Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu sự hài lòng đối với công việc đƣợc thực hiện trên thế giới và tại Việt Nam trong những thập niên qua. Các kết quả nghiên cứu đƣợc công bố dƣới dạng các bài báo khoa học, hội thảo, luận án, luận văn. Sau đây là một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
Bảng 2.2: Một số nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc
Tác giả Nội dung và kết quả nghiên cứu
Luddy (2005)
Luddy (2005) đã sử dụng chỉ số mô tả công việc JDI để tìm hiểu sự hài lòng công việc của nhân viên ở Viện y tế công cộng ở Western Cape, Nam Phi. Luddy đã khảo sát sự hài lòng ở năm khía cạnh hài lòng trong công việc, đó là thu nhập, thăng tiến, sự giám sát của cấp trên,
Tác giả Nội dung và kết quả nghiên cứu
đồng nghiệp và bản chất công việc. Kết quả cho thấy rằng nhân viên ở Viện y tế công cộng ở Western Cape hài lòng với đồng nghiệp của họ hơn hết, kế đến là bản chất công việc và sự giám sát của cấp trên. Cơ hội thăng tiến và tiền lƣơng là hai nhân tố mà nhân viên ở đây cảm thấy bất mãn. Ngoài ra, chủng loại nghề nghiệp, chủng tộc, giới tính, trình độ học vấn, thâm niên công tác, độ tuổi, thu nhập và vị trí công việc cũng có ảnh hƣởng đáng kể đến sự hài lòng công việc.
Mặc dù kết quả nghiên cứu này của Luddy cho rằng cả năm nhân tố bản chất công việc, sự đãi ngộ, sự giám sát của cấp trên, thăng tiến và đồng nghiệp đều có liên quan đến sự hài lòng công việc của nhân viên (với số lƣợng mẫu là 203), ông cho rằng các nghiên cứu tƣơng lai cần đƣợc thực hiện xa hơn nhằm khẳng định mối quan hệ này. Một đặc điểm đáng lƣu ý trong nghiên cứu này của Luddy là ông đã cố gắng chia các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng công việc thành hai nhóm nhân tố.
Nhóm thứ nhất là các nhân tố cá nhân gồm chủng tộc, giới tính, trình độ học vấn, thâm niên công tác, tuổi tác và tình trạng hôn nhân. Nhóm nhân tố thứ hai ông gọi là nhân tố tổ chức gồm bản chất công việc, sự đãi ngộ/ tiền lƣơng, sự giám sát của cấp trên, cơ hội thăng tiến và vị trí công việc.
Trần Kim Dung (2005)
Nghiên cứu đo lƣờng mức độ thỏa mãn đối với công việc trong điều kiện của Việt Nam do Trần Kim Dung (2005) thực hiện khảo sát với 448 nhân viên đang làm việc toàn thời gian trên địa bàn Hồ Chí Minh. Bằng cách sử dụng thang đo JDI và thuyết nhu cầu của Maslow (1943) kết quả có 2 nhân tố mới: phúc lợi và điều kiện làm việc đƣợc thêm vào nghiên cứu để phù hợp với tình hình cụ thể của Việt Nam. Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm hiện kiểm định giá trị các thang đo JDI và đo lƣờng ảnh hƣởng của mức độ thỏa mãn với các yếu tố
Tác giả Nội dung và kết quả nghiên cứu
thành phần của công việc đến mức độ thỏa mãn chung trong công việc ở Việt Nam.
Kết quả cho thấy Chỉ số JDI đƣợc điều chỉnh trong điều kiện của Việt Nam gồm 6 thành phần: thỏa mãn với bản chất công việc, lãnh đạo, cơ hội đào tạo và thăng tiến, đồng nghiệp, tiền lƣơng, phúc lợi. Trong đó chỉ có hai yếu tố có ảnh hƣởng mạnh nhất và có ý nghĩa thống kê đến mức độ thỏa mãn chung là thỏa mãn với bản chất công việc và cơ hội đào tạo thăng tiến.
Nguyễn Hòa (2013)
Đề tài nghiên cứu sự hài lòng công việc của cán bộ công chức cơ quan hành chính sự nghiệp quận Ngũ Hành Sơn năm 2013. Đề tài đề xuất 7 nhân tố tác động: công việc, tiền lƣơng và phúc lợi, quan hệ đồng nghiệp, đào tạo và thăng tiến, môi trƣờng làm việc, cấp trên, đánh giá thành tích với 31 biến quan sát.
Sau quá trình khảo sát và xử lý số liệu, kết quả cuối cùng cho thấy có 6 nhân tố ảnh hƣởng mạnh nhất đối với mức độ hài lòng của cán bộ công chức tại Quận đó là: tiền lƣơng và phúc lợi, công việc; quan hệ đồng nghiệp; đào tạo và thăng tiến, môi trƣờng; đánh gia thành tích. Trong đó yếu tố tiền lƣơng và phúc lợi có ảnh hƣởng lớn nhất đến mức độ hài lòng của cán bộ công chức, tiếp đó là yếu tố công việc và cuối cùng là 2 yếu tố môi trƣờng làm việc và đánh giá thành tích.
Sự khác biệt về mức độ hài lòng của cán bộ công chức theo các đặc trƣng cá nhân (tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, thâm niên làm việc, vị trí). Dựa trên kết quả phân tích Independent t-test và One-Way ANOVA để so sánh mức độ hài lòng trong công việc của cán bộ công chức tại các cơ quan hành chính Quận, theo một số yếu tố cá nhân cho thấy rằng nam có mức độ hài lòng thấp hơn nữ, không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của cán bộ công chức theo các yếu tố cá nhân còn lại đó là (trình độ học vấn, vị trí công tác, tuổi, thâm niên công tác).
Tác giả Nội dung và kết quả nghiên cứu
Beheshta (2014)
Nghiên cứu sự hài lòng công việc trong lĩnh vực giáo dục của Alemi đƣợc tiến hành năm 2014 với sự tham gia của 132 giáo viên của 4 tỉnh lân cận khu vực phía Nam Afghanistan. Nghiên cứu này dựa vào công cụ đo lƣờng nhƣ chỉ số mô tả công việc JDI (Job Descriptive Index), bảng câu hỏi khảo sát sự hài lòng đối với công việc JSS (Job Satisfaction Survey), bảng câu hỏi hài lòng MSQ (Minnesota Satisfaction Questionnaire) và một số thay đổi của chính tác giả nghiên cứu để thiết kế và đo lƣờng sự hài lòng công việc.
Kết quả nghiên cứu đƣa ra 6 nhân tố ảnh hƣởng sự hài lòng công việc: tính chất công việc, lãnh đạo, sự thăng tiến, đồng nghiệp, lƣơng và điều kiện làm việc. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy các không có sự khác nhau về mức độ hài lòng giữa các giảng viên theo đặc điểm nhân khẩu học nhƣ độ tuổi, giới tính, thời gian công tác, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân. Riêng yếu tố khu vực công tác (nông thôn và thành thị) ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng công việc giữa các giảng viên cụ thể là đối với lãnh đạo và điều kiện làm việc.
Võ Thị Ngọc Quyên (2016)
Võ Thị Ngọc Quyên (2016) đã nghiên cứu đề tài Nghiên cứu sự hài lòngđối với công việc của cán bộ công chức, viên chức Sở Công thƣơng thànhphố Đà Nẵng. Kế thừa kết quả nghiên cứu đã ứng dụng mô hình JDI của Kim Dung (2005) và các tác giả trƣớc đó, đề tài đƣa ra 7 nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của cán bộ công chức đối với công việc làm cơ sở nghiên cứu bao gồm: tính chất công việc; tiền lƣơng và phúc lợi; lãnh đạo; đồng nghiệp; cơ hội đào tạo và thăng tiến; điều kiện làm việc và đánh giá thành tích.
Nghiên cứu sử dụng kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng. Dựa trên thang đo của các nghiên cứu đi trƣớc, nghiên cứu định tính đƣợc tiến hành bằng cách phỏng vấn chuyên gia với 8 trƣởng, phó phòng nhằm điều chỉnh cách đo lƣờng các khái niệm cho
Tác giả Nội dung và kết quả nghiên cứu
phù hợp với nghiên cứu tại Sở Công thƣơng Đà Nẵng. Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ đƣợc thực hiện thông qua phỏng vấn 55 nhân viên để hiệu chỉnh thang đo trong mô hình nghiên cứu sự hài lòng đối với công việc của nhân viên.
Nghiên cứu định lƣợng chính thức đƣợc thực hiện thông qua điều tra điều tra 200 cán bộ viên chức đang làm việc tại Sở Công thƣơng Đà Nẵng và các đơn vị trực thuộc Sở bằng phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện.
Từ 7 biến độc đƣa vào phân tích, kết quả hai biến đồng nghiệp và điều kiện làm việc bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu. Tính chất công việc), đào tạo và thăng tiến, tiền lƣơng và phúc lợi, Đánh giá thành tích, lãnh đạo có tác động đến sự hài lòng của nhân viên tại Sở Công Thƣơng Đà Nẵng
Đỗ Thị Xuân Hà
(2018)
Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ công chức cấp phường – Khảo sát tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh” đo lƣờng mức độ hài lòng trong công việc của cán bộ công chức cấp phƣờng tại thành phố Hồ chí Minh, dựa trên chỉ số mô tả công việc của Trần Kim Dung (JDI) (2005).
Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng, dữ liệu nghiên cứu đã đƣợc thu thập trên mẫu của 180 cán bộ công chức làm việc tại 20 phƣờng thuộc quận Bình Thạnh, thành phố HCM. Sáu yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng trong công việc đƣợc đƣa vào kiểm định, bao gồm: công việc, cơ hội đào tạo, lãnh đạo, đồng nghiệp, thu nhập và điều kiện làm việc.
Kết quả cho thấy, cán bộ công chức coi trọng nhất yếu tố công việc khi nói đến sự hài lòng trong công việc. Tiếp theo là yếu tố cơ hội đào tạo thăng tiến, yếu tố lãnh đạo và yếu tố đồng nghiệp. Cuối cùng là yếu tố thu nhập.Đồng thời kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt giữa
Tác giả Nội dung và kết quả nghiên cứu
các nhóm trình độ học vấn và đặc điểm chức vụ với sự hài lòng trong công việc. Không có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo giới tính, thâm niên công tác và nhóm tuổi .
Trần Thị Hồng Trang (2018)
Đề tài đƣợc nghiên cứu nhằm đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tác giả đã tiến hành phát phiếu khảo sát 100 cán bộ, công chức, viên chức tại Đài Phát thanh - Truyền hình Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 5 nhân tố: đặc điểm công việc, thu nhập, cơ hội đào tạo và thăng tiến, quan hệ đồng nghiệp, và đánh giá thành tích. Với sự hỗ trợ phân tích dữ liệu của phần mềm SPSS 20.0, tất cả dữ liệu sau khi thu thập đƣợc xử lý bằng các phƣơng pháp thống kê nhƣ phân tích độ tin cậy thang đo (hệ số Cronbach‟s Alpha), phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tƣơng quan, phân tích phƣơng sai ANOVA để kiểm định sự khác biệt mẫu theo các phân nhóm, phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định mô hình.
Kết quả nghiên cứu đã nhận diện đƣợc 3 nhân tố: Quan hệ làm việc, Thu nhập, Cơ hội đào tạo và thăng tiến có ảnh hƣởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức, viên chức Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Vũ Ngọc Minh Châu (2018)
Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện với mục tiêu là xác định, đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trên cơ sở lý thuyết kế thừa từ các nghiên cứu trƣớc, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 7 yếu tố tác động đến sự hài lòng, cụ thể là: (1) Đặc điểm công việc, (2) Thu nhập, (3) Cấp trên, (4) Cơ hội đào tạo và thăng tiến, (5) Phúc lợi, (6) Đồng nghiệp và (7) Điều
Tác giả Nội dung và kết quả nghiên cứu
kiện làm việc.
Số liệu nghiên cứu định lƣợng đƣợc thu thập từ 235 cán bộ, công chức đang làm việc tại UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Các phƣơng pháp xử lý dữ liệu nhƣ thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy và kiểm định các giả định hồi quy tuyến tính đƣợc sử dụng trong nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 20.0. Qua kết quả nghiên cứu, xác định đƣợc 6 yếu tố có tác động đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Tân Thành cụ thể là: Đặc điểm công việc; Thu nhập; Cấp trên; Cơ hội đào tạo và thăng tiến; Phúc lợi; Đồng nghiệp. Yếu tố Điều kiện làm việc không có ý nghĩa thống kê nên không tham gia giải thích cho yếu tố sự hài lòng trong công việc. Trong đó, yếu tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng trong công việc. Tiếp theo là các yếu tố có mức độ tác động giảm dần lần lƣợt là: Đặc điểm công việc, Cấp trên, Thu nhập, Phúc lợi và cuối cùng yếu tố Đồng nghiệp có tác động ít nhất đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Tân Thành.
Nguyễn Hòa Hiệp (2020)
Tác giả tiến hành nghiên cứu sự hài lòng đối với công việc của cán bộ công chức, viên chức huyện Đất Đỏ - Tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát mức độ hài lòng trong công việc đối với công chức, viên chức, từ đó giúp cho lãnh đạo Huyện Đất Đỏ, từ đó đƣa ra giải pháp thích hợp để nâng cao mức độ hài lòng chung của công chức, viên chức trong công việc.
Mô hình nghiên cứu đƣợc xây dựng trên cở sở lý thuyết về sự hài lòng trong công việc và các kết quả nghiên cứu của một số tác giả trƣớc đó với 8 nhân tố (1) Đặc điểm công việc, (2) Thu nhập, (3) Cấp trên, (4) Cơ hội đào tạo và thăng tiến, (5) Phúc lợi, (6) Đồng nghiệp và
Tác giả Nội dung và kết quả nghiên cứu
(7) Điều kiện làm việc và (8) Khen thƣởng.
Kết quả phân tích định lƣợng cho thấy có 5 nhân tố tác động tích cực đến sự hài lòng đối với công việc của cán bộ công chức, viên chứchuyện Đất Đỏ - Tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu theo thứ tự giảm dần là: Quan hệ với đồng nghiệp, Khen thƣởng, Quan hệ với cấp trên, Bản chất công việc, Thu nhập.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ tổng quan tài liệu nghiên cứu)