Đặc điểm thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của lớp phủ rừng đối với dòng chảy lưu vực sông kôn (Trang 56 - 58)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.5. Đặc điểm thủy văn

Lưu vực sông Kôn bao gồm phần lớn diện tích huyện An Lão, Hoài

Hình 2. 3. Thổ nhƣỡng trên lƣu vực

Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, An Nhơn và phía Nam huyện Phù Cát, Tuy Phước. Độ cao bình quân lưu vực là 567 mét, độ dốc bình quân lưu vực khoảng 15,5%. Mật độ lưới sông 0,65 km/m2

[30,35]. Vùng hạ lưu chảy qua vùng đồng bằng khá rộng xen kẽ với các bãi cát dọc sông và biển thuộc 3 huyện Phù Cát, An Nhơn và Tuy Phước.

Dòng chính sông Kôn chảy qua các miền địa hình khác nhau, ở thượng nguồn sông chảy qua vùng núi, lòng sông hẹp, dốc, ở đoạn trung lưu dòng sông dần dần mở rộng có các thung lũng sông nông, rộng, ở vùng hạ du có nhiều nhánh nhỏ đổ vào nên mạng lưới sông đan xen trước khi đổ vào đầm Thị Nại. Lưu lượng dòng chảy chuẩn là 58,84 m3/s, lưu lượng trung bình năm là 62,1 m3/s (tại trạm Bình Tường).

Do đặc điểm khí hậu, điều kiện địa hình lưu vực sông Kôn nên chế độ dòng chảy phân bố không đều theo không gian và thời gian.

* Phân bố dòng chảy theo không gian

Dòng chảy sông Kôn thuộc loại trung bình, phân bố không đều trên lưu vực. Nơi có dòng chảy khá là vùng núi cao, có lượng mưa lớn. Thượng nguồn các sông suối có vách núi chắn gió Đông Bắc, modul dòng chảy năm vùng thượng lưu các sông Mo > 50 l/s.km2. Nơi có dòng chảy nhỏ là vùng trung du, các thung lũng khuất gió và vùng đồng bằng, hệ số modul dòng chảy Mo < 30 l/s.km2. Sông Kôn với Flv=1677 km2 tại trạm Bình Tường có Qo= 69,4 m3/s tương ứng với mô số dòng chảy (M) = 41,3 l/s.km2

và tổng lượng dòng chảy năm Wo đạt 2,19 tỉ m3 nước.

Bảng 2. 3. Đặc trƣng dòng chảy lƣu vực sông Kôn

Sông Vị trí Flv (km2) Xo (mm) Qo (m3/s) Mo l/s. km2 Wo 106m3) Kôn Bình Tường 1.680 1863 69,4 41,3 2,19x10 9 m3 Biển 3.067 2.000 113 36,8 3.564 ( Nguồn: [5])

* Phân bố dòng chảy theo thời gian

Trong năm cũng như giữa các năm dòng chảy trên sông Kôn phân phối rất không đều. Một năm chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa kiệt kéo dài 8 tháng (từ tháng I đến VIII) chiếm khoảng 30 – 35% lượng dòng chảy năm. Khoảng thời gian này thường xuất hiện một đợt mưa gây lũ tiểu mãn trong tháng V hoặc VI. Tháng VIII dòng chảy giảm, đến cuối tháng dòng chảy có xu hướng tăng lên do một số năm mùa lũ xảy ra sớm hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Bảng 2. 4. Phân phối dòng chảy theo mùa trạm Bình Tƣờng trên lƣu vực sông Kôn

Lượng dòng chảy bình quân (m3/s) Tổng lượng dòng chảy bình quân (109m3) Tỉ lệ (%) Trong năm Mùa lũ Mùa cạn Cả năm Mùa lũ Mùa cạn Mùa lũ Mùa cạn 830 592 238 2,15 1,53 0,62 71,2 28,8 (Nguồn: [5])

Dòng chảy mùa kiệt: Trên sông Kôn tại Bình Tường Qtháng kiệt nhỏ nhất xuất hiện vào tháng 4 với Qmin=15,8 m3/s, tương ứng với M=9,47 l/s.km2

. Dòng chảy tháng 4 chỉ chiếm 1,97% dòng chảy năm.

Dòng chảy mùa lũ: Mùa lũ kéo dài từ tháng 10 – 12, lượng dòng chảy chiếm từ 70 – 75% dòng chảy năm. Lũ lớn nhất thường xảy ra vào nửa cuối tháng X và tháng XI.

Sự biến động dòng chảy qua các tháng trong nhiều năm cũng rất lớn. Sự biến động này có liên quan chặt chẽ đến sự phân phối dòng chảy, sử dụng nước sông và lớp phủ rừng trên lưu vực sông Kôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của lớp phủ rừng đối với dòng chảy lưu vực sông kôn (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)