Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn tân phước (Trang 38)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.2.5. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu của DN bao gồm nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của DN, lợi nhuận chưa phân phối và các nguồn vốn khác như kinh phí xây dựng cơ bản,... Nguồn vốn này là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ tự chủ trong hoạt động tài chính. Các nhà đầu tư thường quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận trên vốn mà họ bỏ ra để để đầu tư, với mục đích tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn phát triển. Vì vậy, DN cần tính toán và xem xét hiệu quả sử dụng của vốn chủ sở hữu để trên cơ sở đó có những dự đoán tốt nhất về mức tăng lợi nhuận.

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu được thể hiện qua công thức sau [2, tr.333]:

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế

(1.8) Vốn chủ sở hữu bình quân

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại. Nếu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cao thì sẽ tạo nên sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, giúp DN có thể tìm được nguồn vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho tăng trưởng. Ngược lại, nếu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu thấp hơn mức bình quân trên thị trường thì chắc chắn DN sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn.

29

1.3. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Để tiến hành phân tích HQKD của DN, các nhà phân tích thường kết hợp sử dụng các phương pháp mang tính nghiệp vụ - kỹ thuật khác nhau như phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu,… Mỗi một phương pháp có những tác dụng khác nhau và được sử dụng trong từng nội dung phân tích khác nhau. Cụ thể [2, tr.16-44], [3, tr.14-23], [5, tr.17-31], [15, tr.12-21]:

1.3.1. Phƣơng pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích HQKD nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng vốn có của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn. Khi sử dụng phương pháp so sánh, các nhà phân tích thường chú ý một số vấn đề:

- So sánh với mục tiêu đánh giá:

+ Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu:

Để có thể so sánh được đòi hỏi chỉ tiêu nghiên cứu được phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.

+ Gốc so sánh:

Gốc so sánh được lựa chọn có thể là gốc về không gian hay thời gian, tuỳ thuộc vào mục đích phân tích. Về không gian, có thể so sánh đơn vị này với đơn vị khác, bộ phận này với bộ phận khác, khu vực này với khu vực khác,... Việc so sánh về không gian thường được sử dụng khi cần xác định vị trí, HQKD hiện tại của DN so với đối thủ cạnh tranh, so với số bình quân ngành, bình quân khu vực,... Khi so sánh về mặt không gian, điểm gốc và

30

điểm phân tích có thể đổi chỗ cho nhau mà không ảnh hưởng đến kết luận phân tích. Về thời gian, gốc so sánh được lựa chọn là các kỳ đã qua (kỳ trước, năm trước) hay kế hoạch, dự toán. Cụ thể:

Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích, gốc

so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước (năm trước). Lúc này sẽ so sánh trị số chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với trị số chỉ tiêu ở các kỳ gốc khác nhau;

Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, gốc so sánh

là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, tiến hành so sánh giữa trị số thực tế với trị số kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu.

+ Các dạng so sánh:

Các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối và so sánh với số bình quân.

So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên

khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc.

So sánh bằng số tương đối: khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Trong phân tích HQKD, các nhà phân tích thường sử dụng các loại số tương đối sau:  Số tương đối động thái: dùng để phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu và thường dùng dưới dạng số tương đối định gốc [cố định kỳ gốc: yi/y0 (i = 1, n)] và số tương đối liên hoàn [thay đổi kỳ gốc: y

(i + 1)/yi (i = 1, n)].

 Số tương đối kế hoạch: số tương đối kế hoạch phản ánh mức độ, nhiệm vụ mà DN cần phải thực hiện trong kỳ trên một số chỉ tiêu nhất định.

31

 Số tương đối phản ánh mức độ thực hiện: dùng để đánh giá mức độ thực hiện trong kỳ của DN đạt bao nhiêu phần so với gốc. Số tương đối phản ánh mức độ thực hiện có thể sử dụng dưới chỉ số hay tỷ lệ và được tính như sau:

Chỉ số (tỷ lệ %) thực hiện so với gốc của chỉ tiêu nghiên cứu =

Trị số chỉ tiêu thực hiện

x 100 (1.9)

Trị số chỉ tiêu gốc

So sánh với số bình quân: khác với việc so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối, so sánh bằng số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, của khu vực. Qua đó, các nhà quản lý xác định được vị trí hiện tại của DN (tiên tiến, trung bình hay yếu kém).

1.3.2. Phƣơng pháp loại trừ

Để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, người ta sử dụng phương pháp loại trừ tức là để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Đặc điểm của phương pháp này là luôn đặt đối tượng phân tích vào các trường hợp giả định khác nhau. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng mà sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch.

Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp xác định ảnh hưởng

của từng nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Đặc điểm và điều kiện áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn như sau:

32

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu;

- Mối quan hệ giữa chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng tích số hoặc thương số;

- Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo thứ tự nhân tố số lượng được xác định trước rồi mới đến nhân tố chất lượng; trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hoặc nhiều nhân tố chất lượng thì xác định nhân tố chủ yếu trước rối mới đến nhân tố thứ yếu sau;

- Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu một cách lần lượt. Cần lưu ý là có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần và nhân tố nào đã thay thế thì được giữ nguyên giá trị đã thay thế (kỳ phân tích) cho đến lần thay thế cuối cùng;

- Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố và so với số biến động tuyệt đối của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc.

Phương pháp thay thế liên hoàn có thể được khái quát như sau:

Chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu là Q và Q chịu ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, d. Các nhân tố này có quan hệ với Q và được sắp xếp theo thứ tự từ nhân tố số lượng sang nhân tố chất lượng, chẳng hạn Q = a.b.c.d. Nếu dùng chỉ số 0 để chỉ giá trị của các nhân tố ở kỳ gốc và chỉ số 1 để chỉ giá trị của các nhân tố ở kỳ phân tích thì Q1 = a1.b1.c1.d1 và Q0 = a0.b0.c0.d0.

Gọi ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, d đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu Q (ký hiệu là ∆ Q) lần lượt là ∆ a, ∆ b, ∆ c, ∆ d, ta có:

∆ Q = Q1 - Q0 = ∆ a + ∆ b + ∆ c + ∆ d Trong đó:

33 ∆ b = a1.b1.c0.d0 - a1.b0.c0.d0

∆ c = a1.b1.c1.d0 - a1.b1.c0.d0

∆ d = a1.b1.c1.d1 - a1.b1.c1.d0

Phương pháp số chênh lệch: là phương pháp cũng được dùng để xác

định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Điều kiện, nội dung và trình tự vận dụng của phương pháp số chênh lệch cũng giống như phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó (thực chất là thay thế liên hoàn rút gọn áp dụng trong trường hợp chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu có quan hệ tích số với các nhân tố ảnh hưởng). Dạng tổng quát của số chênh lệch như sau:

∆ Q = Q1 - Q0 = ∆ a + ∆ b + ∆ c + ∆ d Trong đó: ∆ a = (a1 - a0 )b0.c0.d0 ∆ b = (b1 - b0 )a1.c0.d0 ∆ c = (c1 - c0 )a1.b1.d0 ∆ d = (d1 - d0) a1.b1.c1

1.3.3. Phƣơng pháp chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu

Phương pháp này được sử dụng để chia nhỏ quá trình và kết quả chung thành những bộ phận khác nhau phục vụ cho việc nhận thức quá trình và kết quả đó dưới những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng trong từng thời kỳ. Trong phân tích, người ta thường phân chia chi tiết quá trình phát sinh và kết quả đạt được của hoạt động DN thông qua những chỉ tiêu kinh tế theo những tiêu thức sau:

- Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu: chia nhỏ chỉ

34

chi tiết này giúp nhà quản lý đánh giá được chính xác vai trò và vị trí của từng yếu tố trong việc hình thành kết quả và hiệu quả hoạt động chung của toàn DN.

- Chi tiết theo thời gian phát sinh quá trình và kết quả kinh tế: chia nhỏ

quá trình và kết quả theo trình tự thời gian phát sinh và phát triển. Việc chi tiết này sẽ giúp nhà quản lý nắm bắt được nhịp điệu, tốc độ tăng trưởng và xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu.

- Chi tiết theo không gian phát sinh của hiện tượng và kết quả kinh tế:

chia nhỏ qúa trình và kết quả theo địa điểm phát sinh và phát triển của chỉ tiêu nghiên cứu. Việc chi tiết này giúp nhà quản lý đánh giá được chính xác kết quả mà từng đơn vị, từng bộ phận, từng địa bàn đem lại trong kết quả chung của DN.

1.3.4. Phƣơng pháp liên hệ cân đối

Liên hệ, cân đối là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu, xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình hoạt động. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý đến các mối liên hệ mang tính nội tại, ổn định, chung nhất và được lặp đi lặp lại, các liên hệ ngược, liên hệ xuôi, tính cân đối tổng thể, cân đối từng phần... Vì vậy, khi sử dụng phương pháp này trong phân tích HQKD, các nhà phân tích cần thu thập được thông tin đầy đủ và thích hợp về các khía cạnh liên quan đến các luồng chuyển dịch giá trị và sự vận động của các nguồn lực trong DN.

1.3.5. Phƣơng pháp Dupont

Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Nhờ đó, phương pháp Dupont đã giúp cho nhà phân tích

35

xác định được những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn: tách hệ số khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) thành chuỗi các hệ số có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vận dụng trong phân tích ROE, mô hình Dupont có dạng như sau:

ROE = Tổng TS bình quân

x Doanh thu thuần

x Lợi nhuận sau thuế

(1.10) VCSH bình quân Tổng TS bình quân Doanh thu thuần

Trong đó:

(a): chính là biểu hiện của 1 trong 3 dạng của chỉ tiêu “Đòn bẩy tài chính”.

(b): chính là chỉ tiêu “Số vòng quay của tổng tài sản”.

(c): là chỉ tiêu “Sức sinh lợi của doanh thu thuần”. Vì thế công thức xác định ROE có thể viết dưới dạng sau:

ROE = Đòn bẩy tài chính x

Số vòng quay của tài sản x

Sức sinh lợi của

doanh thu thuần (1.10a) Hoặc: ROE = Đòn bẩy tài chính x ROA (1.10b)

Qua phương trình Dupont cho thấy sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính, số vòng quay tài sản và sức sinh lợi của doanh thu. Để tăng sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu thì vòng quay của tổng tài sản phải lớn, sức sinh lợi của doanh thu thuần cũng phải lớn, đồng thời đòn bẩy tài chính cũng phải cao nghĩa là mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu phải thấp, điều này làm tăng rủi ro tài chính vì phải sử dụng nhiều vốn vay. Do đó, DN cần phải xác định cơ cấu vốn hợp lý để đảm bảo khả năng tạo lợi nhuận của vốn chủ sở hữu ở mức độ phù hợp.

1.3.6. Các phƣơng pháp phân tích khác

Ngoài các phương pháp được sử dụng nêu trên, để thực hiện chức năng của mình, phân tích HQKD còn có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp

36

khác, như: phương pháp thang điểm, phương pháp đồ thị, phương pháp kinh nghiệm, phương pháp quy hoạch tuyến tính, phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng, phương pháp dựa vào ý kiến của các chuyên gia,... Mỗi một phương pháp được sử dụng tùy thuộc vào mục đích phân tích và dữ liệu phân tích.

1.4. TỔ CHỨC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP

Tổ chức phân tích HQKD là việc xác lập, tạo dựng các mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố phân tích, đối tượng phân tích, công cụ và kỹ thuật phân tích, nội dung phân tích theo một trật tự xác định để đánh giá được toàn diện HQKD của DN cũng như HQKD của từng hoạt động, từng yếu tố nguồn lực cụ thể. Từ đó, chỉ ra những lợi thế và biện pháp khai thác tốt lợi thế nhằm tạo ra giá trị kinh tế cao nhất cho DN. Tổ chức phân tích HQKD bao gồm ba bước: chuẩn bị phân tích, tiến hành phân tích và kết thúc phân tích [2, tr.35- 44], [3, tr.31-42], [13, tr.43-45], [14, tr.34-38]:

1.4.1. Công tác chuẩn bị phân tích

Chuẩn bị là một khâu công việc quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn tân phước (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)