ngắn hạn
- Ngành Thực phẩm đồ uống tăng trưởng tích cực nhờ các sản phẩm thiết yếu trong mùa dịch Covid-19. Trong khi hơn 50% khách hàng đã chi tiêu nhiều hơn cho các thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ, thực phẩm sạch và lành mạnh… thì lại có đến 63,7% khách hàng đã cắt giảm chi tiêu cho bia, rượu, thay vào đó, họ tăng cường mua sắm và dự trữ các loại thực phẩm cần thiết ở nhà trong thời kỳ giãn cách xã hội.
- Người tiêu dùng ngày càng trở nên thông thái và nâng cao tiêu chuẩn, hướng đến lối “ăn sạch sống xanh” qua việc sử dụng thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ và nguyên liệu sạch. Theo kết quả nghiên cứu và khảo sát của Vietnam Report, xu hướng trong tương lai của ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống là sản phẩm có lợi cho sức khỏe.
Một nghiên cứu gần đây của ADM OutsideVoice (đơn vị nghiên cứu độc lập của Tập đoàn ADM) cũng chỉ ra rằng 77% người tiêu dùng có xu hướng chú trọng giữ gìn sức khỏe trong tương lai. Báo cáo cũng chỉ ra, những khó khăn gây ra bởi đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng cảm giác lo lắng và căng thẳng, 35% người tiêu dùng cho hay, họ quan ngại về sức khỏe tâm thần. Mọi người đang tìm kiếm những cách mới để cải thiện sức khỏe tinh thần trong những thời điểm căng thẳng này, bao gồm cho phép bản thân được phép tiêu
thụ thực phẩm và đồ uống thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, cùng lúc họ đối mặt với nhu cầu quản lý cân nặng và tìm kiếm sự cân bằng giữa dinh dưỡng lành mạnh và sự hưởng thụ.
Theo ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), xu hướng tiêu dùng đồ uống trong năm 2021 được dự báo có những chuyển đổi rõ rệt do ảnh hưởng của đại dịch đến thói quen tiêu dùng và thị hiếu. Các doanh nghiệp đồ uống có thể tập trung khai thác các sản phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt là các loại trái cây, sản phẩm không có gluten, sản phẩm hữu cơ.
- Người tiêu dùng sẽ nhạy cảm hơn về giá, theo sau những ảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi Covid -19 lên các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thu nhập khả dụng của họ. Chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng lớn, sẽ tăng trưởng chậm hơn như một hệ quả tất yếu. Dự báo tốc độ tăng trưởng cho nước uống không cồn giảm ước tính 10.6% trong năm 2020 xuống 6.7% trong năm 2021.
- Các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, siêu thị mini ghi nhận mức tăng trưởng đáng chú ý với mức 30 – 32%, chiếm ưu thế hơn so với các kênh mua sắm truyền thống do nhu cầu trữ hàng của người tiêu dùng tăng cao, đồng thời cũng là nơi mua sắm sạch sẽ, vệ sinh, đa dạng về chủng loại. Đây cũng là kênh cập nhật nhanh các chương trình hỗ trợ người tiêu dùng trong thời kỳ dịch bệnh như: giao hàng tận nhà, bình ổn giá, “giải cứu” nông sản… Trong khi đó, các kênh chịu ảnh hưởng là cửa hàng tiện lợi (giảm 30%), tiệm tạp hóa chỉ tăng nhẹ 2%.
- Nhiều doanh nghiệp trong ngành đồ thực hiện tái định vị thương hiệu. Imbibe- thương hiệu đầu ngành trong lĩnh vực phát triển thức uống đã đưa ra các dự đoán top 5 xu hướng sẽ chi phối ngách đồ uống năm 2021: (1) Có lợi
cho cơ thể; (2) Giúp tâm trạng thỏa mái; (3) Mang lại cảm giác được trải nghiệm; (4) An toàn là trên hết; (5) Bền vững và tiết kiệm hơn.
- Nhiều người lớn giờ đây không chỉ quan tâm đến việc điều chỉnh chế độ ăn uống của riêng họ mà còn tìm kiếm các lựa chọn bổ sung và thực phẩm lành mạnh hơn cho cả gia đình. Việc trẻ em học trực tuyến, online và ở nhà nhiều hơn khiến các bậc cha mẹ giờ đây được giao nhiệm vụ chuẩn bị bữa trưa thay vì dựa vào nhà ăn của trường. Để cải thiện sức khỏe của gia đình, nhiều bậc cha mẹ sẽ tìm kiếm các sản phẩm thú vị cho con cái nhưng vẫn bổ dưỡng. Hơn nữa, trước những lo ngại ngày càng tăng về đường và các thành phần nhân tạo trong chế độ ăn uống, họ sẽ tìm kiếm các loại thực phẩm được làm từ các thành phần tự nhiên hơn. Cuối cùng, mong đợi sự gia tăng các lựa chọn dựa trên thực vật cho trẻ em để hỗ trợ sức khỏe và hạnh phúc. Nhiều bậc cha mẹ hy vọng điều này sẽ dạy trẻ con thói quen ăn uống lành mạnh và bền vững mà chúng có thể sử dụng trong suốt cuộc đời.
3.1.2. Nhận định xu hướng tiêu dùng ngành Thực phẩm - đồ uống trong trung và dài hạn
- Ngành thực phẩm đồ uống duy trì tăng trưởng hai chữ số, cơ sở của việc dự báo này là thu nhập của hộ gia đình sẽ tăng khoảng 40% trong 5 năm tới (đến năm 2024), tăng trưởng của nhóm tầng lớp trung lưu và khá giả tại Việt Nam dự kiến đạt 11.4%/năm. Việc mở rộng liên tục của hệ thống bán lẻ tạp hóa đại chúng sẽ thúc đẩy mức tiêu thụ thực phẩm bình quân đầu người tăng lên.
- Đồ uống có cồn kỳ vọng sẽ có khả năng phục hồi trong dài hạn, chi tiêu cho đồ uống ở Việt Nam sẽ tăng trung bình 9.5% hàng năm, vượt qua mức tăng trưởng sản lượng tiêu thụ, dự kiến sẽ tăng 7.5% so với cùng kỳ.
- Động lực tăng trưởng ngành đồ uống không cồn – thức uống dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Doanh thu đồ uống không cồn có thể tăng trưởng với
tốc độ trung bình hàng năm 12.5% vào năm 2020 và 10.5% vào năm 2024. Phân khúc đồ uống nóng sẽ có mức tăng trưởng mạnh nhất do nhu cầu tăng vọt của giới trẻ.
- Sự bùng nổ của các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và thân thiện môi trường. Trong bối cảnh khi mà thu nhập khả dụng của người dân tăng lên, tỷ lệ dân số trẻ cao và tầng lớp trung lưu phát triển, người tiêu dùng dần trở thành những người tiêu dùng thông minh và hướng đến một lối sống xanh và lành mạnh thông qua việc sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ và nguyên liệu sạch. Trong ít nhất 3 năm tới đây, dự báo sẽ là thời điểm đột phá của các thực phẩm hữu cơ và sử dụng các nguyên liệu, bao bì bảo vệ môi trường. Một vài chiến dịch về sức khỏe của chính phủ phát động, kèm theo đó là nhận thức của người dân về an toàn thực phẩm, thực phẩm sạch cũng đã được nâng lên và mặc dù đây mới chỉ là xu hướng mới nổi nhưng cũng là tín hiệu tốt cho thấy vẫn còn room cho tăng trưởng của thị trường ngách này.
Trong phỏng vấn các chuyên gia trong ngành thực phẩm đồ uống của Vietnam Report tiến hành tháng 9/2019, có đến 46% các chuyên gia nhận định rằng sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, thiên nhiên và 36% nhận định rằng sản phẩm tiện lợi, sản phẩm khác lạ cho giới trẻ sẽ là những xu hướng chính của các dòng sản phẩm trên thị trường trong thời gian tới.
- Sự thay đổi trong tiêu chí lựa chọn sản phẩm, nếu trước kia cầu nhiều hơn cung, khách hàng sử dụng sản phẩm “hồn nhiên” hơn, thiên về việc quan tâm đến hương vị, sở thích; thì bây giờ họ khó tính, cẩn trọng trong việc lựa chọn sản phẩm. Người mua hiện tại ngày càng chú ý đến nhãn rành mạch, nguyên liệu đúng chuẩn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải minh bạch thông tin, đưa ra nhiều cam kết chất lượng và cẩn trọng hơn trong giao tiếp với người dùng.
- Bên cạnh yếu tố thương hiệu, người tiêu dùng ngày một khó tính hơn, thị hiếu của họ giờ đã thay đổi. Hãng nghiên cứu thị trường Mintel công bố 12 xu hướng mới cho ngành thực phẩm và đồ uống. Theo đó, trào lưu sử dụng thức uống tốt cho sức khỏe, thành phần rõ ràng, tự nhiên cũng như các yêu cầu về chứng minh nguồn gốc trở nên khắt khe hơn.
- Sự trỗi dậy của niềm tin, của những giá trị thật và câu chuyện thật về sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp. Các chuyên gia tham gia khảo sát của Vietnam Report đều chung nhận định rằng người tiêu dùng không chỉ sử dụng các sản phẩm mang tính đại chúng của các tập đoàn lớn sản xuất mà họ cũng sẽ bắt đầu quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm, câu chuyện về sản phẩm. Những đặc tính như vậy làm tiêu dùng trở nên cá nhân hóa hơn, chịu ảnh hưởng chi phối của cảm xúc và giá trị nhân văn giữa người mua và người bán. Với xu hướng như vậy, người tiêu dùng sẽ đặt niềm tin vào thương hiệu của sản phẩm, của doanh nghiệp và điều này được đánh giá bằng tính trung thực của thương hiệu trong việc cung cấp thông tin minh bạch và truy xuất thông tin dễ dàng.
3.2. Phân tích cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động marketing của sản phẩm nƣớc gạo rang TH true RICE