Đặc điểm Địa chấ t Thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của lớp phủ rừng đối với dòng chảy lưu vực sông kôn (Trang 55 - 56)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.4. Đặc điểm Địa chấ t Thổ nhưỡng

2.1.4.1. Địa chất

Bình Định có nền địa chất phức tạp. Các loại đá và mẫu chất hình thành đất ở có thể gộp thành 3 nhóm chính:

 Nhóm đá mácma

Đá macma xâm nhập: Phân bố chủ yếu ở vùng núi cao và trung của tỉnh. Thành tạo mác ma phún xuất chủ yếu là đá Bazan. Diện tích không lớn, phân bố ở vùng núi cao huyện Vĩnh Thạnh. Đá bazan phong hoá dạng bóc vỏ nên tầng đất thường dày, ít đá lẫn, đó là các đất nâu đỏ, nâu vàng …

 Nhóm đá trầm tích và biến chất

Mỹ. Được cấu tạo bởi các đá biến chất thuộc phức hệ Ngọc Linh, Ka Nack, Khâm Đức, bao gồm các đá: đá phiến thạch anh, phiến - mica, đá phiến sét.

 Nhóm trầm tích đệ tứ

Phân bố theo các châu thổ sông, bao gồm toàn bộ diện tích phía Đông của tỉnh. Gồm các thành tạo trầm tích tuổi Neogen và Đệ tứ với nhiều nguồn gốc khác nhau.

2.1.4.2. Thổ nhưỡng

Theo điều tra, trong lưu vực sông Kôn có tới 28 loại đất khác nhau phân bố không đều trên toàn lưu vực, riêng trên lưu vực thuộc tỉnh Bình Định có 21 loại. Đáng kể có 14 loại đất chiếm tỉ lệ từ 1% diện tích đất tự nhiên trở lên và phân bố trên lưu vực như sau:

Đất đỏ vàng trên nền Macma axit (195.000 ha) chiếm gần một nửa diện tích (chiếm 49%) phân bố trên vùng núi cao (độ dốc I > 0,15) chỉ thích hợp với trồng rừng và cây công nghiệp lâu năm.

Đất xám trên nền Macma axit (36.000 ha) chiếm tỉ lệ 9% diện tích đất lưu vực, phân bố trên vùng gò đồi thích hợp với cây trồng màu và cây công nghiệp.

Đất phù sa bồi và không được bồi (30.000 ha) tỉ lệ 8% lưu vực, phân bố ở vùng đồng bằng trung du và hạ lưu sông Kôn, đất này thích hợp trồng lúa. Vì có cao trình thấp nên đất này thường bị ngập úng trong mùa lũ, song nó cũng được bồi đắp phù sa sông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của lớp phủ rừng đối với dòng chảy lưu vực sông kôn (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)