Đình làng Chánh Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làng chánh thành từ năm 1715 đến năm 1932 (Trang 89 - 93)

7. Bố cục của luận văn

3.1.1. Đình làng Chánh Thành

Từ quá trình tụ cư lập làng trên vùng đất mới “ đất lành chim đậu”, song vẫn bảo lưu nhiều hình thái văn hóa xã hội đặc trưng của làng xã Đàng Ngoài, làng Chánh Thành có đủ điều kiện hình thành, kết cấu nên cơ sở làng xã thủa

sơ khai theo một kết cấu thống nhất, cùng những biểu tượng truyền thống của làng xưa và như một tất yếu “có làng là có đình”, trong đó thờ thành hoàng ở đình làng là nét đặt trưng tín ngưỡng độc đáo của cư dân người Việt được bắt nguồn từ truyền thống thờ cúng tổ tiên được xem là “đạo nhà”, hòa quyện thống nhất ở tính tự trị - tự quản quy mô làng xã và sự quản lý của nhà nước quân chủ đem lại sự ổn định, ràng buộc cố kết thêm các riềng mối tại làng – xã.

Qua các nguồn tài liệu đình làng Chánh Thành đã có thời gian tồn tại rất lâu trước khi bị triệt hạ tiêu thổ kháng chiến trong kháng chiến chống Pháp năm 1947. Trong trí nhớ không còn được minh mẫn của cụ Hà năm nay 89 tuổi(2013), gia đình có ba đời làm thủ từ đình làng Chánh Thành thì khuôn viên đất đình làng xưa, nay là số 40 Phan Bội Châu – TP. Qui Nhơn (công ty TNHH Môi trường đô thị Qui Nhơn) ăn thông ra mặt đường Trần Hưng Đạo (đường Gia Long cũ) với mặt chính quay ra hướng đầm Thi Nại, cho biết:

“Trước khi bị triệt hạ nơi đây còn là nơi dạy học cấp tiểu học với các lớp Nhất, lớp Nhì…trước sân đình còn có cây Đa to, trong sân có nhiều cây gai lưỡi hổ… có kết cấu kiến trúc tiền đường, hậu tẩm và thờ tiền hiền, hậu hiền; hằng năm vào ngày mồng 1 tháng 2 âm lịch tổ chức cúng đình, thường có hát bội từ mồng 1 đến hết ngày mồng 3, sau đó đoàn hát bội được rước theo đường Lê Lợi bây giờ về hát tại Lăng Ông Nam Hải (Nam Hải thần ngư-

73A Nguyễn Huệ) từ mồng 4 đến hết ngày mồng 5 âm lịch”, những lễ tiết này,

trong Đồng Khánh dư địa chí ghi rõ “ Phong tục hai thôn Chánh Thành, Cẩm Thượng và ba tổng Quảng Nghiệp, Nhơn Ân, Dương Minh cũng giống phong

tục tổng An Nghĩa huyện Tuy Viễn”, được nhấn mạnh “Việc cưới xin tang tế

cùng các lễ tiết trong năm cũng giống như các huyện của phủ Hoài Nhơn, nhưng có phần trọng hậu hơn”.

Còn lại với thời gian vật chứng duy nhất khẳng định cho Đình làng Chánh Thành tồn tại trong lịch sử là bức sắc phong thần năm Khải Định thứ 9 (1924), song cũng có một số phận long đong, thất lạc, khi được trả về chốn cũ thì đình làng đã không còn, trước được gửi ở chùa Xá Vệ nay được cất giữ tại Đình Thanh Minh (trước gọi là miếu song do giữ sắc phong của Đình nên gọi là Đình Thanh Minh) thuộc Tổ20- Kv3- P.Trần Phú- TP.Qui Nhơn- Bình Định.

Dịch:

Sắc Bình Định tỉnh Tuy Phước phủ Chánh Thành thôn tòng tiền phụng sự bản cảnh thành hoàng tôn thần phúc đức thổ địa tôn thần nguyên tặng: Bảo An Chánh Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng tôn thần hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng tiết mông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự, tứ kim chánh trị trẫm tứ tuần đại khánh tiết kinh ban bửu chiếu đàm ân lễ long đăng trật quân chiếu gia tặng: Tĩnh Hậu Trung đẳng thần đặc chuẩn phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển khâm tai.

Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật Nghĩa:

Sắc cho thôn Chánh Thành, phủ Tuy Phước, tỉnh Bình Định theo trước phụng sự bản cảnh thành hoàng tôn thần, phúc đức thổ địa tôn thần, nguyên tặng: Bảo An Chánh Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng tôn thần, thần đã che chở cho nước, phù hộ cho dân từ trước đã linh ứng, ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng thờ. Nay thời thịnh trực nhân mừng thọ vua tứ tuần đại khánh, theo khánh tiết triều đình ra chiếu ban ơn, lễ nghi long trọng đăng trật theo đó gia tặng: Tĩnh Hậu Trung đẳng thần, đặc chuẩn phụng thờ theo điển lễ của triều đình. Hãy noi theo.

Khải Định năm thứ 9(1924), tháng 7 ngày 25

Hoàng Bình dịch

Thông qua bản dịch, nhận định rằng đình làng Chánh Thành có trước đó đã lâu và khẳng định đình làng không chỉ có 01 bản sắc phong thần năm Khải Định thứ 9(1924) mà còn có thêm 01 bản sắc phong khác, trước đây đã được phong tặng: Bảo An Chánh Trực Hữu Thiện Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng tôn thần.

Làng Chánh Thành cùng với không gian đình làng Chánh Thành xưa chỉ còn lại tên gọi trong lịch sử, được hòa quyện trong lòng thành phố như một

phần tất yếu, kết cấu linh hồn cho diện mạo đô thị Qui Nhơn hiện đại ngày nay. [Xem phụ lục 3]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làng chánh thành từ năm 1715 đến năm 1932 (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)