Địa bàn tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của lớp phủ rừng đối với dòng chảy lưu vực sông kôn (Trang 43 - 45)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.3. địa bàn tỉnh Bình Định

Trên địa bàn tỉnh Bình Định, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về rừng và dòng chảy, tiêu biểu như đề tài “Nghiên cứu mô hình dự báo lũ phục vụ vận

hành liên hồ chứa sông Kôn – Hà Thanh tỉnh Bình Định của tác giả Đinh Văn Trường, (2015); Đề tài “Ứng dụng GIS và AHP xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ lũ lụt trên lưu vực sông Kôn, tỉnh Bình Định”, (2011) của tác giả Trần Thị Thương; Đề tài “Mô phỏng nguy cơ lũ lụt phục vụ hỗ trợ công tác quản lý rủi ro thiên tai tại lưu vực sông Kôn – Hà Thanh, tỉnh Bình Định” của

các tác giả Nguyễn Hữu Xuân, Phan Văn Thơ, Nguyễn Thị Huyền.Các đề tài

“Đánh giá thiệt hại lũ lụt đến nông nghiệp tại lưu vực sông Kôn - Hà Thanh, tỉnh Bình Định dựa vào công nghệ viễn thám Radar và GIS”; “Đánh giá các nhân tố gây lũ lịch sử tháng 11/2013 trên lưu vực sông Kôn tỉnh Bình Định”; “Evaluation environnementale du risque d’inondation dans le delta du fleuve Ha Thanh (Centre Viêt-Nam)” của tác giả Ngô Anh Tú. Các đề tài của tác giả Lương Thị Vân như: “Đánh giá, phân cấp phòng hộ đầu nguồn vùng đồi núi tỉnh Bình Định”; “Đánh giá yêu cầu phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ đất vùng đồi núi tỉnh Bình Định”; “Vai trò và diễn biến tài nguyên rừng Bình Định trong những năm qua, Thông báo Khoa học Trường đại học sư phạm Quy Nhơn, 1996”; “Vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống đánh giá yêu cầu phòng hộ bảo vệ đất và điều tiết dòng chảy vùng đồi núi tỉnh Bình Định, Thông báo khoa học trường đại học sư phạm Quy Nhơn, 2000”; “Xác định năng lượng dòng chảy và chỉ số xói mòn trong phân cấp xói mòn tiềm năng Bình Định, Thông báo Khoa học Trường đại học Quy Nhơn, 2004”…

Phần lớn các đề tài chủ yếu nghiên cứu sự thay đổi của dòng chảy và ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế - xã hội hoặc nghiên cứu về rừng phòng hộ đầu nguồn, chưa có những tính toán cụ thể mang tính định lượng về tác động của lớp phủ rừng đến dòng chảy của sông Kôn. Vì vậy trong đề tài này tác giả sẽ giới thiệu phương pháp tính toán sự thay đổi hệ số tiềm năng dòng chảy mặt dưới tác động của sự thay đổi lớp phủ rừng và kết quả tính toán được sử dụng để xây dựng bản đồ hệ số tiềm năng dòng chảy mặt trên

lưu vực sông Kôn, trong phạm vi tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của lớp phủ rừng đối với dòng chảy lưu vực sông kôn (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)