Mối liên quan giữa các biến số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) và một số yếu tố liên quan trên thanh niên chưa kết hôn tỉnh yên bái năm 2017 (Trang 78 - 83)

4.3.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức bệnh Thalassemia

Khi phân tích mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học và kiến thức bệnh của ĐTNC bằng test khi bình phương, kết quả chỉ ra rằng có mối liên quan rất chặt chẽ và có ý nghĩa thông kê (p<0,05) về kiến thức bệnh với các nhóm có trình độ học vấn khác nhau. Nhóm có trình độ học vấn từ THPT trở lên có kiến thức đạt (12,5%) cao hơn gấp 4,86 lần nhóm có trình độ học vấn dưới THPT (2,9%). Như vậy ĐTNC có trình độ càng cao thì hiểu biết về bệnh càng cao, điều này cũng tương đồng với một số nghiên cứu: Nghiên cứu của Wong trên người dân tại Malaysia cho thấy có mối tương quan đồng biến giữa trình độ học vấn với kiến thức về bệnh có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [28]; Nghiên cứu của Maheen Humaira trên bố mẹ bệnh nhi cũng cho thấy các bậc cha mẹ có trình độ học vấn càng cao thì có điểm số trung

69

bình về kiến thức càng cao với p<0,05 (nhóm cha mẹ có TĐHV là cử nhân và thạc sỹ có điểm trung bình kiến thức là 22,6±2.8, nhóm từ lớp 9 đến lớp 12 có điểm trung bình 20,5±4.2) [19]; Nghiên cứu của Mausumi Basu cũng cho thấy có mối liên quan đồng biến có ý nghĩa thống kê với p<0,05 giữa kiến thức về bệnh với trình độ học vấn của ĐTNC (Nhóm có TĐHV từ đại học trở lên có kiến thức đạt chiếm 68.84 %, Nhóm có trình độ học vấn là THPT thì kiến thức đạt là 62.64%, THCS là 54.37%, Tiểu học là 41.18%) [22]; Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà năm 2014 trên người bệnh và bố mẹ bệnh nhi mắc bệnh tại bệnh viện huyết học truyền máu trung ương cũng cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa trình độ học vấn và nhận thức đầy đủ về bệnh, ĐTNC có trình độ học vấn từ THPT trở lên có tỷ lệ nhận thức đầy đủ cao hơn 2,182 lần so với nhóm có trình độ học vấn dưới THPT, với p<0,05 [5]. Điều này nói lên rằng khi thực hiện chương trình truyền thông chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đối tượng có trình độ học vấn dưới THPT.

Nhóm ĐTNC giới tính nữ có kiến thức đạt về bệnh (11,7%) cao hơn so với nhóm giới tính nam có kiến thức đạt về bệnh (7,4%), nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Maheen Humaira cho thấy có sự khác biệt về điểm số trung bình kiến thức giữa 2

nhóm giới tính nhưng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (Nam: 19,03±4.29

nữ: 18,78±4.51) [19]. Về trạng thái nghề nghiệp trong nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng ĐTNC đã đi làm có kiến thức đạt (10,8%) cao hơn không đáng kể so với nhóm còn đang đi học (8,9%), nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu nghiên cứu của Wong năm 2011 trên người dân tại Malysia cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa trạng thái việc làm với điểm trung bình kiến thức về bệnh, trong đó nhóm

đã đi làm có kiến thức trung bình cao hơn nhóm chưa đi làm (Đã đi làm: 12.01 ±

4.06, Chưa đi làm: 11.60 ± 3.98) [28].

Kết quả cũng chỉ ra rằng không có mối liên quan về kiến thức bệnh với nhóm dân tộc và nơi sống với p>0,05. Kết quả này khác so với nghiên cứu của Maheen Humaira có sự khác biệt về điểm số trung bình kiến thức giữa các dân tộc [19] và

70

nghiên cứu của Mausumi Basu cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05 giữa nơi sống với kiến thức về bệnh [22]. Điều này có thể do sự khác nhau về địa bàn nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu.

Một vấn đề rất được quan tâm trong nghiên cứu này đó là tiền sử gia đình của ĐTNC có người mắc bệnh thalassemia hay không mắc bệnh có liên quan đến kiến thức về bệnh hay không. Kết quả cho thấy nhóm ĐTNC có tiền sử gia đình mắc bệnh thì có kiến thức đạt về bệnh (17,4%) cao hơn 2 lần so với nhóm ĐTNC không có tiền sử mắc bệnh thì có kiến thức đạt về bệnh (9,4%), nhưng sự khác biệt này lại không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Cũng giống với nghiên cứu của Tahmineh Karimzaei và các cộng sự năm 2015 trên đối tượng là người được xác định là mang gen bệnh tại Iran kết quả cho thấy chỉ có 29% ĐTNC có kiến thức đúng về bênh [17]. Như vậy cho thấy rằng thực chất không phải những người mang gen bệnh hay những người có tiền sử gia đình mắc bệnh là đã có kiến thức đầy đủ về căn bệnh này. Điều này rất có ý nghĩa cho Điều dưỡng khi thực hiện truyền thông đặc biệt không được bỏ qua đối tượng có tiền sử gia đình mắc bệnh mà truyền thông nửa vời, hời hợt.

Như vậy thông qua kết quả trong nghiên cứu này, nghiên cứu viên thấy rằng nếu thực hiện chương trình truyền thông nâng cao kiến thức về bệnh cho người dân thì cần quan tâm nhiều hơn đối tượng có trình độ dưới THPT, không được chủ quan rằng những người đã mắc bệnh hay gia đình có người mắc bệnh thì kiến thức của họ tốt hơn nên không cần tư vấn kỹ, còn lại các đối tượng là nam nữ, đi làm hay chưa đi làm, dân tộc kinh hay thiểu số, thành thị hay nông thông đều cần được quan tâm như nhau.

4.3.2. Yếu tố liên quan đến thái độ phòng bệnh

Khi phân tích mối liên quan giữa 6 yếu tố về nhân khẩu học với thái độ phòng bệnh thalassemia của ĐTNC bằng test khi bình phương, kết quả chỉ ra rằng có 1 yếu tố là đặc điểm nơi sống giữa thành thị và nông thôn là không có mối liên quan với p>0,05. Còn lại 5 yếu tố nhân khẩu học có liên quan đến thái độ tích cực phòng bệnh có ý nghĩa thống kê với p<0,05 đó là: Giới tính (Nữ giới có thái độ tích

71

cực phòng bệnh cao hơn 1,57 lần nam giới), trạng thái nghề nghiệp (nhóm đang đi học có thái độ tích cực phòng bệnh cao hơn nhóm đã đi làm với tỷ xuất chênh OR là 0,58), dân tộc (nhóm dân tộc kinh có thái độ tích cực phòng bệnh cao hơn nhóm dân tộc thiểu số với OR là 0,45), trình độ học vấn (nhóm có trình độ học vấn từ THPT trở lên cao hơn 2 lần nhóm dưới THPT), tiền sử gia đình (nhóm có tiền sử gia đình mắc bệnh có thái độ tích cực phòng bệnh cao hơn 9,48 lần nhóm không có tiền sử gia đình mắc bệnh).

Nhưng khi đưa 5 yếu tố về nhân khẩu học có liên quan đến thái độ phòng bệnh vào mô hình hồi quy logictic để loại bỏ các yếu tố nhiễu nhằm xác định chính xác yếu tố nào có liên quan thật sự đến thái độ phòng bệnh. Kết quả phân tích từ mô hình hồi quy đa biến cho thấy có 4 yếu tố liên quan đến thái độ tích cực phòng bệnh đó là giới tính, dân tộc, tiền sử gia đình và trình độ văn hóa có mối liên quan đến thái độ tích cực phòng bệnh.

Nhóm nữ giới có thái độ tích cực hơn nam giới, kết quả này ngược lại so với nghiên cứu của Mausumi Basu đó là nam giới có thái độ tích cực hơn nữ giới có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [22] nhưng lại tương tự như nghiên cứu của Triệu Thị Biển (nhóm nữ giới có thái độ tích cực hơn nam giới có ý nghĩa thống kê với p<0,05) [4].

Nhóm có trình độ học vấn từ THPT trở lên có thái độ tích cực phòng bệnh cao hơn nhóm dưới THPT có ý nghĩa thống kê với p<0,05, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Ngô Mạnh Quân (nhóm THPT trỏ lên có thái độ tích cực phòng bệnh là 84,4%, nhóm dưới THPT là 68,9%, p<0,05) [7].

Nhóm dân tộc kinh và có tiền sử gia đình mắc bệnh có thái độ tích cực phòng bệnh cao hơn hẳn so với nhóm dân tộc thiểu số và không có tiền sử gia đình mắc bệnh có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Như vậy, từ kết quả phân tích này đã cho ta thấy rằng khi thực hiện chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe không chỉ cung cấp về mảng kiến thức bệnh mà còn cần nâng cao thái độ tích cực phòng bệnh của họ trong đó đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến nhóm đối tượng là nam giới có trình độ học vấn dưới THPT đặc biệt

72

là nhóm dân tộc thiểu số và có tiền sử gia đình mắc bệnh.

4.3.3. Yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh

Khi tìm hiểu các yếu tố nhân khẩu học của ĐTNC liên quan đến thực hành về phòng bệnh thalassemia của ĐTNC cho thấy nhóm giới tính nữ có thực hành đạt thấp hơn nam giới, nhóm đã đi làm có thực hành đạt cao hơn nhóm đang đi học, nhóm dân tộc kinh có thực hành đạt cao hơn nhóm dân tộc thiểu số, nhóm có trình độ học vấn từ THPT trở lên cao hơn nhóm dưới THPT, nhóm có nơi sống ở thành thị cao hơn nhóm nông thôn, tuy nhiên tất cả sự khác biệt này đều không mang ý nghĩa thống kê với p >0,05. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Lâm Thị Mỹ (nhóm ĐTNC có thực hành đúng và không đúng về các đặc điểm trình độ học vấn, nơi cư trú, nghề nghiệp không có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05)[7]. Nhưng khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà (nhóm dân tộc Kinh có thực hành đúng cao hơn 0,474 lần nhóm dân tộc thiểu số có ý nghĩa thống kê với p< 0.05) [5]. Sự khác biệt này có thể là do sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu, trong khi nghiên cứu này thì ĐTNC là thanh niên chưa kết hôn, nghiên cứu tại cộng đồng nhưng nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà thì nghiên cứu trên người bệnh và bố mẹ bệnh nhi mắc bệnh thalassemia vì vậy có thể dẫn đến sự khác nhau này.

Điều đáng quan tâm hơn nữa trong nghiên cứu này đã chỉ ra rằng có sự liên quan rất chặt chẽ giữa tiền sử gia đình với thực hành về phòng bệnh. Nhóm có tiền sử gia đình mắc bệnh có thực hành đúng về phòng bệnh (56,5%) cao hơn 24,84 lần so với nhóm không có tiền sử mắc bệnh thì có thực hành đúng về phòng bệnh (5%) có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Đây là điều rất tốt cho thấy những gia đình có tiền sử mắc bệnh đã phần nào nhận thức được cũng như có thái độ đúng đắn để phòng bệnh thalassemia cho các thế hệ sau.

Tóm lại khi thực hiện chương chình can thiệp để nâng cao hành vi phòng bệnh thalassemia cho đối tượng này, chúng ta không chỉ chú ý đến nhóm có tiền sử gia đình mắc bệnh mà cần phải chú ý đến tất cả các nhóm đối tượng cả kể là nam hay nữ, đi làm hay chưa đi làm, dân tộc kinh hay thiểu số, thành thị hay nông thôn

73

đều cần được quan tâm như nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) và một số yếu tố liên quan trên thanh niên chưa kết hôn tỉnh yên bái năm 2017 (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)