Khung lý thuyết cho nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) và một số yếu tố liên quan trên thanh niên chưa kết hôn tỉnh yên bái năm 2017 (Trang 43 - 45)

Mô hình học thuyết HBM (Health Belief Model) là một trong các học thuyết đầu tiên về hành vi sức khỏe. Mô hình này được phát triển vào năm 1950 bởi một nhóm nhà tâm lý học xã hội ở Mỹ [15].

Áp dụng cho nghiên cứu

Áp dụng HBM để nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh TMBS như sau:

Tính nhạy cảm đề cập đến vấn đề ĐTNC phải tin rằng bất kể các cá nhân có thể mắc bệnh TMBS cũng như niềm tin rằng mọi người đều có khả năng sẽ vượt qua bệnh TMBS cho đứa con tương lai của họ. Để có được niềm tin ấy thì các yếu tố như kiến thức hiện tại vê bệnh TMBS và hiểu biết về tiền sử gia đình có thể ảnh hưởng đến niềm tin của ĐTNC rằng bản thân có dễ là người mang gen bệnh hay không hoặc con cái của họ có dễ mắc bệnh hay không.

34

Nhận thức về mức độ nghiêm trọng của bệnh TMBS đề cập đến nhận thức của ĐTNC về hậu quả khi mắc bệnh TMBS là như thế nào và hậu quả nghiêm trọng mang lại cho con của họ là ra sao, chẳng hạn như hậu quả của bệnh đe dọa tính mạng hay ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội. Để có nhận thức này, ĐTNC phải hiểu các kiến thức về bệnh, hậu quả của bệnh.

Theo HBM nếu một người nào đó tin rằng họ có thể sẽ là người lành mang gen bệnh và hiểu mức độ nghiêm trọng của việc sinh ra đứa trẻ với căn bệnh này thì người này sẽ nhận thức được hậu quả của bệnh. Và khi nhận thức được hậu quả đó, nó sẽ thúc đẩy để tăng khả năng một người sẽ cố gắng tìm kiếm kiến thức về bệnh, xét nghiệm khả năng mang gen bệnh TMBS, tư vấn di truyền, hoặc chẩn đoán trước sinh. Nhưng để thực hiện được hành vi phòng ngừa bệnh TMBS thì họ phải hiểu được lợi ích của các biện pháp đó đem lại cho họ là gì. Đó là nhận thức về lợi ích của việc thực hiện hành vi phòng bệnh.

Nhưng khi họ thực hiện hành vi phòng bệnh TMBS, họ có thể sẽ gặp nhiều rào cản ví dụ như kinh tế, quan điểm, phong tục tập quán nơi sinh sống làm họ khó khăn để thực hiện hành vi đó. Vì vậy người cán bộ y tế nên tìm hiểu các rào cản đó là gì để can thiệp giúp giúp cải thiện kiến thức và nhận thức và ngăn ngừa bệnh TMBS cho đứa con tương lai.

Sự thúc đẩy hay động lực để hỗ trợ thực hiện hành vi phòng bệnh đề cập đến việc nâng cao nhận thức về TMBS thông qua giáo dục, truyền thông, hoặc những tư vấn trực tiếp từ kinh nghiệm của gia đình có người mắc bệnh TMBS và điều này cũng ảnh hưởng đến nhận thức của ĐTNC về mối đe dọa của bệnh. Điều này cho thấy được vai trò của Điều dưỡng trong việc hỗ trợ người bệnh và người dân nâng cao kiến thức, thái độ về bệnh là rất quan trọng từ đó mới có thực hành tốt để phòng ngừa bệnh TMBS.

Từ tổng quan tài liệu và áp dụng học thuyết HBM, nghiên cứu viên đưa ra được khung lý thuyết cho nghiên cứu như sau:

35

Đặc điểm nhân khẩu học: Tuổi, giới, dân tộc, trình độ văn hóa, quê quán, nghề nghiệp, tiền sử gia đình

Sơ đồ 1. 2. Khung lý thuyết cho nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) và một số yếu tố liên quan trên thanh niên chưa kết hôn tỉnh yên bái năm 2017 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)