Đánh giá kết quả phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn tân phước (Trang 74)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.3. Đánh giá kết quả phân tích

2.3.1. Các mặt đạt đƣợc

- Về tổ chức phân tích:

Công ty TNHH Tân Phước bước đầu đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích HQKD mặc dù chưa đầy đủ, cụ thể:

+ Công ty có tổ chức công tác phân tích HQKD qua các kỳ kinh doanh để đánh giá các mặt đạt được và những hạn chế.

+ Công tác phân tích kinh doanh tại Công ty được thực hiện dưới sự kiểm soát của Ban giám đốc. Phòng Tài chính - Kế toán thực hiện tổng hợp thông tin, phân tích các chỉ tiêu dựa trên Bảng cân đối kế toán, các báo cáo tài chính và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Về phương pháp phân tích:

Công ty TNHH Tân Phước đã thực hiện phân tích HQKD bằng phương pháp giản đơn là phương pháp so sánh các chỉ tiêu về HQKD giữa các kỳ kinh doanh khác nhau của công ty, phương pháp tỷ lệ. Đây là phương pháp đơn giản, dễ tính toán và tiết kiệm thời gian. Khi sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích, công ty chỉ thu được các kết luận về sự tăng giảm của HQKD của công ty mà không thể có được các kết luận chính xác về bản chất của nội dung phân tích.

66

- Về nguồn thông tin phục vụ phân tích:

Công ty đã sử dụng thông tin bên trong công ty như các thông tin từ bảng cân đối kế toán, các báo cáo tài chính và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ Phòng Tài chính - Kế toán,… để tiến hành làm nguồn thông tin đầu vào phục vụ quá trình phân tích.

- Về nội dung phân tích:

Công ty TNHH Tân Phước đã thực hiện được các nội dung phân tích khái quát HQKD và phân tích sức sinh lợi của các yếu tố đầu vào, đầu ra từ hoạt động kinh doanh để làm cơ sở báo cáo Ban giám đốc công ty.

- Về hệ thống chỉ tiêu phân tích:

Công ty TNHH Tân Phước đã có các chỉ tiêu phân tích khái quát HQKD, sức sinh lợi của tài sản, doanh thu, vốn chủ sở hữu,…

2.3.2. Các hạn chế

- Về tổ chức phân tích:

Công ty TNHH Tân Phước là công ty hoạt động với quy mô vừa và nhỏ; cho nên, tuy nhận thức được tầm quan trọng của việc phận tích HQKD nhưng chưa đầy đủ, dẫn đến quy trình phân tích chưa được tổ chức khoa học, cụ thể:

+ Hoạt động phân tích không thường xuyên, việc phân tích diễn ra khá tùy tiện, không được tổ chức thành một quy trình hợp lý, hệ thống chỉ tiêu phân tích còn chưa phản ánh hết đặc điểm ngành nghề của công ty và phương pháp phân tích còn giản đơn nên chưa làm rõ được bản chất của vấn đề cần phân tích.

+ Công tác phân tích HQKD lại được giao cho nhân viên kế toán kiêm nhiệm nên chưa đảm bảo độ tin cậy và đầy đủ của thông tin do qua trình phân tích cung cấp. Người cung cấp thông tin kế toán đồng thời là người thực hiện phân tích sẽ dẫn đến không đảm bảo tính khách quan của thông tin. Đồng thời

67

nhân viên phân tích còn thiếu chuyên môn trong việc nhận định, đánh giá toàn diện của công tác phân tích.

- Về phương pháp phân tích:

Vì công ty thực hiện chủ yếu là phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ nên ưu điểm của phương pháp này lại chính là hạn chế việc cung cấp thông tin cụ thể, chi tiết hóa về nội dung phân tích, số liệu của công ty chưa được so sánh với số liệu của các công ty trong ngành và của trung bình ngành, phương pháp sử dụng còn đơn điệu, không đánh giá được bản chất sự biến động của các chỉ tiêu nên các kết luận từ phân tích HQKD của Công ty chưa thực sự phục vụ hữu ích cho công tác quản lý và quyết định của Công ty. Đồng thời, phương pháp tỷ lệ mà công ty sử dụng bản chất là so sánh tương đối; điều này xuất phát từ hạn chế của nhân viên phân tích tại công ty.

- Về nguồn thông tin phục vụ phân tích:

Chất lượng thông tin không đảm bảo tính chính xác do trình độ của nhân viên các bộ phận trong Công ty và tính minh bạch của thông tin còn thấp vì nguồn thông tin này chủ yếu được thu thập từ bên trong công ty và có một số tài liệu đã bị điều chỉnh nên không thể đưa ra các nhận xét chính xác về HQKD của mình ở vị trí cao hay thấp trong ngành do Công ty chưa sử dụng thông tin bên ngoài DN. Mặt khác, các số liệu của Công ty chưa được kiểm toán bởi bất kỳ Công ty kiểm toán nào nên độ tin cậy không cao.

- Về nội dung phân tích:

Công ty ban đầu đánh giá khái quát HQKD nhưng còn thiếu các nội dung phân tích hiệu suất sử dụng chi phí hay các yếu tố đầu vào, phân tích tốc độ luân chuyển của chi phí, phân tích sức sinh lợi của chi phí và phân tích hiệu quả xã hội, chẳng hạn: thu nhập bình quân của người lao động, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước là các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả xã hội thu được khi Công ty kinh doanh có hiệu quả không hề đề cập trong nội dung

68

phân tích của Công ty; phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty rất sơ sài, chủ yếu phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản, không đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng từng loại tài sản, ngoài ra, còn thiếu phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay.

- Về hệ thống chỉ tiêu phân tích:

Công ty còn thiếu các chỉ tiêu phân tích liên quan đến chi phí, chỉ mới đề cập đến hiệu quả mà chưa đề cập đến hiệu suất, hiệu năng và các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phân tích chính; vì vậy chưa có sự liên hệ về mặt bản chất của các chỉ tiêu. Thêm vào đó, hệ thống chỉ tiêu phân tích HQKD được xây dựng tùy thuộc vào mục đích phân tích của Ban giám đốc và các nhà quản lý nên còn mang tính chủ quan, hệ thống chỉ tiêu phân tích cũng như cách xác định các chỉ tiêu chưa thống nhất; đồng thời chưa phân tích được mối liên hệ giữa các chỉ tiêu HQKD. Mặt khác, có một số chỉ tiêu tử số sử dụng số liệu thời kỳ trong khi mẫu số lại sử dụng số liệu thời điểm là cuối kỳ kế toán nên cho kết quả không chính xác và sẽ gây khó khăn khi so sánh với các công ty khác trong cùng ngành.

69

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày sơ lược về Công ty TNHH Tân Phước bao gồm những nội dung về lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh cùng với vai trò và xu thế phát triển của Công ty.

Đồng thời, tác giả đã tổng hợp thực trạng phân tích tại Công ty TNHH Tân Phước trên các khía cạnh đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh và đi sâu vào đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, chi phí, sinh lợi của doanh thu và của vốn chủ sở hữu tại Công ty.

Qua mô tả thực trạng phân tích về HQKD tại công ty TNHH Tân Phước cho thấy công ty còn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi quy mô của DN là quy mô vừa và nhỏ; do đó công tác phân tích chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức một phần xuất phát từ các hiểu biết về HQKD chưa đầy đủ của nhân viên phân tích cũng như giới hạn về điều kiện phân tích. Thông qua thực trạng phân tích, tác giả đã đánh giá khái quát HQKD của công ty, nắm được các phương pháp phân tích mà Công ty sử dụng như phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ...; với các phương pháp này, tác giả cho rằng không thể xác định bản chất sự biến động của các chỉ tiêu HQKD mà chỉ quan sát được sự thay đổi bề ngoài để từ đó tác giả trình bày những ưu điểm, hạn chế của Công ty, tìm ra nguyên nhân để xây dựng các giải pháp nâng cao HQKD tại Công ty TNHH Tân Phước trong chương 3.

70

CHƢƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TÂN PHƢỚC

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH

Có thể thấy rằng, phân tích HQKD có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân DN, giúp DN có những quyết sách hợp lý để đạt được mục tiêu kết quả kinh doanh cao nhất. Chính vì vậy, hoàn thiện hoạt động phân tích HQKD trong các DN chế biến gỗ xuất khẩu nói chung và Công ty TNHH Tân Phước nói riêng là hết sức cần thiết. Căn cứ trên những đánh giá về thực trạng phân tích HQKD tại Công ty TNHH Tân Phước tác giả đề xuất một số quan điểm có tính chất định hướng cho việc hoàn thiện phân tích HQKD tại Công ty TNHH Tân Phước như sau:

- Công ty phải xây dựng kế hoạch công tác tổ chức phân tích HQKD một cách khoa học, tổ chức theo một quy trình hợp lý.

- Công ty cần phải lựa chọn các phương pháp phân tích HQKD phù hợp như: phương pháp loại trừ, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp Dupont... thì kết quả phân tích sẽ chỉ ra được không chỉ xu hướng vận động của các chỉ tiêu phân tích mà cả bản chất và các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu.

- Công ty cần phải sử dụng nguồn thông tin phục vụ phân tích cả bên trong và bên ngoài Công ty, có như vậy mới đảm bảo tính khách quan và nguồn thông tin phục vụ phân tích. Đồng thời, hệ thống hóa hệ thống thông tin kế toán bằng một quy trình phù hợp từ khâu nhập xuất kho nguyên vật liệu, công đoạn sản xuất, bán hàng, tiền lương,... ở các phòng ban, nhằm tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất lao động, làm giảm giá thành sản phẩm,

71

nâng cao năng lực cạnh tranh để nâng cao HQKD. Hằng năm, các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,… của Công ty cần phải được tổ chức kiểm toán có uy tín kiểm toán nhằm nâng cao sự minh bạch của các thông tin kế toán đồng thời hỗ trợ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của nguồn thông tin phục vụ phân tích.

- Trong tương lai, Công ty xây dựng nội dung phân tích HQKD một cách đầy đủ gồm: phân tích khái quát HQKD qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích hiệu suất sử dụng chi phí hay các yếu tố đầu vào, phân tích sức sinh lợi của chi phí hay các yếu tố đầu vào và phân tích hiệu quả xã hội.

- Công ty cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích HQKD một cách khoa học, chuẩn hóa, thống nhất nhằm phân tích được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phân tích HQKD. Công ty cần xác định các chỉ tiêu trọng yếu không thể bỏ qua khi tiến hành phân tích.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TÂN PHƢỚC. DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TÂN PHƢỚC.

3.2.1. Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích

Khi phân tích HQKD, các nhà phân tích có thể tiếp cận nhiều cách khác nhau. Qua quá trình tìm hiểu về thực trạng phân tích HQKD tại Công ty TNHH Tân Phước cho thấy Công ty chỉ mới tiến hành đánh giá sơ bộ về hoạt động kinh doanh của Công ty qua những chỉ tiêu phản ánh kết quả mà chưa tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của HQKD bằng nhiều chỉ tiêu thích hợp. Mặt khác, các chỉ tiêu phân tích tại Công ty còn quá sơ sài và qua loa, không phản ánh đúng bản chất của HQKD, đồng thời cũng chưa có những chỉ tiêu phù hợp với ngành nghề kinh doanh cần phân tích như: hiệu quả hàng tồn kho; hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn; hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn; các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu ROA, ROE, ROS….

72

đang phân tích, tác giả đề xuất thêm một số chỉ tiêu phân tích tại Công ty TNHH Tân Phước như sau:

Bảng 3.1: Bảng các chỉ tiêu phân tích HQKD tại Công ty TNHH Tân Phƣớc do tác giả đề xuất

Tên chỉ tiêu Công thức xác định

I. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động

1. Sức sản xuất của tài sản theo giá trị sản xuất .

Tổng giá trị sản xuất trong kỳ Tổng tài sản bình quân trong kỳ 2. Sức sản xuất của chi phí hoạt

động theo giá trị sản xuất .

Tổng giá trị sản xuất trong kỳ Tổng chi phí hoạt động trong kỳ 3. Sức sản xuất của giá vốn hàng bán

theo giá trị sản xuất

Tổng giá trị sản xuất trong kỳ Giá vốn hàng bán trong kỳ 4. Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu

theo giá trị sản xuất trong kỳ

Tổng giá trị sản xuất trong kỳ Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ

II. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu năng hoạt động

1. Vòng quay hàng tồn kho

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc Doanh thu thuần

Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ 2. Số ngày hay 1 vòng quay hàng tồn

kho

360

Vòng quay hàng tồn kho

3. Vòng quay khoản phải thu

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc Doanh thu thuần

Giá trị các khoản phải thu bình quân trong kỳ 4. Số ngày một vòng quay khoản

phải thu

360

Vòng quay khoản phải thu

5. Vòng quay khoản phải trả

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc Doanh thu thuần

Giá trị các khoản phải trả bình quân trong kỳ 6. Số ngày một vòng quay khoản

phải trả

360

73

7. Vòng quay tài sản ngắn hạn

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc Doanh thu thuần

Giá trị tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ 8. Số ngày một vòng quay tài sản

ngắn hạn

360

Vòng quay tài sản ngắn hạn

9. Vòng quay tài sản dài hạn

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu thuần

Giá trị tài sản dài hạn bình quân trong kỳ 10. Số ngày một vòng quay

Tài sản dài hạn

360

Vòng quay tài sản dài hạn

11. Vòng quay vốn chủ sở hữu

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu thuần

VCSH bình quân trong kỳ 12. Số ngày một vòng quay vốn chủ

sở hữu

360

Vòng quay vốn chủ sở hữu

III. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động

1. Sức sinh lời của Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần

2. Sức sinh lời của Tài sản Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản bình quân trong kỳ

3. Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ

4. Sức sinh lời của tài sản dài hạn Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản dài hạn bình quân trong kỳ

5. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế

VCSH bình quân trong kỳ

( Nguồn: tác giả từ đề xuất)

3.2.2. Hoàn thiện phƣơng pháp phân tích

Qua thực trạng phân tích HQKD tại Công ty TNHH Tân Phước, tác giả nhận thấy phương pháp phân tích phổ biến mà Công ty sử dụng để phân tích

74

là phương pháp so sánh giản đơn, phương pháp phân tích tỷ lệ,… những phương pháp này mặc dù cũng đã cho phép đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu HQKD nhưng chưa cho thấy được các nhân tố cụ thể tác động đến các chỉ tiêu. Để bổ sung một số phương pháp giúp hoạt động phân tích HQKD của Công ty diễn ra trôi chảy và đánh giá được đầy đủ, chính xác các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh tại Công ty, tác giả đề xuất Công ty nên sử dụng thêm một số phương pháp phân tích sau:

- Áp dụng phương pháp loại trừ: phương pháp này giúp các nhà phân tích có thể đánh giá tác động của từng nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích, từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn tân phước (Trang 74)