Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) và một số yếu tố liên quan trên thanh niên chưa kết hôn tỉnh yên bái năm 2017 (Trang 52 - 55)

Bộ công cụ cho nghiên cứu (phụ lục II):

Do không có bộ công cụ nào phù hợp nên trong nghiên cứu này bộ công cụ được xây dựng dựa trên một số bộ công cụ đã được sử dụng trong nghiên cứu trên thế giới và trong nước cùng với tài liệu về bệnh Thalassemia của Nguyễn Anh Trí [4]

Phần kiến thức về bệnh: Tham khảo bộ công cụ của Maheen Humaira nghiên cứu đánh giá kiến thức của cha mẹ về bệnh tan máu bẩm sinh tại Karachi, Pakistan năm 2015 [19]; Bộ công cụ của Ya-Ling Lee và các cộng sự nghiên cứu tại Đài Loan về kiến thức và điều trị bệnh tan máu bẩm sinh thể nặng trên người bệnh và mẹ của họ [18].

Phần thái độ phòng bệnh: Tham khảo bộ công cụ trong nghiên cứu của Miri- Moghaddam nghiên cứu về kiến thức, thái độ về bệnh tan máu bẩm sinh của sinh viên trường trung học phổ thông tại phía Đông Nam của Iran [23].

Phần thực hành về phòng bệnh: Bộ công cụ của Ngô Mạnh Quân cùng các cộng sự nghiên cứu về KAP của người đăng ký kết hôn tại quận Hoàn Kiếm năm 2012 [7]. Tài liệu về bệnh thalassemia dành cho cán bộ y tế của Nguyễn Anh Trí (Chương 3: Triệu chứng lâm sàng; Chương 8: Chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân thalassemia; Chương 9:

Phòng bệnh thalassemia) [4].

Mô tả về các bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu này như sau:

Phần 1: Đặc điểm nhân khẩu học:

Bao gồm các thông tin liên quan đến tuổi, giới, dân tộc, trình độ văn hóa, quê quán, nghề nghiệp, tiền sử gia đình với bệnh tan máu bẩm sinh của người bệnh.

Tuổi: Được tính theo đơn vị năm. Giới: Chia thành 2 nhóm nam, nữ Dân tộc: Gồm có dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số

Trình độ văn hóa: trình độ văn hóa là trình độ đào tạo cao nhất của đối tượng nghiên cứu đã có được ở thời điểm phỏng vấn.

43

Tiền sử gia đình với bệnh tan máu bẩm sinh của ĐTNC: Chia thành có/không

Phần 2: Kiến thức về bênh

Gồm 21 câu hỏi liên quan đến sự hiểu biết của người dân về bệnh tan máu bẩm sinh: Cách trả lời: Đúng, sai và không biết

Cách cho điểm: 1 điểm cho mỗi câu trả lời đúng, 0 điểm cho câu mỗi câu trả lời sai và không biết. Điểm kiến thức là tổng điểm cho các câu trả lời đúng, điểm tối đa là 21 điểm điểm càng cao thể hiện kiến thức càng tốt.

Biến kiến thức về bệnh được chia thành 2 mức độ theo đề tài nghiên cứu của Ngô Mạnh Quân tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội năm 2012 [7].

Kiến thức đạt về bệnh: điểm số ≥15 điểm Kiến thức không đạt: điểm số < 15 điểm

Phần 3: Thái độ về phòng bệnh TMBS

Gồm 6 câu hỏi liên quan đến thái độ của người dân về phòng bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách trả lời theo thang điểm likert có 4 mức độ từ rất đồng ý đến rất không đồng ý. Cách cho điểm: từ 4 cho đến 1 điểm cho mỗi câu trả lời theo mức thái độ tích cực nhất đến thái độ không tích cực. Câu hỏi có điểm số từ 3 điểm trở lên là có thái độ tích cực phòng bệnh. Điểm thái độ là tổng điểm của 6 câu hỏi, điểm tối đa là 24 điểm, điểm càng cao thể hiện thái độ phòng bệnh càng tích cực

Chia thành 2 mức thái độ: Thái độ tích cực: ≥ 18 điểm Thái độ không tích cực: < 18 điểm

Phần 3: Thực hành về phòng bệnh

Gồm 4 câu hỏi về hành vi thực hiện phòng bệnh và 3 tình huống liên quan đến hành vi kiểm tra để xác nhận nguy cơ sinh con bị bệnh tan máu bẩm sinh của đối tượng nghiên cứu. 3 tình huống này nghiên cứu viên đưa vào không dùng để xử lý thông kê mà chỉ dùng nó để làm giàu thêm kết quả nghiên cứu và nhấn mạnh

44

thêm thái độ tích cực phòng bệnh của ĐTNC.

Đối với 4 câu hỏi về hành vi thực hành phòng bệnh Thalassemia với 2 cách trả lời đã từng và chưa bao giờ, nếu đã từng thì tìm hiểu từ nguồn nào hoặc thực hiện ở đâu. Biến thực hành về phòng bệnh nghiên cứu viên chia thành 2 nhóm: nhóm có ít nhất 2 hành vi thực hiện phòng bệnh thì được coi là nhóm có thực hành đạt. Nhóm còn lại là thực hành không đạt.

Nội dung 4 câu hỏi về hành vi thực hiện phòng bệnh có trả lời tìm hiểu thông tin từ nguồn nào và chia thành 3 nhóm nhân viên y tế, kênh truyền thông, gia đình và cộng đồng.

Kiểm tra tính giá trị của thang đo:

Quy trình kiểm tra tính giá trị của thang đo được thực hiện theo hướng dẫn của Denise F. Polit và cộng sự [13], [14]. Theo đó chỉ số hiệu lực (Content Validity Index (CVI) được sử dụng để đánh giá tính giá trị của thang đo. Nghiên cứu đã mời 05 chuyên gia am hiểu về vấn đề nghiên cứu kiểm tra độc lập tính giá trị về nội dung, ngôn ngữ và tiêu chí chấm điểm của thang đo được sử dụng (phiếu đánh giá tính giá trị của bộ công cụ với thang Likert 4 điểm tương ứng với 4 mức độ trong phụ lục VI). Các thành viên trong nhóm chuyên gia được lựa chọn gồm 2 thạc sỹ có kinh nghiệm lâu năm trong điều trị nhi khoa và 1 bác sỹ chuyên khoa I về lĩnh vực nhi khoa, 1 bác sỹ chuyên khoa I về lĩnh vực huyết học truyền máu, 1 Điều dưỡng trưởng khoa nhi. Các câu hỏi trong bộ câu hỏi sẽ được điều chỉnh cho phù hợp theo gợi ý của các chuyên gia.

Kết quả tại bảng trong phụ lục số VII, kết quả I-CVI dao động từ 0,6 đến 1. Chỉ số CVI trung bình chung của thang đo đạt 0,85 cao hơn so với mức tối thiểu là 0,78 mà Denise F. Polit đề xuất. Như vậy, thang đo bước đầu đạt yêu cầu về tính giá trị.

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Các thang đo tiến hành kiểm tra độ tin cậy gồm: Kiến thức về bệnh và thái độ về phòng bệnh, Thực hành phòng bệnh

45

Bước 1: Tiến hành điều tra trên 30 đối tượng thuộc địa bàn nghiên cứu bằng các bộ câu hỏi trên.

Bước 2: Quản lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.

Bước 3: Sử dụng hệ số Cronback’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của các thang đo. Kết quả hệ số Cronback’s Alpha của kiến thức = 0,7; của thái độ = 0,7. Thực hành = 0,6. Theo tác giả Stanley F. Slater, hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo không nên thấp hơn 0,6 với các bộ công cụ mới được xây dựng. Do đó, bộ công cụ này đạt yêu cầu về độ tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) và một số yếu tố liên quan trên thanh niên chưa kết hôn tỉnh yên bái năm 2017 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)