7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà nước Tây Sơn
Cùng với sự ra đời của hệ thống KBNN, chi nhánh KBNN Tây Sơn được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1990 theo Quyết định 168/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Nghị định 25/CP ngày 05/04/1995 của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy KBNN trực thuộc Bộ Tài chính, chi nhánh KBNN Tây Sơn đổi tên thành KBNN Tây Sơn, là tổ chức trực thuộc KBNN Bình Định có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Trước những khó khăn thách thức từ ngày đầu thành lập, với ý chí quyết tâm phấn đấu nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên KBNN Tây Sơn, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo KBNN tỉnh Bình Định và các cấp chính quyền địa phương, qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, KBNN Tây Sơn đã phát triển lớn mạnh cả về cơ sở vật chất cũng như quy mô hoạt động. Tính đến nay, trình độ cán bộ, công chức trong đơn vị cũng được nâng cao, với số lượng 13 biên chế trong đó có 01 đồng chí tốt nghiệp thạc sĩ, 08 đồng chí tốt nghiệp đại học, 02 đồng chí tốt nghiệp trung cấp, 02 đồng chí bảo vệ đã qua đào tạo nghiệp vụ bảo vệ chuyên ngành. KBNN Tây Sơn có trụ sở làm việc khang trang, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ được trang bị tương đối đầy đủ, nhiều năm liền KBNN Tây Sơn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao: quản lý tốt quỹ NSNN trên địa bàn, bảo đảm an toàn tuyệt đối tiền và tài sản của Nhà nước, đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của hệ thống KBNN trong thời kỳ đổi mới, thể hiện tốt vai trò tham mưu quản lý tài chính với chính quyền địa phương các cấp, góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị -
kinh tế; văn hoá – xã hội; an ninh - quốc phòng của địa phương cũng như công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển toàn diện đất nước.
2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Kho bạc Nhà nước Tây Sơn với tổng số cán bộ công chức đến năm 2018 là 13 người. Cơ cấu tổ chức KBNN Tây Sơn gồm Ban Giám đốc: Giám đốc và Phó Giám đốc; Kế toán trưởng; 7 giao dịch viên, 1thủ quỹ và 2 bảo vệ.
Chú thích: : quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy KBNN Tây Sơn từ ngày 15/6/2018 đến nay
Từ ngày 15/6/2018, thực hiện Quyết định số 2899/QĐ-KBNN ngày 15/06/2018 về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi Ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện không có tổ chức phòng, bãi bỏ các nội dung liên quan đến Kho bạc Nhà nước cấp huyện không có tổ chức phòng được quy định tại Quyết định số 4377/QĐ-KBNN ngày 15/9/2017 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Theo đó mỗi cán bộ được phân công phụ trách một số đơn vị sử dụng kinh phí NSNN kể cả chi thường xuyên, chi đầu tư từ tài khoản dự toán, tài khoản tiền gửi gọi chung là giao dịch viên, một đơn vị chỉ giao dịch với một giao dịch viên theo nguyên tắc
KẾ TOÁN TRƯỞNG LÃNH ĐẠO KBNN
GIAO DỊCH VIÊN BẢO VỆ
“một cửa, một giao dịch viên”. Đây là lần đầu tiên trong hệ thống KBNN xuất hiện tên gọi này và cách gọi mới thể hiện rõ nét hơn về tinh thần phục vụ khách hàng của các công chức Kho bạc.
Việc phân chia vai trò, chức năng của bộ máy tổ chức như sau: - Ban lãnh đạo có Giám đốc và Phó Giám đốc.
Giám đốc: chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc KBNN cấp tỉnh và trước pháp luật về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, công chức, lao động của đơn vị.
Phó Giám đốc: chịu trách nhiệm trước Giám đốc KBNN cấp huyện và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công, cụ thể: Trực tiếp phụ trách công tác chi đầu tư phát triển, Kế toán nhà nước; công tác kho quỹ; công tác giao dịch một cửa; phụ trách công tác quản lý chất lượng ISO; phê duyệt trên các chương trình ứng dụng theo quy định.
Kế toán trưởng: đứng đầu bộ phận chuyên môn: có nhiệm vụ giúp Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Thực hiện nhiệm vụ Kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS.
+ Kiểm tra giám sát và thực hiện việc nhập xuất tiền, ấn chỉ, giấy tờ có giá, mở đóng kho theo quy định, kiểm quỹ tiền mặt cuối ngày.
+ Kiểm tra, kiểm soát chứng từ nội bộ.
+ Kiểm tra hồ sơ và đăng ký tài khoản của đơn vị giao dịch tại Kho bạc, tài khoản của KBNN mở tại ngân hàng.
+ Kiểm soát hồ sơ, chứng từ và kiểm soát hạch toán kế toán, ký tất cả các loại chứng từ phát sinh trên giấy và phê duyệt các chương trình ứng dụng theo quy định.
+ Triển khai các văn bản quy định liên quan đến nghiệp vụ, chế độ kế toán đến toàn bộ giao dịch viên.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp huyện giao.
- Các giao dịch viên:
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác đã được phê duyệt.
+ Thực hiện đối chiếu và quyết toán vốn đầu tư XDCB, vốn đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia thuộc nguồn vốn NSNN và các nguồn vốn khác được giao quản lý theo chế độ quy định.
+ Báo cáo định kỳ, đột xuất về kết quả kiểm soát chi NSNN, bao gồm chi thường xuyên, chi đầu tư, chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc nguồn vốn NSNN và các nguồn vốn khác được giao quản lý.
+ Thực hiện tiếp nhận, xử lý hồ sơ, chứng từ của khách hàng và tham gia vào quy trình kiểm soát chi, hạch toán kế toán theo quy định.
+ Đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản giao dịch với các đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định; đối chiếu số liệu các khoản chi NSNN, bao gồm chi thường xuyên, chi đầu tư, chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc nguồn vốn NSNN và các nguồn vốn khác được giao quản lý.
+ Triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính tại đơn vị.
+ Thực hiện công tác hành chính, quản trị: quản lý tài sản, hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu, bảo vệ tại KBNN cấp huyện và các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN giao.
+ Thực hiện công tác hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc; lập báo cáo, tổng hợp, đối chiếu tình hình thu, chi NSNN và các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại KBNN cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan Nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.
+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN.
+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của KBNN tại ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán theo chế độ quy định.
+ Thực hiện thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định.
+ Thực hiện công tác thống kê tổng hợp, phân tích số liệu về thu, chi NSNN phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền; thực hiện chế độ báo cáo hoạt động nghiệp vụ KBNN theo quy định.
+ Thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin.
+ Tham mưu cho lãnh đạo lĩnh vực mình phụ trách và các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
- Thủ quỹ: Thực hiện giao dịch thu chi tiền mặt với khách hàng đến giao dịch; đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền mặt, ấn chỉ có giá; thống kê, tổng hợp và báo cáo các hoạt động nghiệp vụ kho quỹ theo chế độ quy định, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
- Nhân viên bảo vệ: Bảo vệ cơ quan theo quy định, thực hiện công tác văn thư lưu trữ, và các việc khác khi được Giám đốc KBNN huyện giao.