Địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của lớp phủ rừng đối với dòng chảy lưu vực sông kôn (Trang 51)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Địa hình, địa mạo

Do được hình thành trên sườn phía Đông của dãy Trường Sơn Nam,

lưu vực sông Kôn có hướng dốc chính theo hướng từ Tây sang Đông với độ chênh lệch khá cao (khoảng 1.000m), độ cao trung bình so với mặt biển là 700m. Độ dốc bình quân lưu vực 15,8%. Độ cao bình quân lưu vực 567m. Độ dốc đáy sông phần thượng lưu đạt trung bình 9,5‰, phần trung lưu đạt 0,6‰, còn phần hạ lưu dưới 0,4‰. Bề mặt địa hình chuyển tiếp từ núi cao qua vùng gò đồi xuống đồng bằng nên có thể phân thành các vùng địa hình đặc trưng:

- Vùng núi cao: Khu vực thượng lưu sông Kôn do núi cao, sườn dốc nên các khe sâu địa hình cắt xén rất phức tạp, lưu vực sông có dạng lông chim.

- Vùng gò đồi: Đây là vùng trung gian giữa miền núi và đồng bằng, gồm nhiều gò đồi nhấp nhô xen kẽ nhau. Độ cao trung bình trên dưới 200m, cấu tạo chủ yếu bởi đá Granit ở những nơi tương đối cao bằng phẳng có độ cao từ 30 – 40 m. Độ dốc khá lớn, lớp phủ thực vật ít.

- Vùng đồng bằng: thuộc hạ lưu sông Kôn, từ cao độ 20m trở xuống. Tuy vậy vẫn mang tính chất của các cánh đồng ven biển miền Trung, bị chia cắt bởi các núi sót thấp và lan ra tận biển nên vùng châu thổ không đồng nhất, trong đó có phần đồng bằng hay bị ngập lụt do tiêu thoát nước không kịp [35].

Bảng 2. 1. Phân bố diện tích lƣu vực theo độ cao

STT Khoảng cao độ (m) Diện tích (ha) STT Khoảng cao độ (m) Diện tích (ha) 1 ≤0,5 1.461,3 7 5,0 - 6,0 1.751,1 2 0,5 - 1,0 2.137,2 8 6,0 - 7,0 1.083,9 3 1,0 - 2,0 3.250,5 9 7,0 - 8,0 835.4 4 2,0 - 3,0 3.504,8 10 8,0 - 9,0 651,3 5 3,0 - 4,0 2.904,3 11 9,0 - 10,0 544,0 6 4,0 - 5,0 2.510,8 (Nguồn: [11]) 2.1.3. Đặc điểm khí hậu

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khí hậu nóng ẩm quanh năm. Do địa hình khu vực bị che chắn bởi dãy Truờng Sơn ở phía Tây và các dãy núi ngang chuyển tiếp từ suờn phía Đông của dãy

Trường Sơn đâm ra biển nên khí hậu mang nhiều tính chất riêng biệt so với các khu vực khác cùng vĩ độ.

2.1.3.1. Chế độ nắng

Các tháng mùa khô số giờ nắng cao, các tháng ít nắng là những tháng mùa mưa. Tháng IV, V là tháng có số giờ nắng cao nhất với tổng giờ nắng trung bình 260 giờ trở lên, tháng XII là tháng có số giờ nắng nhỏ nhất trung bình 106 giờ. Trung bình ngày tháng IV là 8,4 giờ/ngày, tháng V là 8,6 giờ/ngày, trong khi tháng XII chỉ là 3,4 giờ/ ngày.

(Nguồn: [5])

Như vậy, số giờ nắng của tháng ít nắng nhất chỉ xấp xỉ bằng một nửa số giờ nắng của tháng cực đại. Sự chênh lệch số giờ nắng này cũng phản ánh rõ nét sự tương phản giữa hai mùa: mùa khô và mùa mưa.

2.3.1.2. Chế độ mưa

Mưa trên lưu vực sông Kôn phân bố không đều theo không gian và thời gian trong năm cũng như giữa các năm.

* Phân bố mưa theo không gian:

Phân bố theo không gian của lượng mưa ở lưu vực sông Kôn rất không đồng đều. Lượng mưa năm trung bình đo đạc được ở nơi nhiều mưa nhất và ít mưa nhất chênh lệch nhau rất lớn.

Vùng núi Vĩnh Sơn và vùng núi phía Bắc là hai khu vực có lượng mưa lớn nhất tỉnh, tổng lượng mưa năm trung bình từ 2.220 – 3.030 mm với trung tâm mưa lớn nhất thuộc huyện miền núi An Lão. Vùng mưa lớn thứ hai là vùng núi Vĩnh Kim thuộc trung lưu sông Kôn, huyện Vân Canh thượng nguồn sông Hà Thanh và các huyện ven biển phía Bắc của tỉnh từ 2.000 – 2.180 mm. Những vùng còn lại như vùng ven biển phía Nam của tỉnh, huyện Tây Sơn, phía đông huyện miền núi Vĩnh Thạnh và lưu vực hạ lưu sông Kôn lượng mưa năm trung bình đạt từ 1.610 – 1.880 mm trong đó tâm mưa thấp nhất là khu vực Tân An và các xã phía Đông huyện Tuy Phước với lượng mưa năm trên dưới 1.600 mm.

* Phân bố mưa theo thời gian:

Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng IX đến tháng XII, chiếm khoảng 70 – 75% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa lớn nhất tập trung vào hai tháng X, XI chiếm tới 45 – 55% lượng mưa năm.

Mùa ít mưa từ tháng I đến tháng VIII. Ít mưa nhất là các tháng II, III, IV. Các tháng V, VI có mưa tiểu mãn trung bình khoảng 100 mm. Nếu mưa tiểu mãn lớn hơn 100 mm tập trung trong vòng 5 – 7 ngày thì có thể gây lũ tiểu mãn.

Theo thống kê số liệu nhiều năm tại lưu vực sông Kôn cho thấy năm 1982 là năm có lượng mưa ít nhất như: Bình Tường 968 mm, Tân An 875 mm, Hoài Nhơn là 1.014 mm, Phù Cát 888 mm, Vân Canh 896 mm. Năm 1998 là năm mà hầu hết các điểm đo mưa đều đạt cực đại như Vĩnh Kim đạt 3.502 mm, Quy Nhơn 2.889 mm, Phù Mỹ 3.239 mm. Năm 1996 là năm có số liệu mưa năm cũng rất lớn ở một số nơi như: Vân Canh 3.436 mm, Tân An 2.700 mm, Phù Cát 3.202 mm. Lượng mưa năm lớn nhất gấp 3 – 4 lần lượng mưa năm nhỏ nhất, có khi lớn hơn nữa. Mùa mưa ở lưu vực sông Kôn và toàn Bình Định nói chung là từ tháng IX đến tháng XII, mùa khô từ tháng I – VIII.

Qua số liệu nhiều năm, tất cả các điểm đo từ tháng IX đến tháng XI đều đạt lượng mưa tháng trên 100 mm.

Bốn tháng mùa mưa, lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 1.200 – 1.700 mm, riêng vùng núi An Hòa 2.180 mm chiếm từ 66 – 79% tổng lượng mưa năm. Tổng lượng mưa mùa khô khoảng 380 – 850 mm, chiếm 21 – 34% lượng mưa năm, trong đó ở vùng núi chiếm 28 – 34%, ven biển chiếm 21 – 26% lượng mưa.

Bảng 2. 2. Thống kê lƣợng mƣa trên địa bàn tỉnh Bình Định

Trạm Mưa trung bình năm Năm mưa max Năm xuất hiện Năm mưa min Năm xuất hiện Vĩnh Sơn 2.339,5 3.472,1 2016 1.510,2 2018 Vĩnh Kim 2.160,7 3.501,6 1998 1.156,0 1982 Bình Quang 1.850,5 3.499,0 1981 1158,0 1997 Bình Tường 1.903,2 3.020,2 1999 967,0 1982 Vân Canh 2.184,9 3.436,0 1996 807,0 1982 Qui Nhơn 1.900 3.026,4 1998 1.131,0 1982 An Nhơn 1.864,4 2.673,6 1996 1.098,8 2012 Phù Cát 1.917,0 3.203,0 1996 888,0 1982 Hoài Nhơn 2.139,1 3.505,2 2016 1.013,0 1982 (Nguồn:[5])

2.1.4. Đặc điểm Địa chất - Thổ nhưỡng

2.1.4.1. Địa chất

Bình Định có nền địa chất phức tạp. Các loại đá và mẫu chất hình thành đất ở có thể gộp thành 3 nhóm chính:

 Nhóm đá mácma

Đá macma xâm nhập: Phân bố chủ yếu ở vùng núi cao và trung của tỉnh. Thành tạo mác ma phún xuất chủ yếu là đá Bazan. Diện tích không lớn, phân bố ở vùng núi cao huyện Vĩnh Thạnh. Đá bazan phong hoá dạng bóc vỏ nên tầng đất thường dày, ít đá lẫn, đó là các đất nâu đỏ, nâu vàng …

 Nhóm đá trầm tích và biến chất

Mỹ. Được cấu tạo bởi các đá biến chất thuộc phức hệ Ngọc Linh, Ka Nack, Khâm Đức, bao gồm các đá: đá phiến thạch anh, phiến - mica, đá phiến sét.

 Nhóm trầm tích đệ tứ

Phân bố theo các châu thổ sông, bao gồm toàn bộ diện tích phía Đông của tỉnh. Gồm các thành tạo trầm tích tuổi Neogen và Đệ tứ với nhiều nguồn gốc khác nhau.

2.1.4.2. Thổ nhưỡng

Theo điều tra, trong lưu vực sông Kôn có tới 28 loại đất khác nhau phân bố không đều trên toàn lưu vực, riêng trên lưu vực thuộc tỉnh Bình Định có 21 loại. Đáng kể có 14 loại đất chiếm tỉ lệ từ 1% diện tích đất tự nhiên trở lên và phân bố trên lưu vực như sau:

Đất đỏ vàng trên nền Macma axit (195.000 ha) chiếm gần một nửa diện tích (chiếm 49%) phân bố trên vùng núi cao (độ dốc I > 0,15) chỉ thích hợp với trồng rừng và cây công nghiệp lâu năm.

Đất xám trên nền Macma axit (36.000 ha) chiếm tỉ lệ 9% diện tích đất lưu vực, phân bố trên vùng gò đồi thích hợp với cây trồng màu và cây công nghiệp.

Đất phù sa bồi và không được bồi (30.000 ha) tỉ lệ 8% lưu vực, phân bố ở vùng đồng bằng trung du và hạ lưu sông Kôn, đất này thích hợp trồng lúa. Vì có cao trình thấp nên đất này thường bị ngập úng trong mùa lũ, song nó cũng được bồi đắp phù sa sông.

2.1.5. Đặc điểm thủy văn

Lưu vực sông Kôn bao gồm phần lớn diện tích huyện An Lão, Hoài

Hình 2. 3. Thổ nhƣỡng trên lƣu vực

Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, An Nhơn và phía Nam huyện Phù Cát, Tuy Phước. Độ cao bình quân lưu vực là 567 mét, độ dốc bình quân lưu vực khoảng 15,5%. Mật độ lưới sông 0,65 km/m2

[30,35]. Vùng hạ lưu chảy qua vùng đồng bằng khá rộng xen kẽ với các bãi cát dọc sông và biển thuộc 3 huyện Phù Cát, An Nhơn và Tuy Phước.

Dòng chính sông Kôn chảy qua các miền địa hình khác nhau, ở thượng nguồn sông chảy qua vùng núi, lòng sông hẹp, dốc, ở đoạn trung lưu dòng sông dần dần mở rộng có các thung lũng sông nông, rộng, ở vùng hạ du có nhiều nhánh nhỏ đổ vào nên mạng lưới sông đan xen trước khi đổ vào đầm Thị Nại. Lưu lượng dòng chảy chuẩn là 58,84 m3/s, lưu lượng trung bình năm là 62,1 m3/s (tại trạm Bình Tường).

Do đặc điểm khí hậu, điều kiện địa hình lưu vực sông Kôn nên chế độ dòng chảy phân bố không đều theo không gian và thời gian.

* Phân bố dòng chảy theo không gian

Dòng chảy sông Kôn thuộc loại trung bình, phân bố không đều trên lưu vực. Nơi có dòng chảy khá là vùng núi cao, có lượng mưa lớn. Thượng nguồn các sông suối có vách núi chắn gió Đông Bắc, modul dòng chảy năm vùng thượng lưu các sông Mo > 50 l/s.km2. Nơi có dòng chảy nhỏ là vùng trung du, các thung lũng khuất gió và vùng đồng bằng, hệ số modul dòng chảy Mo < 30 l/s.km2. Sông Kôn với Flv=1677 km2 tại trạm Bình Tường có Qo= 69,4 m3/s tương ứng với mô số dòng chảy (M) = 41,3 l/s.km2

và tổng lượng dòng chảy năm Wo đạt 2,19 tỉ m3 nước.

Bảng 2. 3. Đặc trƣng dòng chảy lƣu vực sông Kôn

Sông Vị trí Flv (km2) Xo (mm) Qo (m3/s) Mo l/s. km2 Wo 106m3) Kôn Bình Tường 1.680 1863 69,4 41,3 2,19x10 9 m3 Biển 3.067 2.000 113 36,8 3.564 ( Nguồn: [5])

* Phân bố dòng chảy theo thời gian

Trong năm cũng như giữa các năm dòng chảy trên sông Kôn phân phối rất không đều. Một năm chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa kiệt kéo dài 8 tháng (từ tháng I đến VIII) chiếm khoảng 30 – 35% lượng dòng chảy năm. Khoảng thời gian này thường xuất hiện một đợt mưa gây lũ tiểu mãn trong tháng V hoặc VI. Tháng VIII dòng chảy giảm, đến cuối tháng dòng chảy có xu hướng tăng lên do một số năm mùa lũ xảy ra sớm hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Bảng 2. 4. Phân phối dòng chảy theo mùa trạm Bình Tƣờng trên lƣu vực sông Kôn

Lượng dòng chảy bình quân (m3/s) Tổng lượng dòng chảy bình quân (109m3) Tỉ lệ (%) Trong năm Mùa lũ Mùa cạn Cả năm Mùa lũ Mùa cạn Mùa lũ Mùa cạn 830 592 238 2,15 1,53 0,62 71,2 28,8 (Nguồn: [5])

Dòng chảy mùa kiệt: Trên sông Kôn tại Bình Tường Qtháng kiệt nhỏ nhất xuất hiện vào tháng 4 với Qmin=15,8 m3/s, tương ứng với M=9,47 l/s.km2

. Dòng chảy tháng 4 chỉ chiếm 1,97% dòng chảy năm.

Dòng chảy mùa lũ: Mùa lũ kéo dài từ tháng 10 – 12, lượng dòng chảy chiếm từ 70 – 75% dòng chảy năm. Lũ lớn nhất thường xảy ra vào nửa cuối tháng X và tháng XI.

Sự biến động dòng chảy qua các tháng trong nhiều năm cũng rất lớn. Sự biến động này có liên quan chặt chẽ đến sự phân phối dòng chảy, sử dụng nước sông và lớp phủ rừng trên lưu vực sông Kôn.

2.1.6. Thảm phủ rừng

Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định, trong giai đoạn 2009 đến 2017 diện tích rừng toàn tỉnh tăng từ 271.982 ha lên 318.928 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên tăng từ 194.796 ha lên 217.413 ha; rừng trồng tăng từ 77.186 ha lên 110.124 ha.

Bảng 2. 5. Diện tích rừng hiện có phân theo các huyện/thị xã/thành phố giai đoạn 2010 – 2017. Năm Địa phƣơng 2010 2013 2014 2015 2016 2017 Quy Nhơn 8.144 8.198 9.418 8.950 9.252 9.497 An Lão 47.927 5.0030 50.054 51.584 54.380 56.012 Hoài Nhơn 14.959 18.702 18.716 19.534 17.374 18.709 Hoài Ân 43.388 46.600 46.852 53.476 46.382 47.736 Phù Mỹ 15.175 16.657 16.795 16.855 14.751 15.533 Vĩnh Thạnh 47.315 47.852 47.984 48.015 53.366 54.334 Tây Sơn 30.638 31.836 32.509 34.007 34.555 35.545 Phù Cát 23.307 23.859 24.277 24.218 25.227 25.595 An Nhơn 58.29 5.323 5.300 5.281 4.899 5.577 Tuy Phước 1.933 2.068 2.264 2.124 2.535 2.468 Vân Canh 48.890 55.498 56.465 57.756 56.207 56.528 Tổng số 287.505 307.343 310.634 321.800 318.928 350.653 (Nguồn: [21])

Theo cách phân loại rừng dựa vào nguồn gốc và theo trữ lượng, năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Định, ta có bảng sau:

Bảng 2. 6. Thống kê diện tích rừng phân theo nguồn gốc và trữ lƣợng gỗ tự nhiên năm 2017 Phân loại rừng Tổng diện tích Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Ngoài quy hoạch R&ĐLN 426.921,13 33.217,66 192.752,89 168.007,57 32.943,01 RPTNG 327.538,04 27.660,61 163.813,80 114.610,09 21.453,54 1. RTN 217.413,89 26.204,78 137.176,33 53.031,74 1.001,04 - RNS 0 0 0 0 0 - RTS 217.413,89 26.204,78 137.176,33 53.031,74 1.001,04 2. RT 110.124,15 1.455,83 26.637,47 61.578,35 20.452,50 3. RGTN 213.589,56 26.204,10 133.878,33 52.587,31 919,82 - RG 19.283,04 4.532,60 7.213,99 7.529,00 7,45 - RTB 63.582,87 10.436,32 36.295,44 16.810,18 40,93 - R N 130.723,65 11.235,18 90.368,90 28.248,13 871,44 (Nguồn: [4])

Theo cách phân loại rừng dựa vào nguồn gốc, ta thấy rừng tự nhiên chiếm đến 66,4%, tuy nhiên 100% rừng tự nhiên là rừng thứ sinh như vậy chất lượng rừng rất thấp.

Xét theo cách phân loại rừng dựa vào trữ lượng gỗ tự nhiên ta thấy, rừng giàu chỉ chiếm 9,0% tổng diện tích rừng phân theo trữ lượng gỗ, còn nếu xét trên tổng số diện tích rừng và đất lâm nghiệp thì rừng giàu chỉ còn chiếm 4,5% diện tích, trong khi đó loại rừng nghèo chiếm đến 61,2% tổng diện tích rừng phân theo trữ lượng gỗ và chiếm 30,6% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp.

Qua phân tích trên ta thấy rằng, mặc dù diện tích rừng tăng lên nhưng diện tích rừng giàu hiện còn rất ít, bằng 30,3% diện tích rừng trung bình, chỉ bằng 14,7% diện tích rừng nghèo. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do tình trạng chặt phá rừng bừa bãi. Cụ thể, năm 2016, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 223 vụ phá rừng với diện tích rừng bị phá là 276,53 ha, trong đó huyện An Lão 162 vụ, diện tích 169,04 ha (thời điểm vi phạm năm 2013, diện tích 9,2 ha; năm 2014, diện tích 14 ha; năm 2015, diện tích 18,74 ha; năm 2016, diện tích 127,1 ha); huyện Hoài Ân 21 vụ, diện tích 33,55 ha; huyện Phù Mỹ 07 vụ, diện tích 3,51 ha; huyện Phù Cát 03 vụ, diện tích 10,19 ha; huyện Tây Sơn 04 vụ, diện tích 19,25 ha; huyện Vĩnh Thạnh 17 vụ, diện tích 6,93 ha; huyện Vân Canh 08 vụ, diện tích 17,92 ha; thành phố Quy Nhơn 01 vụ, diện tích 16,14 ha; So với năm 2015, diện tích rừng bị phá tăng 88,54 ha (Năm 2015, diện tích rừng bị phá 187,99 ha). Trong năm 2017, ở huyện An lão xảy ra vụ phá rừng quy mô lớn với hơn 64,1 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất bị chặt phá. Trong năm 2018, Hạt kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh phát hiện 68 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng với các hành vi phá rừng trái pháp luật, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép [37].

Hình 2. 4. Rừng bị tàn phá tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh năm 2018

( Nguồn: baobinhdinh.com.vn)

2.1.7. Đánh giá chung

Dòng chảy mặt lưu vực sông Kôn, ngoài việc phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước, điều kiện địa hình, thổ nhưỡng nơi nó chảy qua, thì còn có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của lớp phủ rừng đối với dòng chảy lưu vực sông kôn (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)