Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn tân phước (Trang 80)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.1. Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích

Khi phân tích HQKD, các nhà phân tích có thể tiếp cận nhiều cách khác nhau. Qua quá trình tìm hiểu về thực trạng phân tích HQKD tại Công ty TNHH Tân Phước cho thấy Công ty chỉ mới tiến hành đánh giá sơ bộ về hoạt động kinh doanh của Công ty qua những chỉ tiêu phản ánh kết quả mà chưa tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của HQKD bằng nhiều chỉ tiêu thích hợp. Mặt khác, các chỉ tiêu phân tích tại Công ty còn quá sơ sài và qua loa, không phản ánh đúng bản chất của HQKD, đồng thời cũng chưa có những chỉ tiêu phù hợp với ngành nghề kinh doanh cần phân tích như: hiệu quả hàng tồn kho; hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn; hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn; các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu ROA, ROE, ROS….

72

đang phân tích, tác giả đề xuất thêm một số chỉ tiêu phân tích tại Công ty TNHH Tân Phước như sau:

Bảng 3.1: Bảng các chỉ tiêu phân tích HQKD tại Công ty TNHH Tân Phƣớc do tác giả đề xuất

Tên chỉ tiêu Công thức xác định

I. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động

1. Sức sản xuất của tài sản theo giá trị sản xuất .

Tổng giá trị sản xuất trong kỳ Tổng tài sản bình quân trong kỳ 2. Sức sản xuất của chi phí hoạt

động theo giá trị sản xuất .

Tổng giá trị sản xuất trong kỳ Tổng chi phí hoạt động trong kỳ 3. Sức sản xuất của giá vốn hàng bán

theo giá trị sản xuất

Tổng giá trị sản xuất trong kỳ Giá vốn hàng bán trong kỳ 4. Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu

theo giá trị sản xuất trong kỳ

Tổng giá trị sản xuất trong kỳ Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ

II. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu năng hoạt động

1. Vòng quay hàng tồn kho

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc Doanh thu thuần

Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ 2. Số ngày hay 1 vòng quay hàng tồn

kho

360

Vòng quay hàng tồn kho

3. Vòng quay khoản phải thu

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc Doanh thu thuần

Giá trị các khoản phải thu bình quân trong kỳ 4. Số ngày một vòng quay khoản

phải thu

360

Vòng quay khoản phải thu

5. Vòng quay khoản phải trả

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc Doanh thu thuần

Giá trị các khoản phải trả bình quân trong kỳ 6. Số ngày một vòng quay khoản

phải trả

360

73

7. Vòng quay tài sản ngắn hạn

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc Doanh thu thuần

Giá trị tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ 8. Số ngày một vòng quay tài sản

ngắn hạn

360

Vòng quay tài sản ngắn hạn

9. Vòng quay tài sản dài hạn

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu thuần

Giá trị tài sản dài hạn bình quân trong kỳ 10. Số ngày một vòng quay

Tài sản dài hạn

360

Vòng quay tài sản dài hạn

11. Vòng quay vốn chủ sở hữu

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu thuần

VCSH bình quân trong kỳ 12. Số ngày một vòng quay vốn chủ

sở hữu

360

Vòng quay vốn chủ sở hữu

III. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động

1. Sức sinh lời của Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần

2. Sức sinh lời của Tài sản Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản bình quân trong kỳ

3. Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ

4. Sức sinh lời của tài sản dài hạn Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản dài hạn bình quân trong kỳ

5. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế

VCSH bình quân trong kỳ

( Nguồn: tác giả từ đề xuất)

3.2.2. Hoàn thiện phƣơng pháp phân tích

Qua thực trạng phân tích HQKD tại Công ty TNHH Tân Phước, tác giả nhận thấy phương pháp phân tích phổ biến mà Công ty sử dụng để phân tích

74

là phương pháp so sánh giản đơn, phương pháp phân tích tỷ lệ,… những phương pháp này mặc dù cũng đã cho phép đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu HQKD nhưng chưa cho thấy được các nhân tố cụ thể tác động đến các chỉ tiêu. Để bổ sung một số phương pháp giúp hoạt động phân tích HQKD của Công ty diễn ra trôi chảy và đánh giá được đầy đủ, chính xác các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh tại Công ty, tác giả đề xuất Công ty nên sử dụng thêm một số phương pháp phân tích sau:

- Áp dụng phương pháp loại trừ: phương pháp này giúp các nhà phân tích có thể đánh giá tác động của từng nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu, tùy trường hợp cụ thể có thể dùng một trong hai dạng của phương pháp này là phương pháp số chênh lệch hay phương pháp thay thế liên hoàn.

Lấy ví dụ chỉ tiêu “Hiệu suất sử dụng tổng tài sản” tại công ty TNHH Tân Phước, ta tính toán lại chỉ tiêu trên theo phương pháp thay thế liên hoàn, ta sẽ thấy được mỗi nhân tố sẽ tác động khác nhau đến hiệu suất sử dụng của tổng tài sản như sau:

Nếu ký hiệu:

- DTT0 và DTT1 lần lượt là doanh thu thuần năm 2015 và 2016.

- TTSBQ0 và TTSBQ1 lần lượt là giá trị tổng tài sản bình quân năm 2015 và 2016.

Căn cứ vào bảng số liệu bảng 3.2 (trang 76), áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu “hiệu suất sử dụng tổng tài sản”, ta có:

+ Ảnh hưởng của giá trị tổng tài sản bình quân đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

75 DTT TTSBQ DTT TTSBQ HTS = DTT0 - DTT0 = 345,679 - 345,679 = 0,35 vòng TTSBQ1 TTSBQ0 147,750 174,280

+ Ảnh hưởng của Doanh thu thuần đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản: HTS = DTT1 - DTT0 = 200,401 - 345,679 = - 0,98 vòng TTSBQ1 TTSBQ1 147,750 147,750

+ Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

HTS = HTS + HTS = 0,35 + (-0,98)= 0,63 vòng

Từ các kết quả tính toán trên có thể thấy rằng: giá trị tổng tài sản bình quân giảm đi làm hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng lên 0,35 vòng, trong khi đó DTT giảm đi đã tác động làm giảm hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2016 là 0,98 vòng so với năm 2015. Điều này cho thấy hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2016 giảm hơn so với năm 2015. Qua việc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn sẽ giúp Công ty thấy được nhân tố nào tác động làm ảnh hưởng tốt hay xấu đến HQKD của Công ty và góp phần cải thiện nhằm mục đích nâng cao HQKD. Ngoài ra, qua quá trình phân tích như trên, Công ty sẽ thấy được những điểm mạnh, điểm yếu thực sự của Công ty mình, góp phần làm chặt chẽ và logic hơn các kết luận phân tích khi liên kết các nhân tố trên những phương trình tính toán nêu trên.

- Áp dụng phương pháp phân tích Dupont: đây là phương pháp phân tích dựa vào mối liên hệ tác động qua lại giữa các chỉ tiêu HQKD dưới dạng một hàm số nhằm đánh giá sâu bản chất những biến động của các chỉ tiêu. Với phương pháp này, Công ty có thể xác định chính xác bộ phận còn yếu kém để ra quyết định hợp lý. Tác giả sử dụng phương trình Dupont để tính toán lại các chỉ tiêu ROA và ROE tại Công ty TNHH Tân Phước như sau:

+ Phương trình Dupont được thành lập bằng cách biến đổi chỉ tiêu “Sức sinh lời của tài sản” (ROA) như sau:

76 ROA = LNST = DTT x LNST = HTS x ROS TSbq TSbq DTT

Trong đó: LNST: Lợi nhuận sau thuế DTT: Doanh thu thuần

TSbq: Tổng tài sản bình quân HTS: Số vòng quay tổng tài sản ROS: Sức sinh lời của DTT

Tác giả tính toán lại các chỉ tiêu trong phương trình Dupont của ROA tại Công ty TNHH Tân Phước như sau:

Bảng 3.2: Bảng tính lại các chỉ tiêu trong phƣơng trình Dupont của ROA tại Công ty TNHH Tân Phƣớc

Stt Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016

Chênh lệch năm 2016 so với 2015

1 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 7,812 4,122 -3,69

2 Doanh thu thuần (tỷ đồng) 345,679 200,401 -145,278

3 Tổng tài sản bình quân (tỷ đồng) 174,280 147,750 -26,53

4 HTS = (2)/(3) (vòng) 1,98 1,35 -0,63

5 ROS = (1)/(2) 0,0225 0,0205 -0,0002

6 ROA = (1)/(3) 0,0448 0,0278 -0,017

(Nguồn: tác giả tính toán trên cơ sở tài liệu thu thập được)

Sau khi đã tính toán chỉ tiêu ROA được xây dựng dựa trên phương trình Dupont, áp dụng phương pháp số chênh lệch nhà phân tích có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của HTS và ROS đến sự biến động của ROA, căn cứ vào bảng số liệu 3.2 (trang 76), ta tính được :

+ Ảnh hưởng của mức biến động HTS đến mức biến động của ROA:

77

HTS

+ Ảnh hưởng của mức biến động ROS đến mức biến động của ROA:

ROAROS = HTS1 x (ROS1-ROS0) = 1,35 x -0,0002 = -0,00027 = -0,027% Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhận tố:

ROA = ROA + ROAROS = -0,15% + -0,027% = -0,177% Qua tính toán ta thấy rằng năm 2016, số vòng quay của tài sản giảm đi 0,63 vòng so với năm 2015 đã làm giảm đi 0,15 đồng lợi nhuận sau thuế từ việc sử dụng 100 đồng tài sản vào sản xuất kinh doanh; sức sinh lời của doanh thu thuần năm 2016 cũng giảm đi 0,02% so với năm 2015 đã làm cho 100 đồng tài sản mà Công ty sử dụng giảm đi 0,027 đồng lợi nhuận sau thuế. Để lý giải tại sao kết quả kinh doanh năm 2016 không hiệu quả bằng 2015 thì có rất nhiều lý do như các nhân viên phân tích tại Công ty đã đưa ra ở phần trên. Tuy nhiên, qua phương pháp này sẽ giúp cho Công ty nhìn nhận những nhân tố nào làm ảnh hưởng đến HQKD, tác động trực tiếp đên chỉ tiêu ROA để có những điều chỉnh thích hợp.

+ Phương trình Dupont được thành lập bằng cách biến đổi chỉ tiêu “Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu” (ROE) như sau:

ROE = LNST = LNST x TSbq = ROA x 1 VCSHbq TSbq VCSHbq VCSHbq/ TSbq

Trong đó: LNST: Lợi nhuận sau thuế TSbq: Tổng tài sản bình quân ROA: Sức sinh lời của tài sản

VCSHbq: Vốn chủ sở hữu bình quân TTT: Tỷ suất tự tài trợ

78

TT

TTT

Bảng 3.3: Bảng tính lại các chỉ tiêu trong phƣơng trình Dupont của ROE tại Công ty TNHH Tân Phƣớc

Stt Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016

Chênh lệch năm 2016 so

với 2015

1 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 7,812 4,122 -3,69

2 VCSH bình quân (tỷ đồng) 29,265 35,096 5,831

3 Tổng tài sản bình quân (tỷ đồng) 174,280 147,750 -26,53

4 ROA = (1)/(3) 0,0448 0,0278 -0,017

5 TTT = (2)/(3) 0,168 0,237 0,069

6 ROE=(1)/(2) 0,267 0,117 -0,15

(Nguồn: tác giả tính toán trên cơ sở tài liệu thu thập được)

Sau khi đã tính toán chỉ tiêu ROE được xây dựng dựa trên phương trình Dupont, áp dụng phương pháp số chênh lệch nhà phân tích có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của ROA và Tỷ suất tự tài trợ đến sự biến động của ROE, căn cứ vào bảng số liệu 3.3 (trang 78), ta tính được :

+ Ảnh hưởng của mức biến động ROA đến mức biến động của ROE:

ROEROA

= ROA1 - ROA0 = 0,0278 - 0,0448 = -0,101 = -10,1% TTT0 TTT0 0,168 0,168

+ Ảnh hưởng của mức biến động tỷ suất tự tài trợ đến mức biến động của ROE:

ROET

= ROA1 - ROA1 = 0,0278 - 0,0278 = -0,048 = -4,8% TTT1 TTT0 0,237 0,168

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhận tố ảnh hưởng

ROE = ROEROA + ROE = -10,1% + -4,8% = -14,9% Từ tính toán trên ta có thể thấy trong năm 2016 chỉ tiêu ROA giảm đi dẫn đến giảm 10,1 đồng lợi nhuận sau thuế trên 100 đồng vốn chủ sở hữu mà Công ty TNHH Tân Phước sử dụng vào sản xuất kinh doanh so với năm

79

2015, ngược lại sự tăng thêm của tỷ suất tự tài trợ lại làm giảm 4,8 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân xuất phát từ sự giảm đi của chỉ tiêu ROA đã trình bày ở trên và một nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ tiêu Tỷ suất tự tài trợ chính là do sự tăng lên về lượng vốn chủ sở hữu trong năm 2016 so với năm 2015. Điều này giúp cho Công ty giảm đi sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay. Tuy nhiên, sự gia tăng của tỷ trọng vốn chủ sở hữu sẽ làm giảm đi chỉ tiêu ROE, giảm HQKD.

- Áp dụng phương pháp đồ thị: theo tác giả để xem xét sự tăng trưởng HQKD được ổn định lâu dài, bên cạnh việc khai thác và sử dụng các năng lực sẵn có, đòi hỏi Công ty còn phải tìm mọi biện pháp để đảm bảo duy trì được nhịp điệu tăng trưởng và phát triển một cách đều đặn. Vì vậy, việc phân tích xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng là nội dung cần thiết trong phân tích HQKD của Công ty TNHH Tân Phước. Dựa vào số liệu tính toán và tổng hợp, tác giả đã phân tích xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng sức sinh lợi của doanh thu qua các năm của Công ty.

Bảng 3.4: Phân tích xu hƣớng và nhịp điệu tăng trƣởng sức sinh lợi của doanh thu qua các năm tại Công ty TNHH Tân Phƣớc.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 ROS Lần 0,0058 0,0056 0,0070 0,0181 0,0226 0,0205 Tốc độ tăng trưởng định gốc của ROS % 0 -3,044 21,712 212,525 289,085 254,164

Tốc tăng trưởng liên

hoàn của ROS % 0 -3,044 25,533 156,775 24,497 -8,975

(Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp dựa trên cơ sở dữ liệu của Công ty)

Từ số liệu tính toán được từ bảng trên, ta thiết lập đồ thị để phản ánh kết quả tính toán như sau:

80

Hình 3.1 : Xu hƣớng và nhịp điệu tăng trƣởng sức sinh lợi của doanh thu theo thời gian tại Công ty TNHH Tân Phƣớc

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, tính toán trên cơ sở dữ liệu của Công ty)

Tốc độ tăng trưởng định gốc của sức sinh lợi của doanh thu qua các năm của Công ty TNHH Tân Phước so với năm 2011, 2012 có sự biến động và ngày càng có xu hướng đi lên dần kể từ năm 2013. Cụ thể, năm 2012 tốc độ tăng trưởng định gốc của sức sinh lợi của doanh thu giảm so với năm 2011 là 3,04%, năm 2013 tốc độ tăng trưởng sức sinh lợi của doanh thu tăng so với năm 2011 là 21,712%, năm 2014 tốc độ tăng trưởng sức sinh lợi của doanh thu tăng rất mạnh so với năm 2011 là 212,52% và đột biến vào năm 2015 tăng 289,09 % so với năm 2011, vào năm 2016 tốc độ tăng trưởng sức sinh lợi của doanh thu so với năm 2011 là 254,16%. Qua đồ thị trên ta thấy tốc độ tăng trưởng sức sinh lợi của doanh thu của Công ty TNHH Tân Phước ngày càng tăng so với năm 2011 do chính sách kinh doanh của Công ty TNHH Tân Phước ngày càng phù hợp, hiệu quả trong giai đoạn này đều có sự tăng trưởng cơ bản về doanh thu do Công ty TNHH Tân Phước luôn chủ động nắm bắt thông tin chính xác, kịp thời về tình hình kinh doanh trong và ngoài nước, về

0.00 -3.04 21.71 212.52 289.09 254.16 0.00 -3.04 25.53 156.78 24.50 -8.98 -50 0 50 100 150 200 250 300 350 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng trưởng định gốc của ROS (%) Tốc tăng trưởng liên hoàn của ROS (%)

81

các khách hàng, về các đối thủ cạnh tranh,... qua đó đề ra được các chiến lược kinh doanh phù hợp nhất trong tương lai để tăng doanh thu, lợi nhuận và nâng cao HQKD cho Công ty.

Tốc độ tăng trưởng liên hoàn của sức sinh lợi của doanh thu qua các năm của Công ty TNHH Tân Phước so với năm trước có sự biến động tăng dần kể từ năm 2013. Cụ thể, năm 2012 tốc độ tăng trưởng sức sinh lợi của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn tân phước (Trang 80)