Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Nước khoáng Quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần nước khoáng quy nhơn (Trang 43 - 46)

7. Bố cục đề tài

2.1.4.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Nước khoáng Quy

Quy Nhơn

Tổ chức quản lý kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nước khoáng Quy Nhơn được thể hiện cụ thể qua Sơ đồ 2.1.

Sơ đồ 2.1. Tổ chức quản lý kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nước khoáng - Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần Nước khoáng Quy Nhơn. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nhiệm vụ: thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát;

quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty; và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty.

- Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty Cổ phần Nước khoáng Quy Nhơn do Đại hội đồng cổ đông bầu ra với số lượng thành viên ít nhất là 05 người với nhiệm kỳ là 05 năm.

Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát hoạt động của Tổng Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty.

Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do pháp luật, Điều lệ Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định.

- Ban kiểm soát

Ban kiểm soát của Công ty Cổ phần Nước khoáng Quy Nhơn gồm 03 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05 năm.

Thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính, nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của cổ đông.

Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.

- Ban Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Tổng Giám đốc là người đại diện Pháp luật của Công ty, do Hội đồng quản trị bầu ra, có nhiệm kỳ là 05 năm.

- Giám đốc Chi nhánh : Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Chi nhánh, chịu trách nhiệm toàn diện về mọi kết quả hoạt động sản

xuất kinh doanh trước Tổng Giám đốc, HĐQT và trước pháp luật của Nhà nước về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh.

- Phó Giám đốc phụ trách Kỹ thuật: Chủ trì và tổ chức thực hiện quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện, bảo đảm chất lượng sản phẩm theo đúng tiến độ và chịu trách nhiệm quản lý công tác cơ điện, công nghệ trên cơ sở chiến lược SXKD chung của Chi nhánh.

- Phòng Tài chính-Kế toán: Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc Tài chính trong lĩnh vực: Quản lý điều hành nguồn vốn, tài sản và các chi phí phục vụ SXKD của Chi nhánh theo sự phân cấp của Công ty.

- Phòng Tổ chức - Hành chính: Là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp cho Ban Giám đốc Chi nhánh quản lý, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ như: Công tác tổ chức cán bộ, công tác lao động tiền lương, đào tạo, thi đua khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách cho người lao động. Tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, an ninh, trật tự, thực hiện công tác văn phòng, đối nội, đối ngoại, lễ tân, văn thư lưu trữ và quản lý thiết bị văn phòng,…

- Phòng Kế hoạch-Kinh doanh: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc Chi nhánh trong lĩnh vực đầu tư, liên doanh, liên kết, sản xuất kinh doanh; mua sắm trang thiết bị; vật tư và nguyên nhiên vật liệu theo kế hoạch SXKD dài hạn, ngắn hạn và hàng năm của Chi nhánh.

- Phòng Kỹ thuật-Công nghệ: Là phòng chuyên môn Kỹ thuật- Công nghệ tham mưu giúp giám đốc Chi nhánh, Phó Giám đốc phụ trách KT-CN trong lĩnh vực quản lý hệ thống kỹ thuật- công nghệ, thiết bị, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, môi trường.

- Phân xưởng Nấu –lên men: Tham mưu và giúp cho Giám đốc, P.Giám đốc KT-CN về quản lý điều hành hoạt động của phân xưởng. Trực tiếp thực

hiện vận hành máy móc thiết bị của hệ thống xử lý nước, nguyên liệu, xay nghiền, hệ thống thiết bị nhà nấu, lên men, lọc và hệ thống CIP. Kiểm soát toàn bộ các quá trình sản xuất của phân xưởng[3].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần nước khoáng quy nhơn (Trang 43 - 46)