Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng đối với công việc của công chức, người lao động làm việc tại ủy ban nhân dân cấp xã huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 86 - 91)

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ khá chặt chẽ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu với sự hài lòng trong công việc của CCNLĐ cấp xã thuộc huyện Phù Cát (ngoại trừ yếu tố Điều kiện làm việc).Trong đó, yếu tố Cơ hội đào tạo và thăng tiếncó tác động mạnh đến sự hài lòng, kết quả này tƣơng đồng với kết

quả từ các nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Hòa (2013), Đỗ Thị Xuân Hà (2018), Vũ Ngọc Minh Châu (2018).

Bảng 4.32: So sánh với một số kết quả nghiên cứu trƣớc

Tên nhân tố Thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất đến yếu nhất NC của tác giả (2021) NC của Đỗ Thị Xuân Hà (2018) NC của Vũ Ngọc Minh Châu (2018) NC của Nguyễn Hòa Hiệp (2020) Bản chất công việc 2 1 2 3

Cơ hội đào tạo

và thăng tiến 1 2 1 Không tác động

Thu nhập 4 5 4 4 Lãnh đạo 5 3 3 2 Đồng nghiệp 3 4 6 1 Điều kiện làm việc Không tác động

Không tác động Không tác động Không tác động

Phúc lợi 6 - 5 Không tác động

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Đa số CCNLĐ cấp xã đều mong muốn mình có cơ hội đƣợc thăng tiến hoặc đƣợc tham gia học tập, đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ giúp nâng cao năng lực làm việc của mình sau một thời gian công tác nhất định. Qua khảo sát thực tế, yếu tố này cũng đƣợc các CCNLĐ cấp xã đánh giá ở mức độ hài lòng khá cao, đạt 3.90 điểm (xem Bảng 4.33), trong đó biến quan sát “Cơ quan luôn tạo cơ hội đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc” đƣợc đánh giá cao hơn cả (4.02 điểm). Kết quả này là hợp lý do CCNLĐ cấp xã thƣờng xuyên đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng cập nhật kiến thức và luôn có cơ hội thăng tiến nhƣ nhau, thực hiện đúng theo quy chế dân chủ ở cơ sở. Tuy nhiên, ở một vài nghiên cứu, yếu tố này có mức độ tác động yếu hơn những yếu tố khác hoặc không tham gia giải thích cho sự hài lòng trong công việc của ngƣời lao động, cụ thể nhƣ nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Quyên (2016), Nguyễn Hòa Hiệp (2020).

Tiếp theo yếu tố có tác động khá mạnh theo kết quả nghiên cứu là Bản chất công việc, kết quả này cũng đƣợc ủng hộ bởi các nghiên cứu trƣớc của Trần Kim Dung

(2005), Thị Ngọc Quyên (2016), Đỗ Thị Xuân Hà (2018), Vũ Ngọc Minh Châu (2018). Đây cũng là yếu tố đƣợc CCNLĐ cấp xã thuộc huyện Phù Cát đánh giá mức độ hài lòng cao nhất, với mức đánh giá trung bình là 3,99 (xem Bảng 4.33), trong đó biến quan sát đƣợc đánh giá cao nhất là “Công việc cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân”, với 4.02 điểm; cho thấy họ đang đảm nhiệm những công việc, vị trí việc làm phù hợp với năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Điều này đúng với tình hình thực tế ở các địa phƣơng, vì ngay khâu tuyển dụng ban đầu,chỉ những ứng cử viên có bằng cấp hay trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí chức danh cần tuyển mới đƣợc cơ quan xem xét tuyển dụng, bố trí đảm nhiệm công việc.

Các yếu tố tiếp theo có tác động đến sự hài lòng trong công việc của CCNLĐ cấp xã thuộc huyện Phù Cát lần lƣợt là Đồng nghiệp, Thu nhập, Lãnh đạo, Phúc lợi. Có thể thấy, yếu tố Thu nhập và Phúc lợi không phải là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng mạnh đến sự hài lòng trong công việc, mặc dù chúng có mức độ đánh giá hài lòng khá thấp (Thu nhập ở mức đánh giá 3,58 điểm và Phúc lợi với mức 3.69 điểm). Đặc biệt, biến quan sát “Thu nhập đủ để đảm bảo cho cuộc sống” là biến có đánh giá mức độ hài lòng ít nhất (chỉ 3,4 điểm). Trên thực tế, các chính sách lƣơng thƣởng và phúc lợi mà CCNLĐ các cơ quan nhà nƣớc đƣợc hƣởng theo quy định khác thấp, chƣa phản ánh đúng kết quả thực hiện công việc, mức thu nhập vẫn chƣa thể đảm bảo đƣợc chi phí hàng ngày của họ, công chức vẫn chƣa thể hoàn toàn sống dựa vào thu nhập từ công việc mình đảm nhiệm ở cơ quan, đơn vị, nên họ thƣờng ít cảm thấy hài lòng. Tuy nhiên, bên cạnh thu nhập, CCNLĐ còn đƣợc hƣởng các khoản phúc lợi nhƣ đƣợc tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đầy đủ, đƣợc sự hỗ trợ từ công đoàn cơ quan, đó cũng là động lực thúc đẩy CCNLĐ cống hiến hết sức vì công việc.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng yếu tố Điều kiện làm việc không có tác động đến sự hài lòng trong công việc của CCNLĐ cấp xã thuộc huyện Phù Cát, kết quả này tƣơng đồng với nghiên cứu trƣớc đây của Trần Kim Dung (2005), Võ Thị Ngọc Quyên (2016), Đỗ Thị Xuân Hà (2018), Vũ Ngọc Minh Châu (2018), Nguyễn Hòa Hiệp (2020). Tuy nhiên kết quả này khá khác biệt với các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hòa (2013), Beheshta (2014). Xét trên góc độ thực tiễn ở địa phƣơng,

CCNLĐ công tác tại các xã, thị trấn đều đƣợc trang bị các điều kiện để thực thi công vụ phù hợp với tính chất, đặc thù của từng vị trí việc làm. Điều kiện làm việc của từng đơn vị đều đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo phân bổ nhƣ nhau theo đúng quy định của pháp luật, do đó không có ảnh hƣởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức cấp xã.

Ngoài ra, từ kết quả kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng trong công việc giữa các biến định tính (biến nhân khẩu), ta thấy chỉ có sự khác biệt giữa những nhóm có trình độ học vấn khác nhau với sự hài lòng trong công việc. Nhóm có trình độ học vấn càng cao, mức độ hài lòng trong công việc càng cao. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Thị Xuân Hà (2018) về sự hài lòng của cán bộ, công chức cấp phƣờng tại Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Không có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo giới tính, thâm niên công tác, nhóm tuổi, vị trí công tác.

Kết quả này có ý nghĩa quan trọng, cần lƣu ý khi đề xuất các hàm ý chính sách quản trị nhằm gia tăng sự hài lòng trong công việc của CCNLĐ.

Bảng 4.33: Thống kê kết quả trung bình

Nhân tố

hiệu Nội dung

TB biến TB nhân tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến

ĐTT1 Cơ quan luôn tạo cơ hội đào tạo nâng cao kiến

thức và kỹ năng làm việc 4.02

3.9 ĐTT2 Đƣợc cơ quan đào tạo đầy đủ các kỹ năng theo

đúng vị trí việc làm 3.90

ĐTT3 Các chính sách về thăng tiến là rõ ràng, công

khai 3.94

ĐTT4 Cơ hội thăng tiến cho ngƣời có năng lực 3.74

Bản chất công việc BCV2 Công việc có tính thử thách 4.01 3.99 BVC3 Công việc cho phép sử dụng tốt các năng lực cá

nhân 4.02

BCV4 Công việc phù hợp với trình độ chuyên môn 3.97

BCV5 Công việc rất thú vị 3.96

Nhân tố

hiệu Nội dung

TB biến

TB nhân tố nghiệp ĐNG2 Các đồng nghiệp phối hợp tố ttrong côngviệc 3.34

ĐNG3 Đồng nghiệp thân thiện, dễ gần 3.66 ĐNG4 Có sự đoàn kết cao trong cơ quan 3.59

Thu nhập

THU1 Thu nhập đƣợc trả đầy đủ và đúng hạn 3.53

3.58 THU2 Thu nhập đƣợc trả công bằng, thỏa đáng 3.63

THU3 Thu nhập tƣơng xứng với kết quả công việc 3.75 THU4 Thu nhập đủ để đảm bảo cho cuộc sống 3.40

Lãnh đạo

LĐA2 Luôn nhận đƣợc sự hỗ trợ của cấp trên khi cần

thiết 3.91

3.77 LĐA4 Lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của cấp dƣới 3.74

LĐA6 Sẵn sàng bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cấp

dƣới 3.83

LĐA7 Luôn đối xử công bằng với nhân viên cấp dƣới 3.26 LĐA8 Cấp trên có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều

hành 3.85

Phúc lợi

PLO1 Đƣợc tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

đầy đủ 3.763

3.69 PLO2 Luôn nhận đƣợc sự hỗ trợ từ công đoàn cơ quan 3.457

PLO3 Công việc ổn định trong tƣơng lai 3.699

PLO4 Các chế độ phúc lợi đƣợc thực hiện đầy đủ và

kịp thời 3.823

Chƣơng 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng đối với công việc của công chức, người lao động làm việc tại ủy ban nhân dân cấp xã huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)