Toàn bộ giai đoạn 2009 – 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của lớp phủ rừng đối với dòng chảy lưu vực sông kôn (Trang 91 - 123)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.3. Toàn bộ giai đoạn 2009 – 2018

3.4.3.1. Tương quan giữa hệ số CN với sự biến động lớp phủ rừng giai đoạn 2009 – 2018

Bảng 3. 14. Độ che phủ rừng và hệ số CN các tiểu lƣu vực giai đoạn 2009 – 2018

Tiểu lưu vực

Năm 2009 Năm 2013 Năm 2018

Độ che phủ rừng trung bình Hệ số CN Độ che phủ rừng trung bình Hệ số CN Độ che phủ rừng trung bình Hệ số CN 1 99.4% 70.5 98.1% 72.33 95.6% 75.33 2 95.2% 71.66 90.1% 74.33 90.9% 73.66 3 95.5% 71.35 81.6% 73.74 85.5% 72.22 4 90.3% 71.21 85.6% 75.55 83.8% 72.04 5 95.8% 66.34 77.6% 75.50 76.7% 72.02 6 75.0% 74.71 67.2% 75.35 61.5% 74.64 7 88.4% 74.49 82.3% 77.33 92.4% 74.84 8 72.5% 77.60 74.4% 77.65 73.5% 75.39 9 53.9% 77.12 44.9% 78.42 30.5% 77.22 10 50.4% 78.45 36.2% 78.02 32.4% 78.73 11 26.5% 77.68 34.0% 77.78 27.6% 78.19 12 44.8% 75.65 47.1% 78.08 46.1% 75.92 13 40.2% 77.60 49.6% 79.25 32.0% 77.35

Qua bảng 3.14, phương pháp hồi quy tuyến tính trong excel được dùng để tính hệ số tương quan R và hệ số xác định R2

giữa % độ che phủ rừng với hệ số CN, đồng thời thẩm định mối quan hệ giữa % độ che phủ rừng với hệ số CN, kết quả có được đồ thị hồi quy tuyến tính như hình 3.17 và 3.23.

Bảng 3. 15. Hệ số tƣơng quan (R) và hệ số xác định (R2) giai đoạn 2009 - 2018

Hệ số

Năm Hệ số tương quan (R) Hệ số xác định (R2)

2009 -0.816973875 0.667446313

2013 -0.802126593 0.643407072

2018 -0.800818688 0.641310572

mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau. Khi R càng gần tới -1 có nghĩa là mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa độ che phủ rừng và hệ số CN càng lớn. Khi R2 càng gần tới 1 thì ảnh hưởng của lớp phủ rừng lên hệ số CN càng lớn. Ở đây R2 > 0.6 có nghĩa là có > 60 % sự thay đổi của hệ số CN có thể được giải thích bởi sự thay đổi của độ che phủ rừng.

3.4.3.2. Tác động của biến động lớp phủ rừng tới dòng chảy mặt

 Lấy ví dụ ở tiểu lưu vực số 1 ở thượng lưu:

50 60 70 80 90 100 2009 2013 2018 Độ che phủ rừng Hệ số CN trung bình

Hình 3. 30. Mối quan hệ giữa độ che phủ rừng với hệ số CN ở tiểu lƣu vực số 1 giai đoạn 2009 – 2018

Xem xét hình 3.30 ta thấy, ở tiểu lưu vực số 1 khi độ che phủ rừng giảm từ 99.4% xuống 95.5% thì hệ số CN tăng từ 70.5 lên 75.3, tỉ lệ tương quan thay đổi là 1.03 lần/1.06 lần.

 Lấy ví dụ ở tiểu lưu vực số 7 ở trung lưu:

55 60 65 70 75 80 85 90 95 2009 2013 2018 Độ che phủ rừng Hệ số CN trung bình

Qua hình 3.31 ta thấy, khi độ che phủ rừng giảm từ 88.4% xuống 82.3% thì hệ số CN tăng từ 74.5 lên 77.3. Giai đoạn 2013 – 2018 khi độ che phủ rừng tăng từ 82.3% lên 92.4% thì hệ số CN lại giảm từ 77.3 xuống còn 74.8. Xét chung toàn bộ giai đoạn, độ che phủ rừng tăng 88.4% lên 92.4% thì hệ số CN trung bình tăng 74.5 lên 74.8. Tỉ lệ thay đổi tương quan 1.04 lần/1.004 lần. Như vậy nếu so sánh với tiểu lưu vực số 1 ở thương lưu thì ở tiểu lưu vực số 7 thuộc trung lưu, sự tác động của lớp phủ rừng lên dòng chảy lưu vực sông Kôn không rõ rệt bằng.

 Lấy ví dụ ở tiểu lưu vực số 11 ở hạ lưu:

Hình 3. 32. Mối quan hệ giữa độ che phủ rừng với hệ số CN ở tiểu lƣu vực số 11 giai đoạn 2009 – 2018

Qua hình 3.32 ta thấy, ở tiểu lưu vực số 11 thuộc hạ lưu sông Kôn, khi độ che phủ rừng thay đổi từ 26.5% năm 2009 lên 34% năm 2013 (tăng đến 7.5%) thì hệ số CN vẫn giữ nguyên ở mức 77.7%. Giai đoạn 2013 – 2018 khi độ che phủ rừng giảm từ 34% xuống 27.6% (giảm đến 6.4%) thì hệ số CN thậm chí tăng lên 0.4. Điều này cho thấy tác động của lớp phủ rừng đối với hệ số tiềm năng dòng chảy mặt ở vùng hạ lưu là không đáng kể. Nguyên nhân là do ở hạ lưu địa hình có độ dốc nhỏ, mật độ dân số cao, với bề mặt lớp phủ chủ yếu là dân cư, đô thị và sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa nước. Vì vậy tác dụng của rừng trong việc làm tăng lượng dòng chảy mặt hầu

như không có.

Như vậy qua phân tích mối quan hệ giữa lớp phủ rừng với hệ số tiềm năng dòng chảy mặt cho thấy, tác động của lớp phủ rừng đối với dòng chảy mặt lưu vực sông Kôn thể hiện rõ nhất ở vùng thượng lưu, ở vùng trung lưu vai trò của lớp phủ rừng đối với dòng chảy sông thấp hơn so với thượng lưu. Riêng ở vùng hạ lưu thì vai trò của rừng đối với dòng chảy mặt là không rõ rệt. Liên hệ thực tế ta thấy, trong giai đoạn 2009 – 2013 khi diện tích rừng tự nhiên giảm đi 10.532 ha (giảm 4,1%), cùng với tác động của biến đổi khí hậu và việc dựng quá nhiều nhà máy thủy điện mà không đánh giá đúng các thông số, tác động môi trường, lưu lượng dòng chảy của sông Kôn, nên đã nhiều lần xảy ra lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ đập hồ chứa Định Bình gây ngập lụt cho các các địa phương xung quanh. Trong đợt mưa lũ năm 2013, nước từ hồ tràn mạnh xuống gây lũ lớn làm thiệt hại nặng cho các địa phương ở huyện Tây Sơn, An Nhơn… trong đó có 12 người chết, thiệt hại tài sản hơn 1.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2013 - 2018 khi diện tích rừng tự nhiên tiếp tục giảm 11.543 ha (giảm 4,6%), thì chỉ trong năm 2016 liên tiếp xuất hiện 4 trận lũ lớn, nước lũ cũng tràn qua bờ đập Định Bình, uy hiếp cả một vùng rộng lớn dưới hạ du sông Kôn.

3.5. Đánh giá chung

* Bằng các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được các nhiệm vụ cơ bản đã đề ra như:

- Đã thành lập được bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng cho ba năm 2009, 2013 và 2018; thành lập được bản đồ biến động lớp phủ rừng qua ba giai đoạn 2009 – 2013, 2013 – 2018 và 2009 – 2018. Đánh giá được hiện trạng cũng như tình hình biến động lớp phu rừng qua các giai đoạn trên;

- Đã xây dựng được bộ hệ số CN cho 3 vùng thượng lưu, trung lưu và hạ lưu sông Kôn, thành lập được bản đồ hệ số tiềm năng dòng chảy mặt cho

ba năm 2009, 2013 và 2018;

- Đã tính toán và tìm ra được mối quan hệ giữa biến động lớp phủ rừng với sự thay đổi hệ số CN trung bình. Từ đó đánh giá được vai trò của lớp phủ rừng trong việc điều tiết dòng chảy trên lưu vực sông.

* Bên cạnh đó, đề tài còn tồn tại một số vấn đề sau:

- Nội dung nghiên cứu được tiến hành theo phạm lưu vực sông vì vậy việc đối chiếu so sánh các số liệu tính toán với số liệu thực tế theo đơn vị hành chính chưa thực sự ăn khớp, còn có sự sai lệch nhất định;

- Việc giải đoán ảnh vệ tinh do chất lượng ảnh của vệ tinh miễn phí landsat 5 và 8 chưa tốt nên việc giải đoán ảnh còn có sự nhầm lẫn giữa các loại lớp phủ;

- Diện tích lưu vực quá lớn nên công tác điều tra thực địa chưa bao quát hết toàn bộ lưu vực, các địa điểm lấy mẫu thực địa chủ yếu thực hiện theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên nên chắc chắn còn có sự nhầm lẫn trong công tác phân loại và kiểm định sau phân loại ảnh vệ tinh;

- Do ảnh vệ tinh được sử dụng miễn phí nên việc chia ranh giới lưu vực ở hạ lưu chưa chính xác, tuy nhiên do tác động của lớp phủ rừng đến dòng chảy mặt chủ yếu thể hiện rõ ở thượng lưu và hạ lưu sông nên điều này không ảnh hưởng lớn đến kết quả của đề tài.

3.6. Đề xuất các giải pháp

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu biến động rừng trên lưu vực, để đảm bảo cân bằng nước, hạn chế dòng chảy lũ trong mùa mưa và tăng dòng chảy kiệt trong mùa khô, đề tài đưa ra một số giải pháp như sau:

* Giải pháp về chính sách, quản lí

- Phòng cháy, chữa cháy rừng:

+ Các hạt kiểm lâm các huyện trên địa bàn lưu vực sông Kôn cần triển khai, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của ngành về

công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô đến cấp xã, cấp huyện để cho các địa phương phải thực hiện đúng những quy định về phòng cháy chữa cháy rừng theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 18/5/2016 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh;

+ Các hạt kiểm lâm trên lưu vực cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc xử lý thực bì sau khai thác để trồng lại rừng của các chủ rừng, tránh để xảy ra các sự cố cháy rừng do đốt thực bì.

- Giải pháp bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng và lấn, chiếm đất lâm nghiệp:

+ Tập trung lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng, đồng thời huy động các hộ nhận khoán bảo vệ rừng của chủ rừng để thường xuyên tuần tra truy quét để ngăn chặn tình hình phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật;

+ Giám đốc các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ và Giám đốc các công ty lâm nghiệp phải tổ chức thống kê cụ thể diện tích cây trồng đã thành rừng do phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp thì tổ chức khoanh nuôi bảo vệ và khai thác theo quy chế quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng;

+ Các hạt kiểm lâm trên địa bàn lưu vực cần tăng cường phối hợp với lực lượng công an, dân quân tự vệ và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các chủ rừng thực hiện nghiêm việc chốt chặn trên các tuyến đường để kiểm tra ngăn chặn việc vận chuyển lâm sản trái pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng phá rừng;

+ Ủy ban nhân dân cấp xã cần xây dựng kế hoạch và phương án sử dụng đất rừng cụ thể, đề nghị Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất sản xuất lâm nghiệp cho nhân dân theo đúng quy định của pháp luật;

+ Các hạt kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn… cần tăng cường kiểm tra việc vận chuyển lâm sản, gỗ rừng trồng trên các tuyến đường nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm;

Hình 3. 33. Phá rừng ở An Lão năm 2017 Hình 3. 34. Phá rừng ở Vĩnh Thạnh năm 2018

( Nguồn: Baobinhdinh.com.vn)

+ Các đơn vị chủ rừng xây dựng các mô hình bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân. Nhân rộng mô hình quản lý rừng cộng đồng của Dự án KfW6 (Dự án Khôi phục và quản lí rừng bền vững) ở xã Tây Phú, huyện Tây Sơn để huy động lực lượng quần chúng nhân dân cùng phối hợp bảo vệ rừng, tố giác những kẻ phá rừng cho cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặn;

+ Các cơ quan chức năng cần rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thuỷ điện trên lưu vực sông Kôn;

+ Tài nguyên rừng trong lưu vực sông phải được quản lý thống nhất, không chia cắt giữa các cấp hành chính, giữa thượng nguồn và hạ nguồn; bảo đảm sự công bằng, hợp lý và bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các tổ chức, cá nhân trong cùng lưu vực sông;

ích cũng như trách nhiệm chung trong việc quản lí bảo vệ rừng trên lưu vực sông Kôn, nhằm khai thác tài nguyên trên lưu vực một cách bền vững;

- Giải pháp về phát triển rừng:

+ Cần quy hoạch vùng rừng trồng phòng hộ tập trung một cách cụ thể, đảm bảo duy trì và nâng cao độ che phủ rừng;

+ Tăng cường các biện pháp trồng mới, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên; không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác;

* Giải pháp về tuyên tuyền giáo dục

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tầm quan trọng của rừng đối với tự nhiên, đối với cuộc sống của con người, giáo dục ý thức bảo vệ và phát triển rừng một cách sâu rộng, thường xuyên trong các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức như: họp dân, đưa tin trên Đài Phát thanh, truyền hình tỉnh; Đài truyền thanh huyện, xã; phối hợp với các ban, ngành, hội, đoàn thể của huyện, xã tổ chức lồng ghép tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, hội viên và người dân biết, thực hiện.

* Giải pháp về công nghệ

- Ứng dụng các phần mềm QGIS, ARCGIS… để quản lý giao đất, giao rừng; sử dụng ảnh vệ tinh độ phân giải cao, đa thời gian phục vụ giám sát biến động rừng.

- Công tác cập nhật, bổ sung vào bản đồ hiện trạng rừng và bản đồ địa chính phải kịp thời đối với công trình, dự án, kế hoạch đã thực hiện và đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, phục vụ tốt cho quản lý và chỉ đạo, điều hành của các cấp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

- Hệ số tiềm năng dòng chảy (CN) hay còn gọi là hệ số nhám là chỉ số được cơ quan bảo vệ thổ nhưỡng Hoa Kì tính toán và được sử dụng rộng rãi trong nhiều đề tài khoa học trong và ngoài nước. Hệ số CN có quan hệ chặt chẽ với lớp phủ rừng. Việc sử dụng hệ số CN để đánh giá sự thay đổi dòng chảy cho kết quả khá tốt.

- Rừng có ảnh hưởng rất lớn tới dòng chảy của sông, thể hiện ở tỷ lệ che phủ rừng trên lưu vực giảm thì hệ số tiềm năng dòng chảy sẽ tăng lên và ngược lại.

- Vai trò của rừng đối với dòng chảy giảm dần từ thượng lưu về hạ lưu. Ở vùng thượng lưu sông Kôn, vai trò của rừng đối với dòng chảy thể hiện rõ rệt hơn ở hạ lưu. Rừng ở hạ lưu không có tác động rõ rệt đối với dòng chảy sông.

- Rừng tự nhiên có hệ số tiềm năng dòng chảy CN thấp hơn rừng trồng, tức là khả năng điều tiết dòng chảy của rừng tự nhiên tốt hơn rừng trồng.

- Việc sử dụng hệ số CN tính toán từ dữ liệu vệ tinh là xu hướng tất yếu trong nghiên cứu tự nhiên nói chung và biến động dòng chảy do tác động của lớp phủ rừng nói riêng.

- Xác định được hệ số CN kết hợp với lượng mưa có thể xác định được tổng lượng dòng chảy giúp các nhà phân tích dự báo chính xác khả năng xảy ra lũ trong nghiên cứu thủy văn, đồng thời giúp các nhà quy hoạch thực hiện tốt công tác quy hoạch và bảo vệ rừng tự nhiên đặc biệt là loại rừng phòng hộ đầu nguồn.

Kiến nghị

- Việc tính toán hệ số tiềm năng dòng chảy mặt (CN) phụ thuộc vào độ chính xác của quá trình phân loại ảnh viễn thám.

- Độ chính xác của kết quả sau phân loại phụ thuộc vào chất lượng ảnh vệ tinh, cần đầu tư kinh phí để mua các ảnh vệ tinh có chất lượng cao hơn

- Tại khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn sông Kôn thuộc địa bàn 2 huyện An Lão và Vĩnh Thạnh, cần bảo vệ và trồng rừng phòng hộ giúp điều tiết nước.

- Độ che phủ rừng giảm chủ yếu do con người khai thác bừa bãi và sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của lớp phủ rừng đối với dòng chảy lưu vực sông kôn (Trang 91 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)