Quá trình tụ cư người Việt, người Hoa ở làng Chánh Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làng chánh thành từ năm 1715 đến năm 1932 (Trang 56 - 65)

7. Bố cục của luận văn

1.2.3. Quá trình tụ cư người Việt, người Hoa ở làng Chánh Thành

1.2.3.1. Người Việt:

Theo nhận định của GS. Phan Đại Doãn “Làng là cộng đồng dân cư tự nhiên được tập hợp theo quan hệ huyết thống, quan hệ địa vực, quan hệ nghề

nghiệp,…” [13, tr.18]. Trong suốt quá trình Nam tiến và phong kiến hóa 140

năm vùng đất phủ Qui Nhơn từ năm 1471 đến năm 1611, khi Nguyễn Văn Chánh tiến chiếm vùng đất Phú Yên bao trọn một vùng đất bao la, rộng lớn. Nhu cầu nhân lực khai phá vùng đất mới trở nên cấp bách và những lớp cư dân đầu tiên đến nơi đây bao gồm: nông dân nghèo, phạm nhân lưu đày “Viễn châu”, tù binh trong các cuộc giao tranh Trịnh – Nguyễn tập trung ở các năm 1648, 1655 được đưa đến thành lập các làng ở Phủ Qui Nhơn trong đó có tổ tiên của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ trên vùng đất Tây Sơn.

Tên làng trở thành vấn đề thiết yếu của cộng đồng, vì thế tên làng có thể đặt đồng thời với việc lập làng, có thể đặt sau nhưng luôn mang ý nghĩa sâu sắc, như gắn bó với vùng đất, thiên nhiên, sông núi, là sản phẩm kết tinh lao động cùng chung nghề nghiệp, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm,.v.v… song tựu chung phần nhiều tên làng nói lên ước vọng của người dân mong muốn cuộc sống thanh bình, thịnh vượng. Có làng ở nơi đất mới nhưng lấy tên gốc nơi “quê cha, đất tổ”, cơ cấu tổ chức theo một kết cấu thống nhất mang dấu ấn Đàng Ngoài cùng những biểu tượng truyền thống của làng xưa. Về hình thức lập làng Qui Nhơn, ngoài những đặc thù chung tương đồng làng xã Việt Nam còn có dấu ấn riêng gắn với quá trình khai hoang, lập ấp, cộng cư hòa huyết với người bản địa trong tiến trình Nam tiến của dân tộc ta.

Tìm hiểu địa danh Làng Vàng xứ - được nhắc đến thường xuyên ở các tài liệu văn khế ruộng đất thuộc thôn Xuân Quang dưới triều Nguyễn (nay thuộc phường Nguyễn Văn Cừ, Ngô Mây, TP. Qui Nhơn), cho

thấy tên Làng Vàng thuộc bộ tên Nôm và tương ứng tên địa danh Làng Vàng hiện nay ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ, như: Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Ninh, có sự tương đồng lịch sử trong tiến trình Nam tiến, khai hoang lập ấp cho vùng đất mới phương Nam.

Trong trí nhớ của cụ Đoàn Văn Trúc năm nay 85 tuổi, cũng như đối chiếu gia phả họ Đoàn (tổ tiên là Đoàn Thập) đến nay là đời thứ 8 sống trên vùng đất này và nếu ví trung bình mỗi đời là 30 năm thì họ Đoàn đã đến cư ngụ, khai hoang vào năm (1689) thập niên cuối thế kỉ thứ XVII, so sánh với thời điểm lập làng Xuân Quang, ta có thể suy luận thời điểm lập làng, tụ cư người Việt tại thôn Vĩnh Khánh phải có sớm hơn so với thời điểm năm 1709.

Rõ ràng hơn ở tầm quan trọng và mật độ dân cư tập trung ven chợ Thi

Nại “Năm Nhâm Tý (1792) nhà vua (Gia Long) thân đem châu sư đóng ở cửa

biển Thi Nại, thì đô đốc của giặc là Thành bỏ chạy, nhà vua đóng quân ở chợ

Thi Nại, phủ dụ nhân dân rồi rút quân về. Năm Quý Sửu (1793), đại binh lại tiến đánh Qui Nhơn, thuyền vua đóng ở cửa biển Thi Nại, sai Võ Tánh đánh

phá được bảo giặc ở chợ Thi Nại ”.[3, tr.161]

Song phải đến thế kỷ XVIII, XIX làng xã tại thôn Chánh Thành mới thực sự rõ nét khi Nước Mặn (thế kỷ XVII), Gò Bồi (thế kỷ XVIII) dần mất vai trò thương cảng, nguyên nhân Kẻ Thử (cửa Thử, cửa Cách Thử) liên tục bị bồi lấp; thị tứ Gò Bồi, phố Nước Mặn đi vào thế suy tàn không thể tránh khỏi, cửa biển Thi Nại vươn lên đáp ứng đầy đủ yêu cầu trao đổi buôn bán thương mại, thông thương các vùng miền trong nước cũng như với thương nhân nước ngoài, tạo tiền đề cư dân tập trung đông đúc ở các vùng đất ven đầm, ven cửa biển; địa danh xóm làng thôn Chánh Thành từ đó dần mở rộng: cửa Tấn, xóm Tấn, cầu Tấn, cửa Giã, xóm Giã, chợ Giã, chợ Chánh Thành, xóm Trường, cầu đá… ở thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, cùng lúc một đô thị cổ hình thành năm 1837 tại ấp Chánh Lộc

(tiền thân cho Chánh Thành sau này) có sự xuất hiện 139 hộ thuyền, với 31 họ khác nhau; họ Nguyễn chiếm cao nhất: 42 người; các họ Lê, Trần mỗi họ 17 người.

Đi đôi với phát triển không gian làng xã, các thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng dân gian được cư dân sở tại quan tâm, phục dựng: Đình làng thờ thành Hoàng làng, Tiền hiền, Hậu hiền; tín ngưỡng cư dân đi biển, đánh bắt thủy sản ven đầm Thi Nại, thờ Nam Hải thần ngư – Lăng Ông Nam Hải, Chùa Ông Nhiêu (1837); Thanh Minh miếu thờ vong hồn trôi dạt,… trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của cư dân làng Chánh Thành. Tuy nhiên để xác định dòng họ, cá nhân người Việt đến khai phá, lập làng buổi đầu của làng Chánh Thành đến nay vẫn chưa có tài liệu nào xác tín, rõ ràng.

1.2.3.2. Người Hoa:

Khác với quá trình tụ cư lập làng người Việt có khoảng thời gian tương đối dài, ổn định và gắn bó mật thiết “nơi chôn rau cắt rốn”. Về cơ bản người Hoa buổi đầu đến phủ Qui Nhơn ở thế kỷ XVII phần lớn vì thuận lợi cho hoạt động buôn bán, thương mại “đất lành chim đậu”, còn đó là đặc ân Chúa Nguyễn ở Đàng Trong tạo điều kiện cho những người Minh Hương sau thất bại phong trào “phản Thanh phục Minh” buộc phải rời bỏ quê hương đi tìm vùng đất mới tập trung đông đảo ở cuối thế kỷ XVII, còn có sự hậu thuẫn trong chính sách mở “nhu viễn nhân – mềm dẻo với người phương xa”, trường hợp ông La Xuân Kiều “Tổ của ông vốn người Phúc Kiến, cuối đời

Minh (1662) đến Quy Nhơn, rồi định cư ở Phù Cát…” [52, tr.135]; phỏng vấn

ông Quách Anh Việt, địa chỉ 140 Lê Hồng Phong, TP. Qui Nhơn và đối chiếu gia phả họ Quách đến nay là 14 đời; thủy tổ đầu tiên là ông Quách Tịnh Nương người Phúc Kiến, di cư sang Việt Nam theo dòng người Minh Hương, lập nghiệp định cư vùng An Thái (xã Nhơn Phúc, An Nhơn) bằng nghề bán thuốc cao đơn hoàn tán; cuối thế kỷ XIX đời thứ 4 ông Quách Hội Đồng

(1781 – 1865) chuyển toàn bộ gia đình đến vùng Thuận Nghĩa, Tây Sơn lập nghiệp, tậu ruộng đất, mở mang vùng trồng dâu, dệt lụa và trở thành người giàu nhất tỉnh Bình Định thời bấy giờ với độ giàu có “Tiền kho, bạc đống”, nhà văn Quách Tấn tác giả “Nước non Bình Định” gọi ông Quách Hội Đồng là ông cố, có nhắc: “Họ Quách trở nên giàu có là nhờ tài của ông cố tôi, Ông rất siêng năng lao động và có óc sáng kiến. Mọi việc trước khi đưa ra thi hành ông đều trù liệu cặn kẽ. Một khi thấy rõ sự lợi hại rồi thì quyết định ngay việc xúc tiến hay đình chỉ, không bao giờ ông làm việc trong trạng thái

do dự, nhờ đó hầu hết là thành công”.[60, tr.8-9].

Sự có mặt của người Hoa, với phương thức làm ăn mới lấy buôn bán trao đổi thương mại làm trọng tâm, tiến dần đến xóa bỏ cấu trúc kinh tế tư duy tiểu nông tự cung tự cấp thúc đẩy các thị tứ ra đời, phát triển phồn thịnh trên vùng đất mới Bình Định, như: An Thái, Đập Đá, Gò Găng, Bình Định ở thế kỷ XVIII – XIX và xu thế này phù hợp yêu cầu công cuộc khẩn hoang, mở đất tạo bàn đạp thế chiến lược tiến xuống phương Nam ở các đời Chúa Nguyễn. Ở giai đoạn buổi đầu các dòng họ người Hoa: Quách, Lý, Lâm, La,.. tập trung đông đảo đến phủ Qui Nhơn cư trú, sinh sống tạo nên sự phồn thịnh cho cảng thị Nước Mặn ở thế kỷ XVII, “Gia phả của họ Lâm Duy chép thủy tổ của họ này là Lâm Văn Hanh, người làng Khê Vĩ, Tam Thuận Lục Đô, huyện Nam An, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, rời nước năm Khang Hy thứ 18 (1679), đến Việt Nam năm Vĩnh Trị thứ 4, đời nhà Lê (1680). Lúc đầu đến Việt Nam, ông trú tại phố Nước Mặn, trang Vĩnh An, xã Minh Hương, huyện Tuy Viễn,

phủ Qui Nhơn…” [13, tr.92]

Khi Cảng thị Nước Mặn suy tàn, các thị tứ An Thái, Đập Đá, Gò Găng cùng với Gò Bồi như nét gạch nối duy trì cho sự phát triển, song không đáp ứng đầy đủ cho một vóc dáng “đô thị” trong một chiếc áo chật; lúc này Qui Nhơn sau giai đoạn binh lửa giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh, đến

đầu thế kỷ XIX, dân phiêu tán trở về thôn cũ quanh Qui Nhơn trong đó có thôn Vĩnh Khánh cũng dần được hồi phục. Những cư dân, Hoa thương các nơi lần chọn Qui Nhơn làm nơi sinh sống và buôn bán kinh doanh nhưng số lượng nhân khẩu không lớn; minh chứng trong danh sách 139 hộ thuyền đóng góp xây dựng miếu Quang Thánh đế quân tại ấp Chánh Lộc năm 1837, số lượng hộ thuyền người Hoa: 15 người chiếm tỷ lệ nhỏ 11% với các họ: La, Lâm, Mã, Lưu, Bành,… số tiền cúng không nhiều trung bình mỗi hộ thuyền là 01 quan (nhất quan). Thống kê: “Năm 1847, ở Bình Định có 7 Bang Hoa

Kiều, đặt 1 thuộc trưởng, được cấp một cái triện bằng gỗ” [52, tr.166]

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX người Hoa dần tập trung về Qui Nhơn sinh sống và dần hình thành các khu phố người Hoa, dọc theo các trục chính đường Gia Long (nay đường Trần Hưng Đạo), đường Bạch Đằng cùng các đường nhánh xương cá nối hai con đường này. Cộng đồng người Hoa thành lập các Bang, Hội mang tính tự trị cao cùng lúc tập trung xây dựng các hội sở, như: Triều Châu hội quán, Quỳnh Phủ hội quán, Quảng Đông hội quán, Phúc Kiến hội quán, Chùa Bà (Thiên Hậu Thánh Mẫu), Chùa Ông Bổn,.v.v.. mang đậm dấu ấn kiến trúc văn hóa đặc thù vùng miền người Hoa.

Khai thác ở lần điền dã thôn Xuân Quang (nay thuộc phường Nguyễn Văn Cừ, Ngô Mây, TP. Qui Nhơn). Theo lời kể của cụ Đoàn Văn Trúc (2014), trước năm 1945 có địa chủ Lâm Tăng Tân (con bá hộ Mười) là chi phái của họ Lâm ở thị tứ An Thái, An Nhơn, Bình Định “Từ đường họ Lâm do ông Lâm Tăng Thọ, đời thứ 9 lập năm Nhâm Tuất, Tự Đức thứ 15(1862) nay vẫn còn. Theo gia phả, thủy tổ của họ này là Lâm Liên Quang quê ở trang Tân An Tam Đô, huyện Đông Khê, phủ Thương Châu, tỉnh Phúc Kiến

sang Việt Nam vào cuối đời nhà Minh” [13, tr.92] cho thấy sự dịch chuyển cư

Tác phẩm LE ROYAUME D’ANNAM của tác giả M. A. Bounais; xuất bản tại Paris năm 1885, cư dân người Hoa hòa lẫn với cư dân người Việt ở Xóm Giã “Cảng Quin – Nhon, hay còn gọi là Thi-Nai mà chúng tôi nhìn thấy khoảng 5 dặm từ Hon-Dat, là một cảng mở cho người Châu Âu theo Hiệp ước ngày 15/03/1874. Chúng tôi nhìn thấy các tòa nhà lãnh sự của Pháp, một

pháo đài ở phía Đông, bên trái các tòa nhà là xóm Giã có người Hoa sinh

sống”.[62, tr.8]

Ở lần trùng tu “Quỳnh Phủ hội quán” năm 1915, liệt kê ở phần “Quỳnh Phủ khoáng kiến tự lạc quyên phương danh liệt hạ” với phần đông đóng góp cư dân người Hoa, khắc ghi 241 cá nhân và 41 thương hiệu ở nhiều lĩnh vực kinh doanh trải đều các huyện, bến thuyền trong và ngoài tỉnh Bình Định, cụ thể nội dung: (Xem phụ lục 13A, 13B )

+ Bến thuyền: Qui Nhơn, Bồng Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Diêu Trì, Tuy Phước, An Khê, Đồng Phó, Phú Phong, Diêu Trì, Lập Thạch, Tây Đê, Nga Giang… riêng bến thuyền Qui Nhơn thống kê có 96 người Hoa đóng góp, gồm các dòng họ: Hàn: 20 người, Diệp: 19 người, Phan: 12 người, Lâm: 4 người, Ngô: 7 người, Hồng: 3 người, Châu: 4 người, Tôn: 5 người, còn lại các họ Âu, Mao, Lưu, Mạc, Lương, Phùng, Diêu,… Hiệu buôn: Nghĩa Tín; Qui Nhơn vận luân hành (vận tải), ngoài ra còn có các hiệu buôn, công ty, nhà thuốc,… trên toàn tỉnh đóng góp:

+ Hiệu buôn: Lợi Sinh, Đạt Sinh, Đồng An, Hải Hưng

+ Hiệu thuốc Bắc: Vạn Xuân đường, Vạn Hòa đường, Thiên Hòa đường, Nhị Thiên đường

+ Tiệm thuốc: Chánh Đại, Tất Linh, Phúc Hưng, Ông Tiên, Tông Nguyên, Vạn Phúc, Đại Quang, Kiều Hưng, Phi Long, Nam Á, Vạn Quang,…

+ Tửu điếm (quán rượu): Phú Đô, Kiều Lợi + Phương Hưng cà phê

+ Hương liệu: Khánh Phong vị tinh + Công ty: Kiều Tinh công ty

+ Sắt thép: Thuận Các, Cẩm Thành, Vạn Thành, Diệp Nguyên + Đông Phương điện khí

+ Hải Dương ngư thủy hàng + Đại Đức hương trang

+ Nữ sĩ: 9 người ; phu nhân: 19 người

Theo nhận định tác phẩm L’Annam en 1906, Marseill – Samart, 1906

“Con số thống kê vào đầu thế kỷ này ở Quy Nhơn có 972 Hoa kiều buôn bán và người Pháp chủ yếu là quan chức và các nhà doanh nghiệp là 127 người”

[3, tr.202] và năm 1904 “nhập cảng bằng thuyền buồm Trung Quốc: Hàng

hóa lặt vặt 170,704 tấn trị giá 18.564 francs”[69, tr.16]. Như vậy các nhóm

cộng đồng người Hoa sống xen kẽ với cư dân người Việt trên vùng đất của hai thôn Chánh Thành và Cẩm Thượng, các cơ sở kiến trúc phố xá, cửa hàng, Hội quán người Hoa, chùa người Hoa bên cạnh chùa người Việt, cửa hàng và gia đình người Việt; cho thấy sự biến đổi sâu sắc về xã hội ở Qui Nhơn trong những năm cuối thế kỷ XIX và đến những năm 70 của thế kỷ XX, Trần Đình Thái qua tác phẩm “Ai có về Qui Nhơn” nhận xét: “Đường phố Gia - long lại 90% là người Tàu. Có thể nói Gia - long là một đường phố Tàu trên đất Việt”.[48, tr.23]

Tiểu kết chương 1

Làng Chánh Thành hình thành gắn liền với quá trình người Việt tụ cư, cộng cư cùng với cư dân bản địa, khai phá vùng đất mới Bình Định mở rộng về phương Nam “từ Cù Mông cho tới Bình Đê”- nay là tỉnh Bình Định với bề dày trầm tích truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời mang tích chất xác lập và liên tục từ thế kỷ XV.

Nơi đây, con người thời tiền sử - sơ sử có quá trình sinh sống liên tục. Nhiều dấu tích khảo cổ học từ thời đồ đá cũ, đồ đá mới đến thời kim khí và văn hỏa Sa Huỳnh đã minh chứng. Đến thế kỷ XV ngay từ buổi đầu thành lập phủ Hoài Nhơn (1471) đến phủ Qui Nhơn (1602) và sau hơn một thế kỷ mở đất người Việt đã vào lập làng cộng cư, hòa huyết với người bản địa gắn bó với nhau chung sức đồng lòng xây dựng quê hương mới.

Bình Định với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, cư dân nơi đây qua bàn tay lao động, chí can trường và lòng düng cảm, tinh thần cần cù sáng tạo đã biết vận dụng thế mạnh cùng với phương thức khai thác thích hợp các nguồn lực: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủ công, thương mại,… từng bước gắn kết tạo dựng đời sống vật chất, tinh thần cộng đồng ngày càng bền vững. Theo đánh giá của Lê Quý Đôn, ở Đàng Trong – Phủ Qui Nhơn, ở đây “thóc gạo không xiết kể, khách bắc buôn bán quen khen bao

không ngớt”, kinh tế hưng khởi tạo tiền đề cho các nghề thủ công ra đời, quan

hệ trao đổi hàng hóa giữa các vùng, miền trong nước và thương mại ngoại thương với nước ngoài được chú trọng phát triển, thúc đẩy tạo điều kiện ra đời các thị tứ sầm uất đặc biệt có cảng thị Nước Mặn (thế kỷ XVII), Gò Bồi (thế kỷ XVIII) sớm phát triển mạnh mẽ làm nền tảng cấu trúc cho đô thị Qui Nhơn ra đời ở thế kỷ XIX và Qui Nhơn hiện đại hôm nay.

Đô thị Qui Nhơn trong sự phát triển của hôm nay có phần quan trọng đóng góp to lớn của lớp lớp cư dân làng Chánh Thành vùng đất tụ cư chung đầu tiên có tên: thôn Vĩnh Khánh (1715), bao gồm ấp Cẩm Thượng và ấp Thượng Lộc, với phần đông cư dân chuyển dịch từ các thị tứ trong vùng của tỉnh Bình Định, như: An Thái, Đập Đá, Gò Găng, Nước Mặn, Gò Bồi cùng cư dân người Hoa đến đây sinh sống, làm ăn và mang theo nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo ở mỗi cộng đồng dân cư cùng được tôn trọng, phát triển. Theo phát triển thời gian, không gian sinh sống

buổi đầu ấp Thượng Lộc được mở rộng, phân cấp hành chính mạnh mẽ, cùng hệ thống quản lý ngày càng chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở làng xã dẫn tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làng chánh thành từ năm 1715 đến năm 1932 (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)