Phân tích khả năng sinh lợi của doanh thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn tân phước (Trang 33 - 34)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.2.2. Phân tích khả năng sinh lợi của doanh thu

Khả năng tạo ra doanh thu của DN là những chiến lược dài hạn, quyết định tạo ra lợi nhuận và nâng cao HQKD. Song mục tiêu cuối cùng của các nhà quản trị không phải là doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế. Do vậy, để tăng lợi nhuận sau thuế cần phải duy trì tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí, khi đó mới có sự tăng trưởng bền vững. Mặt khác, chỉ

24

tiêu này cũng thể hiện trình độ kiểm soát chi phí của các nhà quản trị nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị trường. Khả năng sinh lợi của doanh thu được thể hiện qua chỉ tiêu “Sức sinh lợi của doanh thu” (ROS). Chỉ tiêu ROS được xác định theo công thức sau [2, tr.289]:

Sức sinh lợi của doanh thu thuần =

Lợi nhuận sau thuế

(1.1) Doanh thu thuần Doanh thu thuần

“Doanh thu thuần” ở đây chính là doanh thu thuần hoạt động kinh doanh, bao gồm doanh thu thuần bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu thuần hoạt động tài chính, thu nhập khác. Trong trường hợp doanh thu thuần hoạt động tài chính và thu nhập khác không đáng kể, có thể sử dụng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ để tính toán. Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần của DN. Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này mang giá trị dương có nghĩa là DN kinh doanh có lãi, trị số này càng lớn phản ánh HQKD của DN càng cao. Trị số này mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thu lỗ. Chỉ tiêu này phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, người ta thường so sánh chỉ tiêu này với bình quân của toàn ngành mà DN tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn tân phước (Trang 33 - 34)