Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước phù mỹ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông (Trang 50 - 56)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2.1. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN

Phù Mỹ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

2.2.1. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Phù Mỹ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông Mỹ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

2.2.1.1. Mục tiêu kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN Phù Mỹ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 với mục tiêu “Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính Nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý

40

nợ của chính phủ; tổng kế toán Nhà nước nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính Nhà nước.

Để thực hiện mục tiêu trên cùng với hệ thống KBNN, Kho bạc Nhà nước Phù Mỹ cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp xã:

Đảm bảo tất cả các khoản chi thường xuyên ngân sách cấp xã qua KBNN đều được kiểm soát chặt chẽ, tất cả các khoản chi phải có trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã được phân bổ chi tiết theo từng khoản mục chi.

Kiểm soát các khoản chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định, đảm bảo các khoản chi ngân sách thực sự hiệu quả, không gây thất thoát, lãng phí tài chính quốc gia.

Các khoản chi phải có đầy đủ chứng từ, hồ sơ, thủ tục theo quy định đối với từng khoản mục chi. Thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN và TT 39/2016/TT- BTC ngày 01/03/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của TT 161/2012/TT- BTC ngày 02/10/2012.

Quy trình thủ tục kiểm soát chi thường xuyên NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch. Có sự phân công nhiệm vụ cụ thể đối với cán bộ tham gia quy trình kiểm soát chi, đảm bảo giải quyết công việc nhanh gọn, tránh gây phiền hà, sách nhiễu khách hàng.

Cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp xã phải đạt được mục tiêu cấp đủ nhưng đúng đối tượng.

2.2.1.2. Nguyên tắc kiểm soát và thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Phù Mỹ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Trong quá trình thực hiện cấp phát, thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN cấp xã qua KBNN Phù Mỹ phải chấp hành những nguyên tắc:

41

Thứ nhất: tất cả các khoản chi thường xuyên ngân sách cấp xã phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán được duyệt, đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và đã được Chủ tịch UBND xã hoặc người được ủy quyền chuẩn chi.

Thứ hai: tiết kiệm hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của quản lý tài chính. Vì vậy, công tác kiểm soát chi cần tôn trọng nguyên tắc này, đảm bảo không lãng phí, thất thoát tiền của Nhà nước. Mọi khoản chi thường xuyên NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN. Các khoản chi thường xuyên NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Thứ ba: việc thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN Phù Mỹ được thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp.

Thứ tư: trong quá trình, kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi NSNN các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp hoàn trả NSNN. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện việc thu hồi cho NSNN theo đúng quy định.

2.2.1.3. Hình thức chi trả thanh toán chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Phù Mỹ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Phù Mỹ có hai hình thức là chi bằng dự toán và chi bằng lệnh chi tiền:

- Chi trả, thanh toán theo dự toán từ KBNN: Các khoản chi thường xuyên nằm trong dự toán được HĐND xã thông qua. Khi có nhu cầu chi, ĐVSDNS lập giấy rút dự toán NSNN kèm theo hồ sơ, chứng từ có liên quan gửi đến KBNN Phù Mỹ. Cán bộ được phân công kiểm soát chi ngân sách xã

42

sẽ kiểm tra, kiểm soát nếu đủ điều kiện sẽ thực hiện thanh toán.

- Chi bằng hình thức lệnh chi tiền: Đối với ngân sách cấp xã hình thức chi bằng lệnh chi tiền sử dụng cho các khoản chi hỗ trợ, viện trợ đột xuất, được cấp vào tài khoản tiền gửi khác của ĐVSDNS cấp xã. Với hình thức cấp phát này, trách nhiệm thuộc về cơ quan Tài chính. Phòng Tài chính huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất và kiểm soát chứng từ của từng khoản chi, đảm bảo các điều kiện cấp phát theo chế độ hiện hành. KBNN Phù Mỹ chỉ thực hiện xuất quỹ ngân sách và thanh toán cho đơn vị sử dụng NSNN theo nội dung, số tiền ghi trên lệnh chi tiền của cơ quan Tài chính.

* Về phương thức chi trả:

Thực hiện việc chi trả kinh phí NSNN cho các ĐVSDNS trong đó có NSNN cấp xã theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp. Các khoản lương, phụ cấp, thanh toán cá nhân hay chi trả cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ được thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng. Các phương thức chi trả bao gồm:

* Tạm ứng:

Tạm ứng là việc chi trả các khoản chi thường xuyên NSNN cho ĐVSDNS trong trường hợp khoản chi NSNN của ĐVSDNS chưa đủ chứng từ thanh toán theo quy định do công việc chưa hoàn thành. Số tiền được tạm ứng không được vượt quá tồn quỹ dùng để chi thường xuyên.

Đối tượng được tạm ứng: chi hành chính, chi mua sắm tài sản, sửa chữa nhỏ chưa đủ điều kiện thanh toán trực tiếp hoặc các khoản chi hoạt động tại xã nhưng chưa đầy đủ chứng từ để thanh toán.

Trình tự, thủ tục tạm ứng: đơn vị gửi đến KBNN Phù Mỹ giấy rút DTNS kèm theo các hồ sơ chứng từ có liên quan, ghi rõ nội dung tạm ứng. KBNN kiểm tra, kiểm soát các nội dung hồ sơ, tài liệu, nếu đúng quy định thì cấp tạm ứng cho đơn vị. Đối với các khoản tạm ứng bằng tiền mặt: nội dung được tạm ứng bao gồm các khoản chi quy định tại Điều 6 Thông tư số 13/2017/TT-BTC

43

ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính quy định về việc quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN. Đối với các khoản tạm ứng bằng chuyển khoản: bao gồm những khoản chi hội nghị, chi mua vật tư văn phòng, chi thuê mướn, chi hoạt động nghiệp vụ của từng ngành…, một số khoản chi cần thiết khác để đảm bảo hoạt động bộ máy của các ĐVSDNS.

Mức tạm ứng: Đối với những khoản chi có giá trị hợp đồng từ 20 triệu đồng trở lên, mức tạm ứng theo quy định tại hợp đồng đã ký kết của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhưng tối đa không vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết, và không vượt quá dự toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho khoản chi đó, trừ trường hợp sau:

+ Thanh toán hàng hóa nhập khẩu, thiết bị chuyên dùng do đơn vị sử dụng NSNN phải nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài (hoặc thông qua một đơn vị nhập khẩu ủy thác) phải mở L/C tại ngân hàng và trong hợp đồng nhà cung cấp yêu cầu phải tạm ứng lớn hơn.

+ Các trường hợp đặc thù khác có hướng dẫn riêng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc thanh toán được thực hiện trong phạm vi dự toán được giao, theo hợp đồng ký kết giữa đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và nhà cung cấp và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Đối với những khoản chi không có hợp đồng và những khoản chi có giá trị hợp đồng dưới 20 triệu đồng: Mức tạm ứng theo tiến độ thực hiện và theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách.

Thanh toán tạm ứng: Thanh toán tạm ứng là chuyển từ tạm ứng sang thanh toán khi khoản chi đã hoàn thành, có đủ hồ sơ chứng từ để thanh toán.

Đối với những khoản chi tạm ứng bằng tiền mặt đã hoàn thành và đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán, các ĐVSDNS phải thanh toán tạm ứng với KBNN Phù Mỹ chậm nhất ngày cuối cùng của tháng sau.

44

không có hợp đồng đã hoàn thành và đủ hồ sơ chứng từ thanh toán, các ĐVSDNS cấp xã phải thanh toán tạm ứng với KBNN Phù Mỹ chậm nhất ngày cuối cùng của tháng sau. Đối với những khoản chi có hợp đồng, ngay sau khi thanh toán lần cuối hợp đồng và kết thúc hợp đồng, các ĐVSDNS cấp xã phải làm thủ tục thanh toán tạm ứng với KBNN.

Khi thanh toán tạm ứng, đơn vị sử dụng NSNN có trách nhiệm gửi đến KBNN Phù Mỹ giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, kèm theo các hồ sơ, chứng từ tương ứng có liên quan để KBNN Phù Mỹ kiểm soát, thanh toán.

Trường hợp đủ điều kiện quy định, thì KBNN Phù Mỹ thực hiện thanh toán tạm ứng cho ĐVSDNS.

* Thanh toán trực tiếp: Thanh toán trực tiếp là phương thức chi trả ngân sách trực tiếp cho ĐVSDNS hoặc người cung cấp hàng hóa dịch vụ khi công việc đã hoàn thành, có đủ các hồ sơ chứng từ thanh toán trực tiếp và các khoản chi ngân sách đáp ứng đầy đủ điều kiện chi ngân sách theo quy định.

Nội dung chi thanh toán trực tiếp:

- Các khoản chi tiền lương; chi thanh toán cá nhân; chi trả dịch vụ công (tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền vệ sinh…).

- Các khoản chi có đủ hồ sơ chứng từ chi NSNN theo quy định về hồ sơ thanh toán trực tiếp theo quy định.

- Mức thanh toán: mức thanh toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, trong phạm vi dự toán NSNN được giao, còn đủ số dư dự toán để thực hiện thanh toán và đảm bảo không chi âm tồn quỹ.

- Trình tự, thủ tục thanh toán trực tiếp:

+ ĐVSDNS gửi KBNN Phù Mỹ hồ sơ, tài liệu liên quan đến từng khoản chi kèm theo giấy rút dự toán NSNN (thanh toán), trong đó ghi rõ nội dung thanh toán để KBNN có căn cứ giải quyết và hạch toán kế toán.

45

thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hóa hoặc qua ĐVSDNS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước phù mỹ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)