7. Bố cục đề tài
2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất, việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí chưa đáp ứng được công tác KTQT chi phí tại Công ty.
Thứ hai, việc lập dự toán tại Công ty chưa được quan tâm đúng mức và chưa sát với thực tế. Mặc dù, so với các Công ty khác có cùng quy mô với Công ty Cổ phần Nước khoáng Quy nhơn đã xây dựng hệ thống dự toán khá tỷ mỷ. Nhưng việc lập dự toán của Công ty chỉ dựa vào kinh nghiệm nên việc cung cấp thông tin cung cấp cho nhà quản trị không hiệu quả và chưa kịp thời với yêu cầu thực tế.
Thứ ba, hiện nay tại Công ty việc tính giá thành thực hiện chưa chặt chẽ, chi phí tại Công ty chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa chi phí thực tế và dự toán, chưa chỉ ra được nguyên nhân của sự chênh lệch.
Thứ tư, hệ thống kế toán chủ yếu phục vụ cho công tác kế toán tài chính là chính, nên chưa cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ quản trị chi phí của Công ty.
Thứ năm, việc tập hợp chi phí chung rất khó để chi tiết cho từng sản phẩm, do đó việc phân loại chi phí sản xuất chung tại Công ty chưa phù hợp
với kế toán quản trị, chưa chỉ ra được chi phí nào là định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp
Nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Nước khoáng Quy Nhơn.
Một là, việc phân loại chi phí chung theo cách ứng xử của chi phí nhằm nâng cao chất lượng công tác KTQT chi phí sản xuất. Do đó, phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử của chi phí giúp cho nhà quản lý trong việc lập dự toán, kiểm soát và đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất.
Hai là, chưa có bộ phận Kế toán quản trị chuyên biệt để lập và quản lý dự toán, nhiệm vụ lập dự toán do kết hợp giữa Phòng kinh doanh và Phòng kế toán của Công ty. Nên các dự toán mang tính chủ quan, và dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu. Hiện nay, Công ty chưa xây dựng được cơ sở khách quan để lập các dự toán. Các dự toán định mức hao phí nguyên vật liệu, đơn giá nguyên vật liệu, dự toán hao phí nhân công, dự toán các khoản mục chi phí sản xuất chung còn dựa vào các số liệu quá khứ, ít có sự cập nhật. Dẫn đến chất lượng dự toán chi phí sản xuất chung tại Công ty rất kém.
Ba là, hiện nay tại Công ty việc tính giá thành thực hiện chưa chặt chẽ, chi phí sản xuất tại Công ty chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa chi phí thực tế và dự toán, chưa chỉ ra được nguyên nhân của sự chênh lệch. Trong khi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung của Công ty chưa sát với thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế tại Công ty.
Bốn là, việc tập hợp chi phí chung rất khó để chi tiết cho từng sản phẩm. Đặc biệt là khi nhận được nhiều sản phẩm một lúc việc tập hợp các chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, nhiên liệu, dịch vụ mua ngoài tại phân xưởng cho từng sản phẩm là rất khó khăn. Hơn nữa, lực lượng kế toán mỏng, cùng với việc chưa xây dựng được định mức hao phí khoa học cho các loại chi phí này dẫn
đến việc thực hiện theo dõi theo từng sản phẩm là rất khó khăn. Bên cạnh đó, việc phân loại chi phí chung tại Công ty chưa phù hợp với kế toán quản trị, chưa chỉ ra được chi phí nào là định phí, biến phí, chi phí hỗn hợp.
Năm là, lý do đầu tiên phải kể đến là do hệ thống kế toán chủ yếu phục vụ cho công tác kế toán tài chính là chính, nên kiểm soát chi phí cũng đi theo kế toán tài chính. Cách phân loại chi phí Công ty áp dụng trong quản trị chi phí cũng dựa theo cách phân loại truyền thống của kế toán tài chính. Theo quan điểm của nhà quản trị, cách làm này sẽ giúp công tác so sánh đối chiếu dễ dàng hơn. Lý do thứ hai, là do hạn chế về số lượng nhân sự. Số lượng nhân viên trong Phòng Kế toán có hạn, trong khi lượng nghiệp vụ chi tiết hàng ngày khá cao, nên hiện tại bộ phận kế toán tại Công ty không thể đảm đương thêm một hệ thống phân loại chi phí thứ hai phục vụ cho công tác kế toán quản trị chi phí.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Ở Chương này, luận văn đi sâu phân tích thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Nước khoáng Quy Nhơn. Tác giả đã khái quát tình hình tổ chức kinh doanh cũng như tình hình kế toán quản trị tại Công ty. Việc phân tích công tác kế toán quản trị được tiến hành qua các phần sau: phân loại chi phí, lập dự toán các loại chi phí, tập hợp chi phí cho các đối tượng chịu phí. Thông qua đó, tác giả chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế của công tác kế toán quản trị chi phí, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế này tạo tiền đề để đưa ra các đề xuất nhằm giúp Công ty hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí trong thời gian sắp tới tại Công ty Cổ phần Nước khoáng Quy Nhơn.
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC
KHOÁNG QUY NHƠN
3.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG QUY NHƠN 3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán quản trị chi phí
Hội nhập toàn cầu là một xu thế tất yếu, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững trong chính nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ thì phải vận hành các hoạt động một cách hữu hiệu và hiệu quả. Các doanh nghiệp cần công nghệ nhân lực và quản lý tiên tiến trên con đường phát triển của mình. Để đứng vững và tồn tại trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt này thì một trong những vấn đề sống còn của các doanh nghiệp là phải có hệ thống quản lý hiệu quả. Kế toán quản trị với vai trò là công cụ quản lý đã giải quyết được nhu cầu thông tin kinh tế trong tình hình mới. Trong đó, kế toán quản trị chi phí là một công cụ quản lý hữu hiệu nhằm kiểm soát một cách có hiệu quả chi phí của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết cho quá trình kiểm soát chi phí và ra quyết định kinh doanh. Chính vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến và từng bước hoàn thiện công tác kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng trong doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, tại Công ty Cổ phần Nước khoáng Quy Nhơn thông tin kế toán quản trị chi phí hiện nay vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu đó:
Thứ nhất, công tác kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp, là cầu nối giữa kế toán và quản trị. Song tại Công ty công tác này chưa được chú trọng thực sự. Số lượng ít cán bộ kế toán dẫn đến việc kế toán trưởng phải kiêm nhiệm công việc kế toán quản trị. Tuy lợi thế là người đứng đầu bộ máy kế toán và am hiểu sâu về các khoản mục
chi phí, nhưng vì lượng công việc quá nhiều đặt lên một chức danh dẫn đến chất lượng công tác kế toán quản trị chưa cao.
Thứ hai, yêu cầu quản trị chi phí của Công ty càng ngày càng tăng. Vì Công ty có bề dày lịch sử, thương hiệu được tin tưởng thì triển vọng phát triển sẽ lớn hơn trong tương lai. Quy mô tăng, thì yêu cầu quản trị chi phí cũng như kế toán quản trị sẽ tăng. Khi đó bộ máy kế toán quá nhỏ khó lòng đáp ứng kịp nhu cầu. Rộng ra trên quan điểm quản trị chiến lược, nó có thể là rào cản cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Thứ ba, tình hình thị trường biến động ảnh hưởng nhiều đến công tác dự toán. Đa phần các dự toán bộ phận Kế toán thực hiện gần như không phản ánh sát với thực tế. Kết quả này có thể ảnh hưởng đến vị trí của Công ty trong đàm phán thương mại với khách hàng, vì nhà quản lý không nắm được những khả năng chi phí có thể xảy ra.
Thứ tư, Thông tin do hệ thống KTQT chi phí hiện nay ở Công ty cung cấp không đáp ứng được yêu cầu kịp thời do các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành chỉ có được khi đã kết thúc kỳ kế toán.
Trong môi trường kinh doanh hiện nay, việc quản lý và kiểm soát chi phí là vấn đề mà các nhà quản trị luôn quan tâm để xác định đúng đắn kết quả và nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Do đó, việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí là yêu cầu cấp bách đối với Công ty Cổ phần Nước khoáng Quy Nhơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
3.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí
Thứ nhất, bộ máy kế toán quản trị phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất nước của Công ty. Phụ thuộc vào đặc điểm yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, của khách hàng mà các loại vật liệu, kỹ thuật xử lý khác nhau. Vì vậy, cùng một chủng loại sản phẩm, nhưng yêu cầu của
khách hàng có thể rất khác nhau, dẫn đến yêu cầu về nguyên vật liệu, nhân công cùng với các chi phí khác phải khác nhau. Chính vì vậy, mô hình kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cần phải được xây dựng phù hợp với quá trình sản xuất sản phẩm
Thứ hai, bộ máy kế toán quản trị phải đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của nhà quản trị và mục tiêu kiểm soát chi phí của Công ty. Thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Thông tin mà các nhà quản trị cần rất đa dạng, phục vụ việc ra nhiều loại quyết định khác nhau, từ việc điều hành các hoạt động sản xuất hàng ngày đến việc hoạch định các chiến lược phát triển, bởi vậy hệ thống kế toán quản trị chi phí phải đáp ứng được điều này.
Thứ ba, công tác kế toán quản trị phải kiểm soát tốt chi phí vì mọi doanh nghiệp muốn thành công đều phải thực hiện tốt vấn đề chi phí.
Thứ tư, đáp ứng mục tiêu hiệu quả và tiết kiệm. Hệ thống kế toán chi phí hiện nay tại Công ty chủ yếu là phục vụ cho mục đích của kế toán tài chính, phần kế toán quản trị chi phí hiện nay là hầu như chưa có. Chính vì vậy, việc xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí sản xuất sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể tới tổng thể hệ thống kế toán tại Công ty. Tuy nhiên, khi xây dựng bộ máy kế toán quản trị cần lưu ý vẫn phải giữ được mối quan hệ với kế toán tài chính để đảm bảo tính thống nhất, đơn giản mà hiệu quả khi thực thi.
3.2. NỘI DUNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG QUY NHƠN
3.2.1. Hoàn thiện phân loại chi phí phục vụ cho kế toán quản trị
Để tối đa hoá lợi nhuận, một vấn đề quan trọng của doanh nghiệp là phải kiểm soát chi phí sản xuất. Muốn vậy, Công ty phải nắm rõ kết cấu chi phí sản xuất của mình, biết được ưu và nhược điểm của nó để có những biện pháp thích hợp trong việc kiểm soát và cắt giảm chi phí sản xuất. Việc phân loại chi
phí theo cách ứng xử là một trong những cách phân loại cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho nhà quản trị đưa ra những quyết định trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử của chi phí giúp cho nhà quản lý trong việc lập dự toán, kiểm soát và đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất.
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí ở Công ty được chia thành 3 loại: Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Đối với Công ty Cổ phần Nước khoáng Quy Nhơn, chi phí được phân loại như sau:
- Chi phí NVLTT: Gồm các loại vật liệu sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm như: nước, đường, chất tạo ngọt, a xít thực phẩm, chất tạo màu, chất tạo mùi,... Khoản mục chi phí này là biến phí, nó phụ thuộc vào sản phẩm sản xuất.
- Chi phí NCTT: Gồm các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho công nhân. Công ty thực hiện trả lương theo sản phẩm sản xuất nên chi phí NCTT là biến phí.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm nhiều yếu tố có tính chất biến phí như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu phân xưởng, các yếu tố có tính chất định phí như là chi phí công cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí khác bằng tiền. Yếu tố có tính chất hỗn hợp gồm cả biến phí và định phí là chi phí dịch vụ mua ngoài.
Dưới đây là Bảng phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí tại Công ty Cổ phần Nước khoáng Quy Nhơn
Bảng 3.1: Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Các khoản chi phí Tài
khoản Biến phí Định phí Chi phí hỗn hợp 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 x
- Chi phí NVL chính 6211 x
- Chi phí NVL phụ 6212 x
2. Chi phí nhân công trực tiếp 622 x - Lương công nhân sản xuất 622 x - Các khoản trích theo lương 622 x
3. Chi phí sản xuất chung 627 x
- Chi phí nhân viên phân xưởng 6271 x - Chi phí vật liệu phân xưởng 6272 x
- Chi phí dụng cụ sản xuất 6273 x
- Chi phí khấu hao tài sản cố định 6274 x
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6277 x
- Chi phí bằng tiền khác 6278 x
(Nguồn: Phòng TC – KT Công ty cổ phần Nước khoáng Quy Nhơn) Trên cơ sở phân loại chi phí như trên tác giả lập bảng tổng hợp định phí và biến phí của Công ty trong quý 4/2018 như sau:
Bảng 3.2: Tổng hợp định phí và biến phí quý 4/2018
ĐVT: đồng
Khoản mục Biến phí Định phí Chi phí hỗn hợp Cộng 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 138.157.619.622 138.157.619.622 - Chi phí nguyên vật liệu chính 101.039.614.496 101.039.614.496 - Chi phí vật liệu phụ 37.118.005.126 37.118.005.126 2. Chi phí nhân công trực tiếp 5.770.067.500 5.770.067.500
- Tiền lương theo sản phẩm 4.653.280.242 4.653.280.242 - BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 1.116.787.258 1.116.787.258 3. Chi phí sản xuất chung 7.412.872.264 35.621.001.316 6.198.693.963 49.232.567.544 - Chi phí vật liệu 5.774.398.889 5.774.398.889 - Chi phí CCDC 1.638.473.375 1.638.473.375 - Chi phí khấu hao TSCĐ 35.621.001.316 35.621.001.316 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 5.345.318.391 5.345.318.391 - Chi phí khác bằng tiền khác 853.375.572 853.375.572
Bảng 3.3: Tổng hợp định phí và biến phí SX - Quý 4/2018
ĐVT: đồng
Khoản mục Biến phí Định phí Chi phí hỗn hợp Cộng 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 109.064.369.160 109.064.369.160 - Chi phí nguyên vật liệu chính 76.194.424.160 76.194.424.160 - Chi phí vật liệu phụ 32.869.945.000 32.869.945.000 2. Chi phí nhân công trực tiếp 5.746.801.098 5.746.801.098
- Tiền lương theo sản
phẩm 4.653.280.242 4.653.280.242 - BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 1.093.520.856 1.093.520.856 3. Chi phí sản xuất chung 48.221.576.452 1.697.372.222 1.772.242.688 51.691.191.362 - Chi phí vật liệu 41.953.941.110 41.953.941.110 - Chi phí CCDC 6.267.635.342 6.267.635.342
- Chi phí khấu hao TSCĐ 1.697.372.222 11.096.330.465 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.697.372.222 1.697.372.222 - Chi phí khác bằng tiền khác 74.870.466 74.870.466
(Nguồn: Phòng TC – KT Công ty cổ phần Nước khoáng Quy Nhơn)
Việc phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử của chi phí như trên tại