Giai đoạn 2009 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của lớp phủ rừng đối với dòng chảy lưu vực sông kôn (Trang 84 - 88)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.1. Giai đoạn 2009 – 2013

3.4.1.1. Tương quan giữa hệ số CN với sự biến động lớp phủ rừng

Để tính tương quan giữa hệ số CN với biến động lớp phủ rừng, đề tài đã tính toán độ che phủ rừng cho các lưu vực nhỏ.

* Quy trình tính độ che phủ rừng được thực hiện như sơ đồ sau:

Bản đồ hiện trạng lớp phủ

Hiện trạng rừng Lưu vực nhỏ

Tổng diện tích rừng cho từng lưu vực nhỏ

Phần trăm(%) độ che phủ rừng cho từng lưu vực nhỏ

Dữ liệu đầu vào

Dem lưu vực

Hình 3. 21. Quy trình tính độ che phủ rừng cho các tiểu lƣu vực

Để tính phần trăm độ che phủ rừng, đề tài tiến hành kết hợp bản đồ hiện trạng rừng và ranh giới tiểu lưu vực trong Arcgis, sau đó tính diện tích rừng cho từng tiểu lưu vực, cuối cùng tính phần trăm độ che phủ rừng cho từng tiểu lưu vực.

Bảng 3. 10. Độ che phủ rừng và hệ số CN trung bình giai đoạn 2009 – 2013

Tiểu lưu vực Năm 2009 Năm 2013 Độ che phủ rừng Hệ số CN trung bình Độ che phủ rừng Hệ số CN trung bình 1 99.4% 70.5 98.1% 72.33 2 95.2% 71.66 90.1% 74.33 3 95.5% 71.35 81.6% 73.74 4 90.3% 71.21 85.6% 75.55 5 95.8% 66.34 77.6% 75.50 6 75.0% 74.71 67.2% 75.35

7 88.4% 74.49 82.3% 77.33 8 72.5% 77.60 74.4% 77.65 9 53.9% 77.12 44.9% 78.42 10 50.4% 78.45 36.2% 78.02 11 26.5% 77.68 34.0% 77.78 12 44.8% 75.65 47.1% 78.08 13 40.2% 77.60 49.6% 79.25

Qua bảng 3.6, phương pháp hồi quy tuyến tính được dùng để tính hệ số tương quan R và hệ số xác định R2

giữa % độ che phủ rừng với hệ số CN trung bình, đồng thời thẩm định mối quan hệ giữa % độ che phủ rừng với hệ số CN trung bình.

Hình 3. 22. Đồ thị hồi quy tuyến tính giữa độ che phủ rừng và hệ số CN qua 2 năm 2009 và 2013

Qua phân tích hồi quy tương quan trong excel, có được kết quả như bảng 3.11 sau:

Bảng 3. 11. Hệ số tƣơng quan (R) và hệ số xác định (R2)

Hệ số

Năm Hệ số tương quan (R) Hệ số xác định (R2

)

2009 - 0.816973875 0.667446313

2013 - 0.802126593 0.643407072

Kết quả bảng 3.11 cho thấy độ che phủ rừng với hệ số CN có mối quan hệ tương quan với nhau cao (Hệ số tương quan R và R2

nhận giá trị từ -1 đến +1, R càng gần tới 1 thì mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa các biến càng lớn, ngược

lại hệ số tương quan R nhận giá trị càng gần tới -1 thì mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa các biến càng lớn). Đối với giá trị R2, năm 2009 đạt 0.667446313, có nghĩa là có 66.7446313% sự khác biệt của hệ số CN có thể được giải thích bởi sự thay đổi của độ che phủ rừng; tương tự như vậy, năm 2013 giá trị R2

= 0.643407072 có nghĩa là có 64.3407072% sự khác biệt về hệ số CN có thể được giải thích bởi sự thay đổi của độ che phủ rừng. Qua phép hồi quy tương quan, cũng như thực hiện kiểm định mối quan hệ tương quan giữa hệ số CN và độ che phủ rừng có thể khẳng định số liệu đưa ra để đánh giá là có cơ sở khoa học đáng tin cậy.

3.4.1.3. Tác động của biến động lớp phủ rừng tới dòng chảy mặt

 Lấy ví dụ tiểu lưu vực số 2 ở vùng thượng lưu:

50 60 70 80 90 100 2009 2013 Độ che phủ rừng Hệ số CN trung bình

Hình 3. 23. Mối quan hệ giữa độ che phủ rừng với hệ số CN ở tiểu lƣu vực số 2 giai đoạn 2009 – 2013

Qua bảng 3.11 và hình 3.23 ta thấy ở tiểu lưu vực số 2, khi độ che phủ rừng tự nhiên giảm từ 95.2% xuống 90.1% thì hệ số tiềm năng dòng chảy CN tăng từ 71.6 lên tới 74.3, tỉ lệ tương quan thay đổi là 1.05 lần/1.03 lần.

Hình 3. 24. Mối quan hệ giữa độ che phủ rừng với hệ số CN ở tiểu lƣu vực số 6 giai đoạn 2009 – 2013

Ở tiểu lưu vực số 6 khi độ che phủ rừng giảm từ 75.0% -> 67.2% thì hệ số CN tăng từ 74.7 lên 75.3, tỉ lệ tương quan thay đổi là 1.11 lần/1.008 lần

 Lấy ví dụ ở tiểu lưu vực số 13 ở hạ lưu:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 2009 2013 Độ che phủ rừng Hệ số CN trung bình

Hình 3. 25. Mối quan hệ giữa độ che phủ rừng với hệ số CN ở tiểu lƣu vực số 13 giai đoạn 2009 – 2013

Qua hình 3. 25 có thể thấy ở tiểu lưu vực số 13 vùng hạ lưu, khi độ che phủ rừng tăng thì CN tăng theo. Xem xét các lưu vực 11, 12 ở hạ lưu, tình hình cũng xảy ra tương tự. Điều này cho thấy lớp phủ rừng ở đồng bằng

không có tác động rõ rệt đối với dòng chảy mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của lớp phủ rừng đối với dòng chảy lưu vực sông kôn (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)