Cơ chế một cửa và cơ chế một cửa liên thông trong hệ thống Kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước phù mỹ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông (Trang 40)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.5.4. Cơ chế một cửa và cơ chế một cửa liên thông trong hệ thống Kho

bạc Nhà nước

Căn cứ Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế

30

một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và Quyết định số 2277/QĐ-BTC ngày 02/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN), KBNN hướng dẫn thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong hệ thống KBNN như sau:

* Đối với cơ chế một cửa trong lĩnh vực kiểm soát chi ngân sách nhà nước (NSNN):

Tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa một giao dịch viên” trong kiểm soát chi NSNN (người giải quyết hồ sơ kiểm soát chi đồng thời là người tiếp nhận hồ sơ), bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Khách hàng chỉ gặp một cán bộ KBNN trong việc giải quyết hồ sơ kiểm soát chi đối với một lĩnh vực chi cụ thể (chi thường xuyên hoặc chi đầu tư);

- Giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức; việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được thực hiện không quá một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

Trong thời gian chờ sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ban hành kèm theo Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 của Tổng Giám đốc KBNN và Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN ban hành kèm theo Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 của Tổng Giám đốc KBNN, thực hiện thống nhất quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả giải quyết hồ sơ (đối với cả chi thường xuyên và chi đầu tư) như sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

- Phòng (hoặc tổ) thực hiện kiểm soát chi lập Sổ theo dõi hồ sơ theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo công văn này.

31

Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để cá nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể theo mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo công văn này.

- Đối với hồ sơ quy định giải quyết và trả kết quả ngay, không phải lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả: Công chức nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử (nếu có).

Đối với hồ sơ quy định có thời hạn giải quyết: Công chức nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử (nếu có); lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo công văn này.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

- Đối với hồ sơ qua kiểm tra có đủ điều kiện giải quyết: Công chức trình cấp có thẩm quyền quyết định và trả kết quả giải quyết hồ sơ theo đúng thời gian quy định.

- Đối với hồ sơ qua kiểm tra chưa đủ điều kiện giải quyết: Công chức báo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung. Thời gian đã giải quyết lần đầu được tính trong thời gian giải quyết hồ sơ.

- Đối với hồ sơ sau khi kiểm tra nếu không đủ điều kiện giải quyết: Công chức báo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ. Thông báo được nhập vào mục trả kết quả trong Sổ theo dõi hồ sơ; thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định.

- Các hồ sơ quá hạn giải quyết: KBNN giải quyết hồ sơ phải có văn bản xin lỗi cá nhân, tổ chức, trong đó nêu rõ lý do quá hạn, thời hạn trả kết quả.

Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:

32

mềm điện tử (nếu có) và thực hiện như sau:

- Các hồ sơ đã giải quyết xong: Trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức.

- Đối với hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ chức để yêu cầu bổ sung hồ sơ theo thông báo và gửi văn bản xin lỗi (nếu là lỗi của công chức khi tiếp nhận hồ sơ).

- Đối với hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ chức để trả lại hồ sơ kèm theo thông báo không giải quyết hồ sơ.

- Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết: Thông báo thời hạn trả kết quả lần sau và chuyển văn bản xin lỗi cho cá nhân, tổ chức.

- Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

- Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa đến nhận hồ sơ theo giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thì kết quả giải quyết hồ sơ được công chức tiếp nhận hồ sơ lưu giữ.

* Đối với cơ chế một cửa liên thông:

Khi có yêu cầu của địa phương về tham gia thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, KBNN cần tổ chức đánh giá việc thực hiện thu NSNN đối với các lĩnh vực sẽ áp dụng cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn (doanh số các khoản thu trung bình hàng tháng; số lượng các điểm giao dịch về thu NSNN của KBNN và ngân hàng phối hợp thu trên địa bàn; khoảng cách từ nơi thực hiện một cửa liên thông đến các điểm giao dịch gần nhất của KBNN và ngân hàng phối hợp thu; khả năng bố trí cán bộ tại điểm thực hiện cơ chế một cửa liên thông …).

33

Kết luận chương 1

Như đã trình bày, chương 1 luận văn chủ yếu khái quát những cơ sở lý luận cơ bản về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Tác giả đi từ việc đưa ra các khái niệm và một số nội dung liên quan đến NSNN, chi NSNN và kiểm soát chi NSNN. Từ đó, dần đi sâu vào nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đồng thời, ở chương này, tác giả cũng đã trình bày một số đặc điểm về chi thường xuyên ngân sách xã khác với chi thường xuyên các đơn vị thuộc các cấp ngân sách khác. Đây chính là những nội dung cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Phù Mỹ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được đề cập ở chương 2.

34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA KBNN PHÙ MỸ THEO

CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG 2.1. Giới thiệu khát quát về Kho bạc Nhà nước Phù Mỹ

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của KBNN Phù Mỹ

Cùng với sự ra đời của hệ thống KBNN (KBNN), chi nhánh KBNN Phù Mỹ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990 theo Quyết định 168/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Nghị định 25/CP ngày 05/04/1995 của Chính phủ qui định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy KBNN trực thuộc Bộ Tài chính, chi nhánh KBNN Phù Mỹ được đổi tên thành KBNN Phù Mỹ.

KBNN Phù Mỹ tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên. KBNN Phù Mỹ có 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, 01 kế toán trưởng và 10 công chức nghiệp vụ.

Giám đốc KBNN Phù Mỹ chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc KBNN Bình Định và trước pháp luật về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, công chức, lao động của đơn vị. Phó Giám đốc KBNN Phù Mỹ chịu trách nhiệm trước Giám đốc KBNN Phù Mỹ và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

Chi bộ KBNN Phù Mỹ: gồm 11 đảng viên (10 đồng chí chính thức, 01 đồng chí trong thời gian dự bị). Chi bộ có tổ chức cấp ủy gồm 03 đồng chí: 01 Bí thư, 01 Phó bí thư, 01 chi ủy viên; đảng viên: 8 đồng chí.

Tổng số biên chế đơn vị hiện có 13 biên chế, trong đó 7 nam (chiếm tỷ lệ 53.85%), 6 nữ (chiếm tỷ lệ 46.18%). Trình độ đại học trở lên có 9 đồng chí, chiếm tỷ lệ 69.24%; trình độ trung cấp 2 đồng chí, chiếm tỷ lệ 15.38%; trình độ sơ cấp 2 đồng chí, chiếm tỷ lệ 15,38%;

35

cho hoạt động nghiệp vụ được trang bị đầy đủ, nhiều năm liền KBNN Phù Mỹ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao: quản lý tốt quỹ NSNN trên địa bàn, huy động vốn đạt kế hoạch đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền và tài sản của Nhà nước giao cho KBNN Phù Mỹ quản lý... Đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành Kho bạc Nhà nước trong thời kỳ đổi mới, thể hiện tốt vai trò là một công cụ quản lý tài chính quan trọng của chính quyền địa phương các cấp, góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị - kinh tế; văn hoá - xã hội; an ninh - quốc phòng của địa phương cũng như công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất nước.

2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Kể từ ngày 25/6/2018 KBNN Phù Mỹ thực hiện Quyết định số 2899/QĐ-KBNN ngày 15/6/2018 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước ban hành Quy trình Nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện không có tổ chức phòng; bộ máy kiểm soát chi là các giao dịch viên trực tiếp thực hiện công tác kiểm soát chi. Cơ cấu tổ chức KBNN Phù Mỹ gồm Ban giám đốc: Giám đốc và Phó Giám đốc; Kế toán trưởng, các giao dịch viên, một thủ kho kiêm thủ quỹ.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của KBNN Phù Mỹ

Chú thích: : Quan hệ chỉ đạo, lãnh đạo : Quan hệ phối hợp

Kế toán trưởng Giám đốc

Các giao dịch viên Thủ kho kiêm Thủ quỹ

36

Ban lãnh đạo KBNN Phù Mỹ gồm có Giám đốc và Phó Giám đốc. Giám đốc KBNN có quyền quyết định cấp phát hay từ chối các khoản chi NSNN nói chung và chi thường xuyên NSNN nói riêng. Phó Giám đốc KBNN thực hiện các công việc, nhiệm vụ chuyên môn sau khi đã có sự thống nhất trong Ban Giám đốc, và thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc uỷ quyền.

Giao dịch viên có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kiểm soát chi bao gồm chi thường xuyên NSNN và chi ĐT XDCB đối với các đơn vị sử dụng NSNN mở tài khoản giao dịch tại KBNN.

Tất cả các giao dịch viên sau khi nhận hồ sơ chứng từ phải trình cho Kế toán trưởng kiểm soát trước khi trình lãnh đạo. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm giúp Giám đốc KBNN quản lý và điều hành nghiệp vụ trong đơn vị. Để giải quyết công việc được nhanh chóng, thuận tiện hơn còn có ủy quyền kế toán trưởng. Người được kế toán trưởng ủy quyền sẽ thực hiện một số nhiệm vụ nhất định trong phạm vi công việc được ủy quyền.

Hiện nay KBNN Phù Mỹ có 7 giao dịch viên làm nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên và chi đầu tư; 01 Thủ quỹ có nhiệm vụ thực hiện giao dịch thu chi tiền mặt cho các đơn vị trong trường hợp cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN bằng tiền mặt, phối hợp với các giao dịch viên liên quan kịp thời làm rõ các trường hợp thừa, thiếu, mất tiền, giấy tờ có giá, tài sản quý trong kho quỹ và đề xuất các biện pháp xử lý.

37

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kiểm soát chi tại KBNN Phù Mỹ

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bộ máy kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN Phù Mỹ về cơ bản đáp ứng được nhu cầu công tác. Các giao dịch viên luôn phối hợp và hỗ trợ nhau để thực hiện và hoàn thành tốt các nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo cho công việc chung thực hiện có hiệu quả, góp phần quan trọng trong quản lý hiệu quả quỹ NSNN trên địa bàn.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ

2.1.3.1. Chức năng

Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh) có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2.1.3.2. Nhiệm vụ

Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNN

Giao dịch viên Kế toán trưởng Ban lãnh đạo Giao dịch viên Giao dịch viên Giao dịch viên Giao dịch viên Giao dịch viên Giao dịch viên

38

- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:

+ Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại KBNN cấp huyện; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định;

+ Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN cấp huyện.

- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN cấp huyện.

- Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:

+ Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại KBNN cấp huyện theo quy định của pháp luật;

+ Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua KBNN cấp huyện.

Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh với các đơn vị liên quan tại KBNN cấp huyện.

- Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN cấp huyện theo chế độ quy định: + Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN cấp huyện;

39

+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của KBNN cấp huyện tại ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của KBNN theo chế độ quy định;

+ Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định.

- Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định. - Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại KBNN cấp huyện theo quy định.

- Thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp huyện. - Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước phù mỹ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)