Đóng góp của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) và một số yếu tố liên quan trên thanh niên chưa kết hôn tỉnh yên bái năm 2017 (Trang 46)

Kết quả nghiên cứu về thực trạng về kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh tan máu bẩm sinh tại tỉnh Yên Bái là cơ sở để có cái nhìn bao quát ban đầu về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh TMBS ở người dân tại khu vực Miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. Đó sẽ là cơ sở để xây dựng các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe của điều dưỡng viên nói riêng, của ngành Y tế và các ban ngành khác trong tỉnh nói chung.

Bên cạnh đó, mục tiêu của nghiên cứu là xác định mối liên quan của một số yếu tố nhân khẩu học với kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh TMBS của người dân. Kết quả nghiên cứu hi vọng sẽ chỉ ra các đối tượng có nguy cơ yếu kém về kiến thức, thái độ, thực hành, cũng như chỉ ra được yếu tố nào có thể là yếu tố đích mà các chương trình can thiệp sau này nên hướng đến nhằm cải thiện tình trạng yếu kém đó.

37

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là người dân sống tại tỉnh Yên Bái trong độ tuổi thanh niên chưa kết hôn (từ đủ 16 đến 30 tuổi theo luật thanh niên số 53/2005/QH11) đồng ý tham gia nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ: có khiếm khuyết về khả năng nghe, nhìn và viết, không đồng ý tham gia nghiên cứu

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 8/2016 đến tháng 8/2017. Trong đó thời gian thu thập số liệu: từ tháng 03/2017 đến tháng 6/2017

Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Yên Bái

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.4. Cỡ mẫu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang:

Z21-/2 pq n = ---

d2

p là tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh TMBS, do không tìm thấy có nghiên cứu nào có đặc điểm xã hội gần tương đồng với Yên Bái nên lấy p=0,5

q=1-p

d: Khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu nghiên cứu và tỷ lệ của quần thể. Lấy d= 0,05 ứng với sai lệch là 5%

α: mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 0,05

Giá trị Z thu được từ bảng là 1,96, Như vậy n= 384

38

Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng được tóm tắt trong sơ đồ 2.1 Yên Bái bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (157 xã và 23 phường, thị trấn). Nghiên cứu viên tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên 2 huyện trong 7 huyện của tỉnh, bốc thăm ngẫu nhiên được huyện Văn Yên và Lục Yên . Như vậy có 4 địa điểm gồm thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Yên và Lục Yên. Từ mỗi địa điểm đó, nghiên cứu viên chọn ngẫu nhiên 1 phường hoặc xã, thị trấn. Các xã phường chọn được bao gồm: Phường Hợp Minh, Pú Trạng, xã Minh Xuân, Mậu Đông. Từ các phường và xã, nghiên cứu viên chọn ngẫu nhiên các tổ và thôn sao cho đủ 100 ĐTNC cho mỗi tổ và mỗi xã.

Tổng số đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu là 395 người, nhà nghiên cứu thu về được 395 phiếu. Tuy nhiên có 10 phiếu không hợp lệ. Do đó, thực tế đưa vào nghiên cứu chỉ có 385 đối tượng.

39

Sơ đồ 2. 1. Sơ đồ quy trình chọn mẫu

Tỉnh Yên Bái Thành phố Yên Bái (17 xã phường) Thị Xã Nghĩa Lộ (4 phường) Huyện Văn Yên (25 xã, thị trấn) Huyện Lục Yên (23 xã, thị trấn) Ngẫu nhiên một phường/xã Phường Hợp Minh (9 tổ dân phố) Phường Pú Trạng (24 tổ dân phố) Xã Mậu Đông (13 thôn bản) Xã Minh Xuân (21 thôn bản) Ngẫu nhiên các thôn/ tổ Tổ 3,5,8,9 Tổ 1,2,5,6 Thôn 2,9,10 Thôn 10,11 100ĐTNC 99ĐTNC 98ĐTNC 98ĐTNC

40

2.6. Phương pháp thu thập số liệu:

Thu thập số liệu bằng phương pháp phiếu hỏi tự điền Bước 1: Tập huấn cho nhóm điều tra viên:

Số lượng gồm 7 người, là Điều dưỡng, Bác sỹ (phụ lục V) Người tập huấn là nghiên cứu viên chính.

Nội dung tập huấn: Giải thích nội dung của bộ công cụ, cách thức thu thập số liệu, sử dụng phiếu điều tra. Sau đó, nghiên cứu viên chính sẽ cùng với nhóm điều tra viên cùng thực hiện khảo sát trên một nhóm ĐTNC để nhóm điều tra viên hiểu về cách thức thu thập số liệu.

Bước 2: Người thu thập số liệu gặp tổ trưởng tổ dân phố hoặc trưởng thôn, giới thiệu bản thân, vị trí công tác, mục địch nghiên cứu và xin xác nhận tổ trưởng chấp nhận cho thực hiện khảo sát và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, trật tự tại phố, thôn. Xin danh sách của các gia đình có con trong độ tuổi thanh niên chưa kết hôn (nếu có).

Bước 3: Vào các ngày trong tuần lúc 11h30 đến 12h30 và từ 16h đến 19h đến gặp các hộ gia đình trong phố, thôn mà có đối tượng trong độ tuổi quy định. Điều tra viên sẽ giới thiệu bản thân, mục đích nghiên cứu, và xin sự đồng thuận của đối tượng. Nếu ĐTNC chấp nhận với bản đồng thuận thì điều tra viên sẽ phát phiếu và hướng dẫn ĐTNC cách hoàn thành phiếu.

41

2.7. Các biến số nghiên cứu:

STT Tên biến Định nghĩa biến Phân loại biến

I. Đặc điểm nhân khẩu học:

Là đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Biến độc lập

1 Tuổi Biến rời rạc

2 Giới Biến định danh

3 Dân tộc Biến định danh

4 Trình độ văn hóa Biến thứ tự

5 Thường trú Biến định danh

6 Nghề nghiệp Biến định danh

7 Tiền sử gia đình có người

mắc TMBS

Biến nhị phân

II. Kiến thức về bệnh Mức độ hiểu biết về bệnh tan

máu bẩm sinh của ĐTNC

Phụ thuộc Định tính Biến thứ tự

III Thái độ về bệnh Quan điểm của ĐTNC về

phòng bệnh tan máu bẩm sinh

Phụ thuộc Định tính Biến thứ tự

IV Thực hành về phòng bệnh Là hành vi mà ĐTNC thực hiện nhằm phòng không sinh ra trẻ mắc bệnh thalassemia. Cách ĐTNC sẽ xử lý trước các tình huống giả định liên quan đến bệnh tan máu bẩm sinh

Phụ thuộc Định tính Biến thứ tự

V Nguồn thu nhận thông tin Là nơi mà ĐTNC tìm hiểu

hay nhận thông tin về bệnh

42

2.8. Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá Bộ công cụ cho nghiên cứu (phụ lục II): Bộ công cụ cho nghiên cứu (phụ lục II):

Do không có bộ công cụ nào phù hợp nên trong nghiên cứu này bộ công cụ được xây dựng dựa trên một số bộ công cụ đã được sử dụng trong nghiên cứu trên thế giới và trong nước cùng với tài liệu về bệnh Thalassemia của Nguyễn Anh Trí [4]

Phần kiến thức về bệnh: Tham khảo bộ công cụ của Maheen Humaira nghiên cứu đánh giá kiến thức của cha mẹ về bệnh tan máu bẩm sinh tại Karachi, Pakistan năm 2015 [19]; Bộ công cụ của Ya-Ling Lee và các cộng sự nghiên cứu tại Đài Loan về kiến thức và điều trị bệnh tan máu bẩm sinh thể nặng trên người bệnh và mẹ của họ [18].

Phần thái độ phòng bệnh: Tham khảo bộ công cụ trong nghiên cứu của Miri- Moghaddam nghiên cứu về kiến thức, thái độ về bệnh tan máu bẩm sinh của sinh viên trường trung học phổ thông tại phía Đông Nam của Iran [23].

Phần thực hành về phòng bệnh: Bộ công cụ của Ngô Mạnh Quân cùng các cộng sự nghiên cứu về KAP của người đăng ký kết hôn tại quận Hoàn Kiếm năm 2012 [7]. Tài liệu về bệnh thalassemia dành cho cán bộ y tế của Nguyễn Anh Trí (Chương 3: Triệu chứng lâm sàng; Chương 8: Chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân thalassemia; Chương 9:

Phòng bệnh thalassemia) [4].

Mô tả về các bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu này như sau:

Phần 1: Đặc điểm nhân khẩu học:

Bao gồm các thông tin liên quan đến tuổi, giới, dân tộc, trình độ văn hóa, quê quán, nghề nghiệp, tiền sử gia đình với bệnh tan máu bẩm sinh của người bệnh.

Tuổi: Được tính theo đơn vị năm. Giới: Chia thành 2 nhóm nam, nữ Dân tộc: Gồm có dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số

Trình độ văn hóa: trình độ văn hóa là trình độ đào tạo cao nhất của đối tượng nghiên cứu đã có được ở thời điểm phỏng vấn.

43

Tiền sử gia đình với bệnh tan máu bẩm sinh của ĐTNC: Chia thành có/không

Phần 2: Kiến thức về bênh

Gồm 21 câu hỏi liên quan đến sự hiểu biết của người dân về bệnh tan máu bẩm sinh: Cách trả lời: Đúng, sai và không biết

Cách cho điểm: 1 điểm cho mỗi câu trả lời đúng, 0 điểm cho câu mỗi câu trả lời sai và không biết. Điểm kiến thức là tổng điểm cho các câu trả lời đúng, điểm tối đa là 21 điểm điểm càng cao thể hiện kiến thức càng tốt.

Biến kiến thức về bệnh được chia thành 2 mức độ theo đề tài nghiên cứu của Ngô Mạnh Quân tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội năm 2012 [7].

Kiến thức đạt về bệnh: điểm số ≥15 điểm Kiến thức không đạt: điểm số < 15 điểm

Phần 3: Thái độ về phòng bệnh TMBS

Gồm 6 câu hỏi liên quan đến thái độ của người dân về phòng bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách trả lời theo thang điểm likert có 4 mức độ từ rất đồng ý đến rất không đồng ý. Cách cho điểm: từ 4 cho đến 1 điểm cho mỗi câu trả lời theo mức thái độ tích cực nhất đến thái độ không tích cực. Câu hỏi có điểm số từ 3 điểm trở lên là có thái độ tích cực phòng bệnh. Điểm thái độ là tổng điểm của 6 câu hỏi, điểm tối đa là 24 điểm, điểm càng cao thể hiện thái độ phòng bệnh càng tích cực

Chia thành 2 mức thái độ: Thái độ tích cực: ≥ 18 điểm Thái độ không tích cực: < 18 điểm

Phần 3: Thực hành về phòng bệnh

Gồm 4 câu hỏi về hành vi thực hiện phòng bệnh và 3 tình huống liên quan đến hành vi kiểm tra để xác nhận nguy cơ sinh con bị bệnh tan máu bẩm sinh của đối tượng nghiên cứu. 3 tình huống này nghiên cứu viên đưa vào không dùng để xử lý thông kê mà chỉ dùng nó để làm giàu thêm kết quả nghiên cứu và nhấn mạnh

44

thêm thái độ tích cực phòng bệnh của ĐTNC.

Đối với 4 câu hỏi về hành vi thực hành phòng bệnh Thalassemia với 2 cách trả lời đã từng và chưa bao giờ, nếu đã từng thì tìm hiểu từ nguồn nào hoặc thực hiện ở đâu. Biến thực hành về phòng bệnh nghiên cứu viên chia thành 2 nhóm: nhóm có ít nhất 2 hành vi thực hiện phòng bệnh thì được coi là nhóm có thực hành đạt. Nhóm còn lại là thực hành không đạt.

Nội dung 4 câu hỏi về hành vi thực hiện phòng bệnh có trả lời tìm hiểu thông tin từ nguồn nào và chia thành 3 nhóm nhân viên y tế, kênh truyền thông, gia đình và cộng đồng.

Kiểm tra tính giá trị của thang đo:

Quy trình kiểm tra tính giá trị của thang đo được thực hiện theo hướng dẫn của Denise F. Polit và cộng sự [13], [14]. Theo đó chỉ số hiệu lực (Content Validity Index (CVI) được sử dụng để đánh giá tính giá trị của thang đo. Nghiên cứu đã mời 05 chuyên gia am hiểu về vấn đề nghiên cứu kiểm tra độc lập tính giá trị về nội dung, ngôn ngữ và tiêu chí chấm điểm của thang đo được sử dụng (phiếu đánh giá tính giá trị của bộ công cụ với thang Likert 4 điểm tương ứng với 4 mức độ trong phụ lục VI). Các thành viên trong nhóm chuyên gia được lựa chọn gồm 2 thạc sỹ có kinh nghiệm lâu năm trong điều trị nhi khoa và 1 bác sỹ chuyên khoa I về lĩnh vực nhi khoa, 1 bác sỹ chuyên khoa I về lĩnh vực huyết học truyền máu, 1 Điều dưỡng trưởng khoa nhi. Các câu hỏi trong bộ câu hỏi sẽ được điều chỉnh cho phù hợp theo gợi ý của các chuyên gia.

Kết quả tại bảng trong phụ lục số VII, kết quả I-CVI dao động từ 0,6 đến 1. Chỉ số CVI trung bình chung của thang đo đạt 0,85 cao hơn so với mức tối thiểu là 0,78 mà Denise F. Polit đề xuất. Như vậy, thang đo bước đầu đạt yêu cầu về tính giá trị.

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Các thang đo tiến hành kiểm tra độ tin cậy gồm: Kiến thức về bệnh và thái độ về phòng bệnh, Thực hành phòng bệnh

45

Bước 1: Tiến hành điều tra trên 30 đối tượng thuộc địa bàn nghiên cứu bằng các bộ câu hỏi trên.

Bước 2: Quản lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.

Bước 3: Sử dụng hệ số Cronback’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của các thang đo. Kết quả hệ số Cronback’s Alpha của kiến thức = 0,7; của thái độ = 0,7. Thực hành = 0,6. Theo tác giả Stanley F. Slater, hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo không nên thấp hơn 0,6 với các bộ công cụ mới được xây dựng. Do đó, bộ công cụ này đạt yêu cầu về độ tin cậy.

2.9. Phương pháp phân tích số liệu

Quản lý và xử lý làm sạch số liệu trên phần mềm Epidata Phân tích số liệu trên SPSS16.0

Sử dụng thuật toán thống kê mô tả, thống kê suy luận (test khi bình phương Chi square test hoặc Fisher’s exact test) với tỷ số chênh lệch (OR) và 95% khoảng tin cậy (CI) được tính toán. Giá trị p <0,05 được giải thích có ý nghĩa thông kê.

2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành sau khi được hội đồng nghiên cứu khoa học của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định thông qua và được sự đồng ý của ủy ban nhân dân xã, phường nơi nghiên cứu viên tiến hành nghiên cứu (phụ lục III, IV)

Đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện và ký xác nhận phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu (phụ lục I) và có quyền dừng tham gia nghiên cứu hoặc từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào mà không cần giải thích. Nghiên cứu viên không tiến hành bất kỳ can thiệp nào trên người tham gia nghiên cứu. Thông tin thu được chỉ phục vụ cho mục đích của nghiên cứu và được giữ bí mật.

2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số

Những sai số có thể gặp phải trong quá trình tiến hành nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu khác nhau về trình độ, dân tộc nên có thể có đối tượng không hiểu rõ được bảng hỏi.

46

Cách khắc phục: Nghiên cứu viên dùng từ dễ hiểu nhất cho việc xây dựng nội dung các câu hỏi hoặc giải thích cho ĐTNC hiểu bảng câu hỏi.

Nghiên cứu viên hoặc cộng tác viên không gặp được ĐTNC trực tiếp, có thể phát vấn qua điện thoại, điều này cũng có thể dẫn đến sai số do ĐTNC không muốn nghe điện thoại với thời gian dài, hoặc người phát vấn không nhìn được trực tiếp do đó có thể ĐTNC sẽ trả lời sai nội dung.

Cách khắc phục: Người phỏng vấn nên chọn thời điểm trong ngày mà ĐTNC không bận với công việc, và nếu có thể hẹn lịch gọi điện để ĐTNC chủ động thời gian cho cuộc phỏng vấn

Phương pháp thu thập số liệu là ĐTNC tự điền vì vậy đôi khi có thể ĐTNC muốn trả lời nhanh cho xong mà không xem xét kỹ câu hỏi.

Cách khắc phục: Nghiên cứu viên hoặc cộng tác viên chọn thời điểm đi điều tra thích hợp, cố gắng và giải thích ĐTNC hợp tác và trả lời trung thực chính xác bộ câu hỏi, thông báo khoảng thời gian hoàn thành bộ câu hỏi

Khi nhập liệu có thể xảy ra sai sót vì vậy nghiên cứu viên cần làm sạch dữ liệu trước khi xử lý và phân tích dữ liệu.

47

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3. 1. Đặc điểm về tuổi, giới tính, nơi sống, dân tộc của ĐTNC (n= 385)

Biến số Phân loại Tần số %

Tuổi Trung vị =20, mode = 20

Tuổi trung bình 21,4 ± 3,9 Giới tính Nam 162 42,1 Nữ 223 57,9 Nơi sống Thành thị 185 48,1 Nông thôn 200 51,9 Dân tộc Kinh Kinh 171 44,4 Thiểu số Tày 106 27,5 Dao 23 6,0 Mông 22 5,7 Thái 50 13,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) và một số yếu tố liên quan trên thanh niên chưa kết hôn tỉnh yên bái năm 2017 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)