƣớc và phƣơng pháp chọn mẫu đƣợc căn cứ vào mục tiêu, phƣơng pháp nghiên cứu, thời gian cũng nhƣ chi phí nhƣng nói chung kích thƣớc mẫu phải đủ lớn. Tuy nhiên kích thƣớc mẫu bao nhiêu là lớn thì vẫn chữa xác định rõ ràng. Theo kinh nghiệm của một số nhà nghiên cứu thì kích thƣớc mẫu tối thiểu phải là từ 100 đến 150 (Hair và ctg, 2014) [21]; (Bollen, 1989) [27] cho rằng kích thƣớc mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ƣớc lƣợng. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng cần tới 15 mẫu cho 1 biến đo lƣờng (Bentler và Chou, 1987) [38], còn theo (Lê Văn Huy, 2007) [9] cần 10 mẫu cho 1 biến đo lƣờng.
Trong nghiên cứu này, để phù hợp với thời gian nghiên cứu của đề tài, tác giả chọn lấy mẫu thuận tiện, phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện là phƣơng pháp lựa chọn mẫu theo cách thức thuận tiện nhất cho nhà nghiên cứu mà không cần quan tâm đến tính đại diện của mẫu, khi lựa chọn phƣơng pháp này sẽ thuận lợi hơn cho nhà nghiên cứu trong việc điều tra, phỏng vấn ngƣời lao động. Tối thiểu 5 mẫu cho 1 biến quan sát. Nhƣ vậy kích thƣớc mẫu tối thiểu là n = 22*5 = 110. Để đạt đƣợc kích thƣớc mẫu này và cũng nhƣ để có độ chính xác cao hơn thì 200 phiếu khảo sát đã đƣợc gửi đi điều tra, phỏng vấn. Bảng câu hỏi chính thức gồm 22 biến quan sát, nhằm thu thập dữ liệu nghiên cứu bảng câu hỏi đƣợc gửi trực tiếp đến ngƣời lao động đang làm việc tại Công ty Xăng dầu Bình Định.
3.3. Nghiên cứu sơ bộ
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Bƣớc đầu tiên là lấy ý kiến thăm dò về các thang đo đại diện cho các biến dự kiến đƣa vào mô hình bằng phƣơng pháp thảo luận nhóm với các chuyên gia dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất. Sau khi hình thành bảng câu
hỏi, nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra thử từ 10 – 15 ngƣời lao động đang làm việc tại Công ty Xăng dầu Bình Định. Kết quả việc điều tra thử này nhằm thu thập thông tin phản hồi làm cơ sở hiệu chỉnh thang đo từ đó kết hợp với ý kiến của chuyên gia rồi bổ sung hoàn chỉnh lần cuối cho phù. Cuối cùng, tác giả hoàn thiện một bảng câu hỏi để chuẩn bị cho nghiên cứu chính thức.
3.3.2. Kết quả nghiên cứu
Việc xây dựng thang đo các thành phần tác động của động lực làm việc đến kết quả làm việc đƣợc tác giả kế thừa chủ yếu từ các nghiên cứu trƣớc. Ngoài ra, sau quá trình thảo luận chuyên gia bao gồm 1 giảng viên dạy ngành Quản trị kinh doanh – Đại học Đà Lạt và 2 cán bộ phòng Tổ chức – Hành chính tại Công ty Xăng dầu Bình Định về các tác động của động lực làm việc đến kết quả làm việc của ngƣời lao động tại Công ty Xăng dầu Bình Định, nghiên cứu thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Các thành phần của động lực làm việc tác động đến kết quả làm việc của ngƣời lao động bị chi phối bởi 6 thành phần giống Mô hình nghiên cứu đề xuất đó là:
1. Sự thụ động
2. Sự điều chỉnh bên ngoài - xã hội 3. Sự điều chỉnh bên ngoài – vật chất 4. Sự điều chỉnh do ý thức
5. Sự điều chỉnh theo mục tiêu 6. Động cơ bên trong
Trong đó:
- Thành phần Sự thụ động bao gồm các thang đo:
+ Tôi không nỗ lực, bởi vì tôi thực sự cảm thấy rằng tôi đang lãng phí thời gian với công việc này.
không đáng phải cố gắng.
+ Tôi không biết tại sao tôi lại đang làm công việc này, tôi cảm thấy nó vô nghĩa.
- Thành phần Sự điều chỉnh bên ngoài - xã hội bao gồm các thang đo:
+ Tôi nỗ lực để có đƣợc sự công nhận từ ngƣời khác (ví dụ: cấp trên, đồng nghiệp, gia đình, khách hàng).
+ Tôi nỗ lực bởi vì những ngƣời khác sẽ tôn trọng tôi hơn (ví dụ: cấp trên, đồng nghiệp, gia đình, khách hàng).
+ Tôi nỗ lực vì tôi không muốn bị ngƣời khác chỉ trích (ví dụ: cấp trên, đồng nghiệp, gia đình, khách hàng).
- Thành phần Sự điều chỉnh bên ngoài – vật chất bao gồm các thang đo:
+ Tôi nỗ lực vì các lợi ích tài chính do công việc mang lại. + Tôi nỗ lực vì công việc này ổn định.
+ Tôi nỗ lực vì nếu không tôi sẽ có thể bị mất việc.
- Thành phần Sự điều chỉnh do ý thức bao gồm các thang đo:
+ Tôi nỗ lực vì tôi phải chứng minh với bản thân rằng tôi có thể. + Tôi nỗ lực vì công việc này khiến tôi cảm thấy tự hào về bản thân.
+ Tôi nỗ lực vì không muốn cảm thấy xấu hổ về bản thân. + Tôi nỗ lực vì không muốn cảm thấy tồi tệ về bản thân.
- Thành phần Sự điều chỉnh theo mục tiêu bao gồm các thang đo:
+ Tôi nỗ lực vì điều đó là cần thiết trong công việc này.
+ Tôi nỗ lực vì công việc này phù hợp với các giá trị cuộc sống tôi mong muốn.
- Thành phần Động cơ bên trong bao gồm các thang đo:
+ Tôi nỗ lực vì tôi thấy vui khi đƣợc làm việc.
+ Tôi nỗ lực vì công việc này khiến tôi thấy phấn khích. + Tôi nỗ lực vì công việc này rất thú vị.
- Thang đo Kết quả làm việc (KQKV):
+ Tôi đƣợc cấp trên đánh giá cao.
+ Tôi hoàn thành các chỉ tiêu công việc đƣợc giao. + Tôi đƣợc khen thƣởng vì hoàn thành tốt công việc.
Sau khi thảo luận nhóm với chuyên gia để đƣa ra các thang đo tƣơng ứng cho các thành phần của động lực làm việc nhƣ trên, tác giả thực hiện điều tra thử 15 khách hàng và thảo luận với các chuyên gia một lần nữa để hiệu chỉnh thang đo, trau chuốt lại câu từ cho dễ hiểu hơn và tiến hành làm bảng câu hỏi chính thức để thực hiện điều tra.
Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát: (Phụ lục 1)
Dữ liệu bảng câu hỏi đƣợc thiết kế với 19 thang đo đo lƣờng các tác động của động lực làm việc đến kết quả làm việc và 3 thang đo đo lƣờng kết quả làm việc của ngƣời lao động tại Công ty Xăng dầu Bình Định bao gồm hai phần chính nhƣ sau:
Phần 1: Câu hỏi khảo sát
Phần 2: Thông tin về ngƣời trả lời phỏng vấn
3.4. Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Nghiên cứu định lƣợng nhằm kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ đƣợc xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0.
3.4.1. Mã hóa biến và nhập liệu
Đo lƣờng biến sự thụ động có 3 biến quan sát (tƣơng ứng với 3 câu hỏi thang đo Likert) và đƣợc mã hóa nhƣ sau:
Bảng 3.1. Đo lƣờng biến sự thụ động
Mã hóa Nội dung
TĐ1 Tôi không nỗ lực, bởi vì tôi thực sự cảm thấy rằng tôi đang lãng phí thời gian
với công việc này.
TĐ2 Tôi ít tập trung vào công việc vì tôi nghĩ rằng công việc này không đáng phải
cố gắng.
TĐ3 Tôi không biết tại sao tôi lại đang làm công việc này, tôi cảm thấy nó vô
nghĩa.
Đo lƣờng biến sự điều chỉnh bên ngoài - xã hội có 3 biến quan sát (tƣơng ứng với 3 câu hỏi thang đo Likert) và đƣợc mã hóa nhƣ sau:
Bảng 3.2. Đo lƣờng biến điều chỉnh bên ngoài - xã hội
Mã hóa Nội dung
ĐCXH1 Tôi nỗ lực để có đƣợc sự công nhận từ ngƣời khác (ví dụ: cấp trên, đồng
nghiệp, gia đình, khách hàng).
ĐCXH2 Tôi nỗ lực bởi vì những ngƣời khác sẽ tôn trọng tôi hơn (ví dụ: cấp trên,
đồng nghiệp, gia đình, khách hàng).
ĐCXH3 Tôi nỗ lực vì tôi không muốn bị ngƣời khác chỉ trích (ví dụ: cấp trên, đồng
nghiệp, gia đình, khách hàng).
Đo lƣờng biến sự điều chỉnh bên ngoài - vật chất có 3 biến quan sát (tƣơng ứng với 3 câu hỏi thang đo Likert) và đƣợc mã hóa nhƣ sau:
Bảng 3.3. Đo lƣờng biến sự điều chỉnh bên ngoài - vật chất
Mã hóa Nội dung
ĐCVC1 Tôi nỗ lực vì các lợi ích tài chính do công việc mang lại.
ĐCVC2 Tôi nỗ lực vì công việc này ổn định.
ĐCVC3 Tôi nỗ lực vì nếu không tôi sẽ có thể bị mất việc.
Đo lƣờng biến sự điều chỉnh do ý thức có 4 biến quan sát (tƣơng ứng với 4 câu hỏi thang đo Likert) và đƣợc mã hóa nhƣ sau:
Bảng 3.4. Đo lƣờng biến sự điều chỉnh do ý thức
Mã hóa Nội dung
ĐCYT1 Tôi nỗ lực vì tôi muốn chứng minh với bản thân rằng tôi có thể.
ĐCYT2 Tôi nỗ lực vì công việc này khiến tôi cảm thấy tự hào về bản thân.
ĐCYT3 Tôi nỗ lực vì không muốn cảm thấy xấu hổ về bản thân.
ĐCYT4 Tôi nỗ lực vì không muốn cảm thấy tồi tệ về bản thân.
Đo lƣờng biến sự điều chỉnh theo mục tiêu có 3 biến quan sát (tƣơng ứng với 3 câu hỏi thang đo Likert) và đƣợc mã hóa nhƣ sau:
Bảng 3.5. Đo lƣờng biến sự điều chỉnh theo mục tiêu
Mã hóa Nội dung
ĐCMT1 Tôi nỗ lực vì điều đó là cần thiết trong công việc này.
ĐCMT2 Tôi nỗ lực vì công việc này phù hợp với các giá trị cuộc sống tôi mong muốn. ĐCMT3 Tôi nỗ lực cho công việc này vì nó có ý nghĩa cá nhân với tôi.
Đo lƣờng biến động cơ bên trong có 3 biến quan sát (tƣơng ứng với 3 câu hỏi thang đo Likert) và đƣợc mã hóa nhƣ sau:
Bảng 3.6. Đo lƣờng biến động cơ b n trong
Mã hóa Nội dung
ĐCBT1 Tôi nỗ lực vì tôi thấy vui khi đƣợc làm việc.
ĐCBT2 Tôi nỗ lực vì công việc này khiến tôi thấy phấn khích.
ĐCBT3 Tôi nỗ lực vì công việc này rất thú vị.
Đo lƣờng biến kết quả làm việc có 3 biến quan sát (tƣơng ứng với 3 câu hỏi thang đo Likert) và đƣợc mã hóa nhƣ sau:
Bảng 3.7. Đo lƣờng biến kết quả làm việc
Mã hóa Nội dung
KQLV1 Tôi đƣợc cấp trên đánh giá cao.
KQLV2 Tôi hoàn thành các chỉ tiêu công việc đƣợc giao.
KQLV3 Tôi đƣợc khen thƣởng vì hoàn thành tốt công việc.
quan sát; các biến độc lập ứng với 6 đại lƣợng đo lƣờng, đƣợc đo lƣờng bằng 19 biến quan sát, cụ thể nhƣ sau: sự thụ động (3 biến quan sát), sự điều chỉnh bên ngoài - xã hội (3 biến quan sát), sự điều chỉnh bên ngoài - vật chất (3 biến quan sát), sự điều chỉnh do ý thức (4 biến quan sát), sự điều chỉnh theo mục tiêu (3 biến quan sát) và động cơ bên trong (3 biến quan sát).
3.4.2. Phân tích thông tin mẫu thu thập theo các đặc trưng cá nhân
Trong số 200 mẫu thu về, tác giả tiến hành chọn lọc và loại bỏ 20 mẫu không hợp lệ do phiếu trả lời bị bỏ trống quá nhiều hoặc ngƣời lao động trả lời bị lệch. Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả trong nghiên cứu này để so sánh các nhóm nhân tố liên quan nhằm làm nổi bật những đặc trƣng của mỗi nhóm về các tác động của động lực làm việc đến kết quả làm việc của mẫu nghiên cứu thông qua bảng tần số, bảng kết hợp nhiều biến, đồ thị, các đại lƣợng thống kê mô tả.
3.4.3. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ và tƣơng quan giữa các biến quan sát trong thang đo. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tƣơng quan giữa bản thân các biến và tƣơng quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi ngƣời trả lời.
Phƣơng pháp này cho phép ngƣời phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu. Theo đó, những biến có Hệ số tƣơng quan biến tổng phù hợp (Corrected Item - Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có Hệ số Alpha lớn hơn 0.6 mới đƣợc xem là chấp nhận đƣợc và thích hợp đƣa vào phân tích những bƣớc tiếp theo (Nunnally, J. 1978) [36]. Thông thƣờng, thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng đƣợc. Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu Cronbach’s Alpha đạt từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lƣờng là tốt và mức độ tƣơng quan sẽ càng cao hơn (Nguyễn Đình Thọ, 2011) [13].
3.4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
Phân tích nhân tố là một kỹ thuật phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau đƣợc xem xét dƣới dạng một số các nhân tố cơ bản. Mỗi một biến quan sát sẽ đƣợc tính một tỷ số, đƣợc gọi là hệ số tải nhân tố (factor loading). Hệ số này cho ngƣời nghiên cứu biết mỗi biến đo lƣờng sẽ “thuộc về” những nhân tố nào.
Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết là hệ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) phải có giá trị lớn (0.5 < KMO <1) thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu hệ số KMO < 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Ngoài ra, hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát phải có giá trị lớn hơn 0.5 (Hair & ctg, 2014) [21], và tổng phƣơng sai dùng để giải thích bởi từng nhân tố lớn hơn 50% mới thỏa yêu cầu của phân tích nhân tố (Gerbing & Anderson, 1988) [18].
Để tiến hành phân tích nhân tố, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp rút trích các thành phần chính (Principal Components) với phép xoay Varimax và phƣơng pháp tính nhân tố là phƣơng pháp Regression.
3.4.5. Phân tích hồi quy
Sau khi tiến hành phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích EFA. Tác giả tiến hành phân tích hồi quy tƣơng quan và kiểm định các giả thuyết. Phân tích hồi quy xem xét hệ số xác định điều chỉnh nhằm khẳng định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Và để kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến tác giả sử dụng hệ số phóng đại phƣơng sai VIF (Variance Inflation Factor). Thông thƣờng VIF của một biến độc lập nào đó > 10 (Điều kiện không tự tƣơng quan là VIF < 10) thì biến này hầu nhƣ không có giá trị giải thích biến thiên của Y trong