Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng đối với công việc của công chức, người lao động làm việc tại ủy ban nhân dân cấp xã huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 52)

Quy trình nghiên cứu của đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp và đƣợc tiến hành theo hai giai đoạn bao gồm: giai đoạn nghiên cứu định tính và giai đoạn nghiên cứu định lƣợng.

- Nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp thảo luận nhóm với đối tƣợng điều tra. Để đảm bảo rằng thang đo phù hợp với việc đo lƣờng sự hài lòng trong công việc CCNLĐ cấp xã thuộc huyện Phù Cát, tác giả đã tiến hành thảo luận nhóm với 6 ngƣời là các đối tƣợng CCNLĐ làm việc tại các vị trí khác nhau ở UBND cấp xã. Kết quả nghiên cứu giúp tác giả tiến hành hiệu chỉnh các thang đo. Từ đó, thiết kế và thử nghiệm bảng câu hỏi trƣớc khi triển khai nghiên cứu định lƣợng.

- Nghiên cứu định lƣợng chính thức đƣợc thực hiện thông qua khảo sát 186 đối tƣợng có giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác, trình đô học vấn, vị trí công tác khác nhau. Dữ liệu thu thập đƣợc dùng để phân tích, đánh giá lại độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám quá EFA, phân tích tƣơng quan, phân tích hồi quy, kiểm tra sự khác biệt theo nhóm. Thời gian thực hiệnn ghiên cứu nhƣ sau:

Bảng 3.1: Tiến độ nghiên cứu

Bƣớc Phƣơng pháp Kỹ thuật Mẫu Thời gian

Sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm 6 Tháng 12/ 2020 – tháng 01/2021 Chính thức Định lƣợng Phỏng vấn trực tiếp 186 Tháng 2/ 2021 -

tháng 4/ 2021

(Nguồn: Tác giả thực hiện)

3.1.2. Các bước thực hiện luận văn

Các bƣớc thực hiện nghiên cứu của luận văn theo quy trình nhƣ hình 3.1 (bên dƣới):

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn

Tổng quan tài liệu NC

Nghiên cứu định tính (Thảo luận nhóm)

Hoàn thiện mô hình, thang đo và bảng hỏi Mô hình nghiên cứu và thang đo nháp

Bảng câu hỏi điều tra chính thức

Nghiên cứu định lƣợng (N= 186)

Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Loại các biến có tương quan biến tổng thấp (<0,3)

Phân tích nhân tố khám phá - EFA Mục tiêu nghiên cứu

Loại các biến có hệ số tải nhân tố thấp (<0,5)

Phân tích tƣơng quan

Phân tích hồi quy Kiểm định mô hình và

các giả thuyết nghiên cứu

Kiểm định sự khác biệt theo biến nhân khẩu

Kiểm tra sự khác biệt theo nhóm nhân khẩu với sự hài lòng

Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất

các hàm ý chính sách

Kiểm tra sự tương quan giữa các khái niệm trong mô hình

Thử nghiệm bảng câu hỏi

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

* Mục tiêu của nghiên cứu định tính

- Mục tiêu đầu tiên của nghiên cứu định tính là kiểm tra và sàng lọc các biến trong mô hình lý thuyết mà tác giả đã đề xuất ban đầu và xác định sơ bộ mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Các yếu tố trong mô hình tác giả đề xuất đã đƣợc nghiên cứu tại một số quốc gia trên thế giới và các tỉnh, thành phố khác nhau của Việt Nam. Tuy nhiên không có sự thống nhất giữa các thang đo và các biến quan sát. Nghiên cứu định tính sẽ giúp tác giả khẳng định đƣợc những yếu tố phù hợp với thực tế nghiên cứu tại địa phƣơng.

- Kiểm tra sự phù hợp của các thang đo sử dụng nghiên cứu. Các thang đo sơ bộ đƣợc tác giả đề xuất trong nghiên cứu là những thang đo đã đƣợc công nhận và sử dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, trong điều kiện nghiên cứu tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, những thang đo này cũng cần đƣợc xem xét để điều chỉnh và cho phù hợp. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu định tính, tác giả cũng mong muốn đƣợc các đối tƣợng phỏng vấn cho ý kiến hoàn thiện về cấu trúc câu và từ ngữ đƣợc dùng trong phiếu điều tra nghiên cứu định lƣợng.

* Đối tƣợng phỏng vấn

Tác giả thu thập thông tin thông qua thảo luận nhóm:

 Mục tiêu của thảo luận nhóm: - Kiểm tra sự phù hợp của thang đo;

- Cho ý kiến hoàn thiện về cấu trúc câu và từ ngữ đƣợc dùng trong phiếu điều tra nghiên cứu định lƣợng.

 Cách thức thực hiện:

Tác giả tiến hành thảo luận theo nhóm, gồm 6 ngƣời là CCNLĐ làm việc tại UBND xã Cát Sơn và Cát Hiệp. Chọn mẫu thảo luận nhóm theo phƣơng pháp phi xác suất là phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện, chủ yếu dựa trên mối quan hệ, là đồng nghiệp cùng cơ quan với tác giả và những ngƣời tác giả quen biết. Thông tin mẫu thảo luận nhóm đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2: Thông tin mẫu thảo luận nhóm

Đối tƣợng PV 1 2 3 4 5 6

Giới tính Nam Nam Nam Nữ Nam Nữ

Độ tuổi 38 27 52 45 35 28

Trình độ học vấn Trung cấp Đại học Đại học Trung cấp Sau đại học Đại học Thâm niên công

tác

15 6 30 25 12 12

Vị trí công tác Công chức Cán bộ Lãnh đạo Công chức Lãnh đạo Công chức

(Nguồn: Tác giả thu thập và thống kê)

Tác giả thiết kế dàn bài thảo luận gồm nhiều câu hỏi mở với nội dung liên quan đến mô hình nghiên cứu và thang đo. Dàn bài thảo luận đƣợc chia làm ba phần, mục đích để kiểm tra tính phù hợp của các thang đo nghiên cứu, xin ý kiến đóng góp để có cơ sở điều chỉnh bổ sung.

- Phần 1: Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của cuộc phỏng vấn. - Phần 2: Các câu hỏi để kiểm tra và sàng lọc các biến độc lập

- Phần 3: Giới thiệu các thang đo của biến độc lập và biến phụ thuộc để xin ý kiến đóng góp điều chỉnh bổ sung.

Tác giả mời các đối tƣợng tham gia phỏng vấn tại văn phòng trụ sở UBND xã Cát Sơn, thảo luận nhóm kéo dài 75 phút. Kỹ thuật thực hiện là quan sát và thảo luận tay đôi.

Nội dung cuộc thảo luận nhóm đƣợc ghi chép đầy đủ, lƣu trữ trong máy tính. Nội dung này đƣợc tổng hợp và phân tích để đƣa ra kết luận.

 Kết quả thảo luận nhóm:

Buổi thảo luận nhóm cho ra kết quả mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả đƣợc các thành viên nhất trí cao. Nhƣ vậy, mô hình gồm 7 yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của CCNLĐ cấp xã thuộc huyện Phù Cát là: (1) Đặc điểm công việc, (2) Cơ hội đào tạo, thăng tiến, (3) Điều kiện làm việc, (4) Thu nhập, (5) Lãnh đạo, (6) Đồng nghiệp và (7) Phúc lợi.

- Đề nghị một số điều chỉnh liên quan đến thuật ngữ của các biến quan sát trong một số thang đo.

dung bảng hỏi bao gồm 3 phần chính:

+ Phần giới thiệu: Nội dung này bao gồm phần giới thiệu mục đích, ý nghĩa của cuộc nghiên cứu và lời mời tham gia trả lời cuộc điều tra.

+ Phần nội dung chính: Bao gồm các câu phát biểu đƣợc thiết kế theo mô hình nghiên cứu. Ngƣời đƣợc hỏi sẽ đánh dấu vào câu trả lời phù hợp nhất với mức độ ý kiến của họ cho những phát biểu đó.

+ Phần thông tin cá nhân: Phần này ngƣời đƣợc hỏi sẽ cung cấp các thông tin cá nhân liên quan đến đặc điểm nhân khẩu để thuận lợi cho việc thống kê, mô tả và làm cơ sở cho việc kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm nhân khẩu.

* Mã hóa thang đo

Bảng 3.3: Mã hóa thang đo

Thang đo

hiệu Phát biểu

Bản chất công việc (BCV)

BCV1 Đƣợc quyền quyết định, chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc đƣợc giao

BCV2 Công việc có tính thử thách

BCV3 Công việc cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân BCV4 Công việc phù hợp với trình độ chuyên môn

BCV5 Công việc rất thú vị

Thu nhập (THU)

THU1 Thu nhập đƣợc trả đầy đủ và đúng hạn THU2 Thu nhập đƣợc trả công bằng, thỏa đáng THU3 Thu nhập tƣơng xứng với kết quả công việc THU4 Thu nhập đủ để đảm bảo cho cuộc sống

Cơ hội đào tạo và thăng tiến

(ĐTT)

ĐTT1 Cơ quan luôn tạo cơ hội đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc

ĐTT2 Đƣợc cơ quan đào tạo đầy đủ các kỹ năng theo đúng vị trí việc làm

ĐTT3 Các chính sách về thăng tiến là rõ ràng, công khai ĐTT4 Cơ hội thăng tiến cho ngƣời có năng lực

Điều kiện làm việc

(ĐLV)

ĐLV1 Môi trƣờng làm việc sạch sẽ, tiện nghi ĐLV2 Khối lƣợng công việc hàng ngày hợp lý ĐLV3 Áp lực công việc vừa phải

Thang đo

hiệu Phát biểu

ĐLV4 Không phải mất nhiều thời gian đi lại từ nhà đến cơ quan và ngƣợc lại

Lãnh đạo (LĐA)

LĐA1 Cấp trên thân thiện, dễ gần.

LĐA2 Luôn nhận đƣợc sự hỗ trợ của cấp trên khi cần thiết LĐA3 Khuyến khích cấp dƣới đổi mới cách làm việc LĐA4 Lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của cấp dƣới

LĐA5 Luôn coi trọng tài năng và sự đóng góp của cấp dƣới đối với cơ quan

LĐA6 Sẵn sàng bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cấp dƣới LĐA7 Luôn đối xử công bằng với nhân viên cấp dƣới

LĐA8 Cấp trên có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành

Đồng nghiệp (ĐNG)

ĐNG1 Đồng nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ, giúp đỡ ĐNG2 Các đồng nghiệp phối hợp tốt trong công việc ĐNG3 Đồng nghiệp thân thiện, dễ gần

ĐNG4 Có sự đoàn kết cao trong cơ quan

Phúc lợi (PLO)

PLO1 Đƣợc tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đầy đủ PLO2 Luôn nhận đƣợc sự hỗ trợ từ công đoàn cơ quan

PLO3 Công việc ổn định trong tƣơng lai

PLO4 Các chế độ phúc lợi đƣợc thực hiện đầy đủ và kịp thời

Sự hài lòng công việc

(SHL)

SHL1 Về tổng thể tôi thích làm việ ccơ quan SHL2 Về tổng thể tôi thích công việc của mình SHL3 Nói chung, tôi hài lòng với công việc hiện tại

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

3.2.2. Nghiên cứu định lượng

* Mục đích nghiên cứu định lượng:

- Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu;

- Đo lƣờng mức độ tác động của các yếu tố đến sự hài lòng trong công việc của CCNLĐ;

- Kiểm định sự khác biệt của sự hài lòng trong công việctheo biến nhân khẩu (giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác, trình độ học vấn, vị trí công tác).

* Quy trình thực hiện:

- Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha.

Các thang đo đƣợc kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach Alpha. Hệ số của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tƣơng quan với nhau, giúp loại đi những biến và thang đo không phù hợp. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lƣờng là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng đƣợc. Cũng có nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm đang đo lƣờng là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Ngoài ra, Nunnally và Bernstein (1994) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013) cho rằng hệ số tƣơng quan biến - tổng (item-totalcorrelation) dùng để kiểm tra mối tƣơng quan chặt chẽ giữa các biến khi cùng đo lƣờng một khái niệm nghiên cứu phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu.

Từ đó, tác giả kiểm định độ tin cậy của thang đo dựa trên cơ sở các biến quan sát có hệ số tƣơng quan biến - tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên.

- Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) là phƣơng pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát có mối tƣơng quan với nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhƣng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu. Khi thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát sẽ đƣợc sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA với các yêu cầu sau:

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): 0.5 ≤ KMO ≤ 1 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05;

Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0.5;

Phƣơng sai trích ≥ 50% và hệ số Eigenvalue >1;

Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

- Xây dựng phương trình hồi quy và phân tích tương quan

Sau khi rút trích đƣợc các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, tiến hành phân tích tƣơng quan (nếu r < 0.3: quan hệ yếu, 0.3 < r < 0.5: quan hệ trung bình, r > 0.5: quan hệ mạnh) và hồi quy để thấy đƣợc mối quan hệ giữa nhân tố tác động đến sự hài lòng và mức độ tác động của các nhân tố này.

Phân tích hồi quy tuyến tính đƣợc sử dụng để xác định chiều hƣớng, mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc, thông qua việc xây dựng phƣơng trình hồi quy tuyến tính có dạng:

SHL = β0 + β1*BCV + β2*THU + β3*ĐTT + β4*ĐLV + β5*LĐA +β6*ĐNG +β7*PLO + ε

Trong đó: βo: hằng số hồi quy, βi: trọng số hồi quy, ε: sai số.

Để đảm bảo độ tin cậy của phƣơng trình hồi quy, các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng đƣợc kiểm định. Các giả định đƣợc kiểm định trong nghiên cứu này cụ thể gồm:

Hiện tƣợng đa cộng tuyến: Đa cộng tuyến là trạng thái các biến độc lập có tƣơng quan chặt chẽ với nhau. Hiện tƣợng này dẫn đến các biến độc lập cung cấp cho mô hình những thông tin tƣơng tự nhau, khó tách rời ảnh hƣởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Mặc dù hệ số R2 vẫn khá cao nhƣng đa cộng tuyến làm cho độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy tăng lên, làm giảm giá trị thống kê t của kiểm định mức ý nghĩa. Hệ số VIF (Variance Inflation Factor) đƣợc sử dụng để kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến. Có hiện tƣợng đa cộng tuyến khi hệ số VIF vƣợt quá 10 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Phân phối chuẩn của phần dƣ: có nhiều nguyên nhân khiến các phần dƣ không tuân theo phân phối chuẩn nhƣ: số lƣợng các phần dƣ không đảm bảo để phân tích; phƣơng sai không là hằng số hoặc sử dụng không đúng mô hình. Vì vậy trong nghiên cứu này phƣơng pháp đƣợc sử dụng để khảo sát phân phối chuẩn của phần dƣ là biểu đồ tần số Histogram.

Tính độc lập của phần dƣ: Đại lƣợng thống kê Durbin - Waston (Kí hiệu là d) đƣợc dùng để kiểm định hiện tƣợng tƣơng quan giữa các phần dƣ, hiện tƣợng này có thể gây ra những tác động sai lệch nghiêm trọng đến mô hình hồi quy tuyến tính.

Nếu các phần dƣ không có tƣơng quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Phân tích phương sai một yếu tố (Oneway-Anova)

Sau khi mô hình đã đƣợc xử lý, việc thực hiện phân tích phƣơng sai một yếu tố đặt ra để kiểm định có sự khác biệt hay không về sự hài lòng theo những đặc điểm khác nhau nhƣ: giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác, trình độ học vấn, vị trí công tác. Kiểm định Test of Homogeneity of Variances sử dụng thống kê Leneve cho biết kết quả kiểm định phƣơng sai. Với mức ý nghĩa lớn hơn 0.05 có thể nói phƣơng sai của biến đánh giá giữa các nhóm CCNLĐ khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Nhƣ vậy, phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt.

* Quy mô mẫu và phương pháp lấy mẫu:

- Tổng thể nghiên cứu:

Tổng thể nghiên cứu của luận văn là CCNLĐ làm việc tại 18 xã, thị trấn thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, có giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên và vị trí công tác khác nhau.

Bảng 3.4: Hiện trạng diện tích, dân số, tổ chức bộ máy các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định năm 2021

TT Tên đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số (ngƣời) Tổ chức bộ máy 1 Thị Trấn Ngô Mây 7,61 11.090 23 2 Thị Trấn Cát Tiến 17,42 11.468 23 3 Xã Cát Tân 28,05 16.698 23 4 Xã Cát Tƣờng 29,23 16.957 21 5 Xã Cát Nhơn 38,68 9.877 21 6 Xã Cát Hƣng 41,38 7.586 23 7 Xã Cát Thắng 8,54 7.864 21 8 Xã Cát Chánh 11,7 6.396 21 9 Xã Cát Trinh 47,68 13.347 23

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng đối với công việc của công chức, người lao động làm việc tại ủy ban nhân dân cấp xã huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)