Đặc điểm dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của lớp phủ rừng đối với dòng chảy lưu vực sông kôn (Trang 62)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Đặc điểm dân cư

Năm 2016, dân số trên lưu vực là 716,2 nghìn người, tập trung chủ yếu ở các huyện thuộc hạ lưu sông Kôn, mật độ trung bình 280,4 người/km2

;

trong đó huyện Tuy Phước có mật độ dân số cao nhất (839,5 người/km2

) và thấp nhất là huyện Vĩnh Thạnh (40 người/km2). Số dân thành thị có 146,2 nghìn người, chiếm tỉ lệ 20,4% số dân trong khu vực.

Bảng 2. 7. Diện tích, dân số các địa phƣơng trong lƣu vực năm 2016

Thành phố, thị xã, huyện

Diện tích (km2)

Dân số trung bình (ngƣời)

Tổng Thành thị Nông thôn H. Vĩnh Thạnh 717 28.7 5.5 23,2 H. Tây Sơn 692 126.4 20.6 105.8 TX. An Nhơn 244 183.6 82,6 101.0 H. Phù Cát 681 192.8 11,4 181.4 H. Tuy Phước 220 184.7 26,1 158.6 (Nguồn: [21]) 2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất Với tổng diện tích đất là 607.133 ha, trong đó: + Đất nông nghiệp: 512.530 ha chiếm 84,3% diện tích tự nhiên; + Đất phi nông nghiệp: 71.437 ha, chiếm 11,9% diện tích tự nhiên;

+ Đất chưa sử dụng: 23166 ha, chiếm 3,8% diện tích tự nhiên;

Cụ thể từng nhóm đất như sau:

* Đất nông nghiệp

- Tổng diện tích đất nông nghiệp: 512.530 ha, trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 137.650 Hình 2. 5. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016

ha, chiếm 22,6% đất nông nghiệp;

+ Đất lâm nghiệp có rừng: 370.456 ha, chiếm 61% đất nông nghiệp; + Đất nuôi trồng thủy sản: 2.790 ha, chiếm 0,5% đất nông nghiệp; + Đất làm muối: 221 ha, chiếm 0,2% đất nông nghiệp;

+ Đất nông nghiệp khác: 1.413 ha, chiếm 0,2% đất nông nghiệp.

* Đất phi nông nghiệp

- Tổng diện tích đất phi nông nghiệp: 71.437 ha, trong đó: + Đất ở: 9.313 ha, chiếm 1,6% đất phi nông nghiệp;

+ Đất chuyên dùng: 34.935 ha, chiếm 5,7% đất phi nông nghiệp; + Đất cơ sở tôn giáo: 306 ha, chiếm 0,7% đất phi nông nghiệp; + Đất cơ sở tín ngưỡng: 10,8 ha, chiếm 0,1% đất phi nông nghiệp; + Đất nghĩa trang,: 5243 ha, chiếm 0,9% đất phi nông nghiệp;

+ Đất sông, suối, đất có mặt nước chuyên dùng : 21.628 ha, chiếm 3,6% đất phi nông nghiệp; Đất phi nông nghiệp khác: 12 ha.

* Đất chưa sử dụng

- Tổng diện tích đất chưa sử dụng: 23.166 ha, trong đó:

+ Đất bằng chưa sử dụng: 6.818 ha, chiếm 1,1% đất chưa sử dụng; + Đất đồi núi chưa sử dụng: 14.880 ha, chiếm 2,5% đất chưa sử dụng; + Núi đá không có rừng cây: 1.468 ha, chiếm 0,2% đất chưa sử dụng.

Bảng 2. 8. Hiện trạng sử dụng đất các huyện thuộc lƣu vực sông Kôn năm 2016

(Đơn vị: ha) Huyện/xã Tổng diện tích Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Vĩnh Thạnh 71.691 10.274 56.736 2.131 286 Tây Sơn 69.220 18.070 39.558 6.500 1.012 TX. An Nhơn 24.449 11.244 5.723 3.053 956 Phù Cát 68.071 21.179 24.171 4.441 1.217 Tuy Phước 21.987 10.403 2.182 3.093 1.006 (Nguồn: [21])

2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế.

Trong lưu vực sông Kôn, Thị xã An Nhơn là đơn vị có nền kinh tế tương đối phát triển. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc vào loại cao nhất tỉnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Giá trị sản xuất công nghiệp và thương mại – dịch vụ chiếm tỉ trọng cao 55,65%. Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2018 đạt gần 16 triệu đồng.

Huyện Tây Sơn, mặc dù là huyện trung du miền núi nhưng những năm gần đây đã có sự phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,98 %, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực. Công nghiệp – xây dựng chiếm 32,5%, thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 42,7%, nông lâm – ngư nghiệp đạt 24,8%. Tổng sản phẩm xã hội/người/năm đạt 12,43 triệu đồng.

Trong khi đó, Vĩnh Thạnh là huyện miền núi vùng cao, với 30% dân số là đồng bào dân tộc Ba Na, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, vất vả; hiện vẫn là huyện nghèo nhất cả nước với 51% hộ nghèo theo tiêu chí Nghị quyết 30a/CP của Chính phủ [21].

2.2.4. Vấn đề giao đất, giao rừng

Theo quyết định 526/QQĐ-UBND tỉnh Bình Định, ngày 24 tháng 9 năm 2012 về việc “Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2020” đã nêu rõ: “Hoàn thành việc giao rừng, cho thuê rừng, thực hiện xã hội hóa nghề rừng. Giao rừng, cho thuê rừng, gắn liền với quy hoạch sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ổn định, lâu dài”. Theo đó,trong những năm qua UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan tích cực thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho người dân.

Về kết quả giao đất, giao rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009 – 2018: Tổng diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh năm 2017 là 426.921,13

ha, trong đó, đất đã giao quyền sử dụng là 280.573,07 ha; đất chưa giao quyền sử dụng là146.348,06 ha. Diện tích đất rừng đã giao cho tổ chức, doanh nghiệp gồm: Ban quản lý rừng đặc dụng 23.854,05 ha; Ban Quản lý rừng phòng hộ 159.917,51 ha; Doanh nghiệp Nhà nước 43.741,75 ha; Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.455,98 ha; Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước 9,762.61 ha; Hộ gia đình, cá nhân 34.822,69 ha; cộng đồng 4.392,99 ha; Đơn vị vũ trang 4.998,26 ha; các tổ chức khác 1.652,53 ha và UBND các xã quản lý 142.322,76 ha. Như vậy diện tích đất rừng đã giao cho các tổ chức cá nhân chiếm 65,7 % tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp [4]. Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh trong giai đoạn 2009 – 2017 tăng từ 44,79% lên 53,95%, tăng 9,16%.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng của các tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình được thực hiện tốt hơn sau khi nhận giao khoán. Tỷ lệ che phủ rừng không ngừng được nâng lên, thực hiện mục tiêu phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống sạt lở đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi; bảo vệ an toàn và tích nước cho các công trình thủy điện, thủy lợi và nguồn nước sinh hoạt của người dân.

2.2.5. Các công trình thủy điện, thủy lợi

Theo quy hoạch trên dòng sông Kôn có 14 thủy điện với tổng công suất hơn 312MW. Đến nay, đã có 6 công trình nhà máy thủy điện đi vào hoạt động, bao gồm: Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, công suất 66MW; Nhà máy Thủy điện Định Bình 9,9MW; Thủy điện Trà Xôm có công suất 20MW và Thủy điện Vĩnh Sơn 5,2MW; Nhà máy Thủy điện Ken Lút Hạ, công suất 6MW và Thủy điện Vĩnh Sơn 4, công suất 18MW.

Hình 2. 6. Thủy điện Ken Lút Hạ trên lƣu vực sông Kôn (Ảnh tác giả)

Ảnh hưởng đầu tiên từ thủy điện là đã có hàng nghìn ha rừng phòng hộ đầu nguồn phải nhường chỗ cho các dự án thủy điện thi công, đơn cử như: Thủy điện Trà Xôm chiếm mất hơn 633 ha rừng phòng hộ, 30 ha đất sản xuất nông nghiệp; Thủy điện Nước Trinh 1 và 2, sẽ phải mất 30 ha đất nông nghiệp, 20 ha rừng phòng hộ; Thủy điện Đắc Blê, mất 30 ha rừng phòng hộ, 5 ha đất nông nghiệp, phải di dời gần 5.000 hộ dân tại các xã Vĩnh Kim, Vĩnh Sơn… Riêng dự án Thủy điện Vĩnh Sơn 2, tuy không ảnh hưởng tới người dân, nhưng cũng sẽ phải mất đi hàng trăm ha rừng nguyên sinh vùng giáp ranh với tỉnh Gia Lai [43].

2.2.6. Đánh giá chung

Hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn nghiên cứu đang phát triển nhanh, có nhiều khởi sắc, dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu mở rộng diện tích đất sản xuất, đất chuyên dùng và đất thổ cư tăng theo, mức độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, cùng với đó là việc xây dựng nhiều nhà máy thủy điện trên sông Kôn, làm suy giảm diện tích rừng đàu nguồn, điều này tác động không nhỏ đến dòng chảy trên lưu vực sông Kôn. Phần thượng lưu sông Kôn, là địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc ít người như Ba Na, Chăm, Hơ Rê…trình độ dân trí còn thấp, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, chủ yếu sống dựa vào rừng vì vậy nhiều ha rừng tự nhiên, bị chặt phá, hoặc chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác, dẫn đến khả

năng điều tiết nước của rừng bị giảm đi. Bên cạnh đó, công tác giao đất giao rừng được các cấp ban ngành quan tâm nên nhiều diện tích đất lâm nghiệp và nhiều ha rừng được giao cho các tổ chức, cá nhân quản lí, bảo vệ. Vì vậy diện tích rừng đang ngày càng tăng lên, tuy nhiên chất lượng rừng đang bị giảm sút nghiêm trọng do sự suy giảm của diện tích rừng tự nhiên.

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LỚP PHỦ RỪNG ĐỐI VỚI DÒNG CHẢY MẶT LƢU VỰC SÔNG KÔN

3.1. Xây dựng bản đồ lớp phủ rừng trên lƣu vực sông Kôn

3.1.1. Quy trình chung xây dựng bản đồ lớp phủ rừng lưu vực sông Kôn

Việc xây dựng bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng có thể tiến hành bằng phương pháp đo vẽ bằng tay kết hợp khảo sát ngoài thực địa. Đó là một công việc phức tạp, mất nhiều công sức và đòi hỏi nhiều thời gian. Khi sử dụng các tài liệu thống kê và các tư liệu bản đồ không phải bao giờ cũng có thể khai thác những thông tin hiện thời nhất. Thời gian tổng hợp số liệu và thành lập bản đồ cho khu vực nghiên cứu càng kéo dài thì thông tin trên bản đồ càng lạc hậu và không chính xác. Trong khi đó bản đồ đòi hỏi nhanh về thời gian, chính xác về loại hình, cập nhật về thông tin. Do đó, cần phải có phương pháp mới, nhằm khắc phục những nhược điểm của phương pháp truyền thống. Hiện nay với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ, nhiều kĩ thuật, công nghệ mới, trong đó có công nghệ viễn thám và GIS được áp dụng để quản lí giám sát các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và nguồn tài nguyên rừng nói riêng. Việc ứng dụng công nghệ để thành lập bản đồ hiện trạng rừng đã trở nên phổ biến và cho hiệu quả, độ chính xác khá cao. Vì vậy trong đề tài này, tác giả đã sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh và kĩ thuật GIS để xây dựng bản đồ lớp phủ rừng trên lưu vực sông Kôn.

Thu thập dữ liệu

Ảnh vệ tinh Ranh giới lưu vực thực địaDữ liệu

Xử lí ảnh vệ tinh

Lựa chọn đối tượng Xây dựng khóa giải đoán

ảnh

Chọn mẫu giải đoán

Phân loại lớp phủ rừng Đánh giá độ chính xác, xử lí

sau phân loại Thành lập bản đồ lớp

phủ rừng

Hình 3. 1. Sơ đồ quy trình xây dựng bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng

Bản đồ lớp phủ rừng được xây dựng trên cơ sở thu thập ảnh vệ tinh của 3 thời điểm năm 2009, 2013 và 2018 (phụ lục 3). Ranh giới lưu vực được chia bởi phần mềm SWAT từ DEM địa hình độ phân giải không gian 30m. Ảnh vệ tinh sau khi thu thập tiến hành cắt theo ranh giới lưu vực, để phân loại lớp phủ, đề tài tiến hành lựa chọn loại đối tượng để phân loại, đi thực địa để xây dựng khóa giải đoán (phụ lục 4), chọn mẫu giải đoán ảnh, sau khi giải đoán xong tiến hành đi thực địa lần 2 để kiểm chứng, đánh giá độ chính xác sau phân loại và chuyển sang phần mềm Argis để biên tập bản đồ.

3.1.2. Bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng trên lưu vực

Để thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng trên lưu vực sông Kôn, Tác giả đã sử dụng phần mềm ENVI để phân loại, bằng phương pháp phân loại có kiểm định với công cụ Maximum Likelihood. Kết qủa phân loại đạt độ chính xác khá cao.

Bảng 3. 1. Độ chính xác trung bình của kết quả phân loại thông qua kiểm định chéo

Năm Độ chính xác

toàn cục OA (%) Hệ số Kappa

2009 86,52 0,828

2013 84,50 0,802

2018 86,53 0,906

8 đạt được độ chính xác khá cao với độ chính xác toàn cục OA trên 84% và hệ số kappa trên 80%. Cao nhất là kết quả phân loại ảnh năm 2018 với OA = 86,53% với chỉ số Kappa bằng 0.906. Với kết quả này là cơ sở đáng tin cậy để thành lập bản đồ hiện trạng rừng trên lưu vực nghiên cứu.

Trên cơ sở kết quả giải đoán ảnh viễn thám và sử dụng kĩ thuật GIS để quản lý, biên tập bản đồ thông qua phần mềm ArcGIS, bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng các năm 2009, 2013 và 2018 trên lưu vực sông Kôn tỷ lệ 1:300.000 được thành lập (hình 3.2, 3.4 và 3.6) để phục vụ cho công tác thành lập bản đồ biến động và đánh giá sự thay đổi lớp phủ rừng.

3.1.2.1. Hiện trạng lớp phủ rừng lưu vực sông Kôn năm 2009

22% 2% 1% 71% 2% 2% 2009

Đất nông nghiệp Đất trống Dân cư, đô thị Rừng tự nhiên Rừng trồng Mặt nước

Hình 3. 3. Cơ cấu diện tích các loại lớp phủ trên lƣu vực năm 2009

Dựa vào hình 3.2 (bản phóng to ở phụ lục 6), hình 3.3, ta thấy rừng tự nhiên có diện tích lớn nhất với 181.555 ha, chiếm 71%; diện tích thực phủ lớn thứ hai là đất nông nghiệp với 57.800,7 ha chiếm 22,5%; diện tích rừng trồng trong năm này chỉ chiếm 2,0% với 51.301,4 ha, Các loại thực phủ như mặt nước, dân cư, đô thị, đất trống chiếm tỉ lệ thấp với 4,9%. Như vậy, năm 2009, độ che phủ rừng trên toàn lưu vực chiếm tới 72,4% tổng diện tích trên lưu vực sông Kôn.

Hình 3. 2. Hiện trạng rừng trên lƣu vực năm 2009

3.1.2.2. Hiện trạng lớp phủ rừng lưu vực sông Kôn năm 2013

Hình 3. 4. Hiện trạng rừng trên lƣu vực năm 2013

11% 12% 5% 67% 3% 2% Năm 2013

Đất nông nghiệp Đất trống Dân cư, đô thị Rừng tự nhiên Rừng trồng Mặt nước

Hình 3. 5. Cơ cấu hiện tích các loại lớp phủ trên lƣu vực năm 2013

Qua bản đồ hình 3.4 (bản phóng to ở phụ lục 6) và biểu đồ hình 3.5 ta thấy, diện tích lớn nhất vẫn là rừng tự nhiên với 171.023 ha, chiếm 67%, tuy nhiên nếu so sánh với năm 2009 thì diện tích rừng tự nhiên giảm đi 10.532 ha (giảm 4,1%). Diện tích rừng trồng năm 2013 đạt 7.484,13 ha, chỉ chiếm 2,8%, tăng không đáng kể so với 2009. Các loại lớp phủ khác như mặt nước, đất dân cư đô thị chiếm 7,8% diện tích lưu vực.

Năm 2013 tổng diện tích rừng trên lưu vực là 178.301,7 ha, độ che phủ rừng đạt 69,4% diện tích toàn lưu vực, giảm 3,3% so với năm 2009.

3.1.2.3. Hiện trạng lớp phủ rừng lưu vực sông Kôn năm 2018

Qua hình 3.6 (bản phóng to ở phụ lục 6), hình 3.7 ta thấy, diện tích lớn nhất vẫn là rừng tự nhiên với 158.989 ha, chiếm 62%, giảm 4,8% so với năm 2013 và giảm tới 8,9% so với năm 2009. Diện tích thực phủ lớn thứ hai là đất nông nghiệp với 47.283,3 ha chiếm 18,4%; tiếp đến là diện tích đất ở với 17.335 ha, chiếm 6,7%. Trong năm này diện tích rừng trồng là 9.873,16 ha, chiếm 3,8%, tăng 1% so với 2013 và 1,8% so với 2009. Diện tích của đất trống và mặt nước trong năm này chiếm 9,3% diện tích lưu vực.

Như vậy, năm 2018 tổng diện tích rừng trên lưu vực là 168.862,16ha, độ che phủ rừng đạt 65,6% diện tích toàn lưu vực, giảm 3,8% so với 2013 và 7,1% so với 2009.

3.2. Xây dựng bản đồ biến động lớp phủ rừng lƣu vực sông Kôn

3.2.1. Quy trình và phương pháp xây dựng bản đồ biến động

Bản đồ biến động lớp phủ rừng trên lưu vực sông Kôn, được xây dựng trên cơ sở chồng xếp các bản đồ hiện trạng lớp phủ các năm 2009 – 2013; 2013 – 2018 và 2009 – 2018 bằng công cụ intersec trên phần mềm Arcgis, quy trình cụ thể được thực hiện như sơ đồ hình 3.8.

Hình 3. 6. Hiện trạng rừng trên lƣu vực năm 2018

Hình 3. 7. Cơ cấu diện tích các loại lớp phủ trên lƣu vực năm 2018

Thu thập dữ liệu Ảnh vệ tinh 2013 Ảnh vệ tinh 2018 Dữ liệu thực địa Xử lí ảnh vệ tinh

Lựa chọn đối tượng

Xây dựng khóa giải đoán ảnh

Chọn mẫu giải đoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của lớp phủ rừng đối với dòng chảy lưu vực sông kôn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)